Rộ lên trào lưu chơi băng cát-sét cũ ở Nhật Bản

Gần đây, tại các cửa hàng bán đồ điện tử mới hoặc buôn đồ cũ tại nhiều nơi ở Nhật Bản, nhiều người bất ngờ khi phát hiện ra việc những hộp băng cassette có thể ghi âm, loại thường được sử dụng từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 2000, được xếp trên giá bán. Và chúng thậm chí thường được dán nhãn giá đặc biệt cao, so với giá bán trong thời kỳ hoàng kim của chính mình.

-16124303589021662532538.jpg


"Tất cả các băng cát-sét đều bị tranh mua hết!", một người dùng chụp lại ảnh kệ hàng đăng trên mạng xã hội Twitter.


Về cơ bản, thứ đang được săn tìm này chính là loại băng Type IV, được sử dụng trong các mục đích ghi âm và có khả năng tạo ra chất lượng âm thanh tốt nhất. Chúng vốn là lựa chọn đắt tiền ngay cả ở thời kỳ đỉnh cao khi băng cassette vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, khi đó tại Nhật Bản, chúng cũng chỉ có giá bán vài trăm hoặc có thể là 1.000 cho một hộp. Còn giờ đây, chúng đang được săn tìm với giá hơn 1.000 yên (khoảng 10 USD) cho một cuốn băng chưa sử dụng.

-1612430382035368503422.jpg
-1612430399513907889611.jpg

Một người dùng Twitter khoe bộ sưu tập hơn 100 cuộn băng cát-sét chưa sử dụng.


Băng cát-sét bắt đầu được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1966, do hãng Maxell đứng đầu. Chúng trở nên cực kỳ phổ biến vì tính dễ sử dụng và tính di động. Mọi người có thể mang chúng theo bên người và nghe nhạc thông qua các thiết bị cầm tay hoặc đài cỡ nhỏ, hay thậm chí là cỡ lớn. Năm 1979, chúng lại càng trở nên phổ biến hơn khi Sony bắt đầu bán máy nghe nhạc bằng băng cát-sét di động mang tên Walkman.

Năm hoàng kim của băng cát-sét là 1989, khi hãng đạt doanh số hơn 500 triệu chiếc

-16124304236192051928600.jpg


Với băng cát-sét cao cấp nhất Type IV, đáng buồn thay, việc sản xuất loại băng này đã bị ngừng vào năm 2001. Maxell hiện là nhà phân phối băng cát-sét duy nhất còn tồn tại ở Nhật Bản, với mức bán ra khoảng 8.000.000 băng (loại thường Type I) mỗi năm.

Tuy nhiên, gần đây, có lẽ một phần vì sự khan hiếm của chúng, băng cát-sét lại bất ngờ trở nên phổ biến trở lại. Việc được trải nghiệm khía cạnh xúc giác khi cầm một phiên bản phát hành vật lý trong tay và thưởng thức âm thanh hơi không hoàn hảo được ghi lại trên các cuộn băng này đã tạo ra một đội ngũ người hâm mộ cuồng nhiệt, cả trẻ lẫn già. Một số ca sĩ Nhật Bản thậm chí còn phát hành bài hát mới của mình ở phiên bản đặc biệt là băng cát-sét. Một số bộ phim khi ra mắt cũng tặng kèm bài hát ca khúc chủ đề thu trên băng cát-sét.

-1612430436016583418260.jpg


Ai Furihata , một ca sĩ kiêm diễn viên lồng tiếng, đã phát hành album mới của mình trên định dạng băng cassette.


Có thể nói trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển, không có gì ngạc nhiên khi một số người hâm mộ âm nhạc tận tâm lại muốn lưu giữ những dấu tích nhỏ bé này của quá khứ - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Biết đâu trong 20 năm nữa, chúng ta sẽ chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của những chiếc iPod cổ điển? Hãy chờ xem!

Tham khảo Soranews24

Theo Genk
 

Hướng dẫn sử dụng

XenForo 1 XenForo 2
Translate by PVS

Dịch vụ XenForo của VNXF

Mr. Tuấn

Mobile/Zalo: 0988 488 096

Telegram: bluekpro

Email: [email protected]

Nhà Tài Trợ

Mút Xốp Không Gian
pallet Thịnh Phát
Top Bottom