Trung Quốc công bố ý tưởng về thiết bị không gian mới, nhưng video giới thiệu lại 'hao hao' Starship của SpaceX

Cuối tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm "Ngày Không gian Quốc gia" lần thứ sáu tại Nam Kinh, một thành phố ở phía đông của đất nước. Là một phần của lễ hội, các quan chức ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc đã nhấn mạnh sự thành công của sứ mệnh Thường Nga 5 khi mang về các mẫu đất đã từ Mặt trăng. Đồng thời, các quan chức cũng công bố tên của tàu thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc, Zhurong (hay Chúc Dung), dự kiến sẽ hạ cánh trên Mặt trăng vào tháng 5 tới.

Tại một gian hàng được điều hành bởi nhà sản xuất tên lửa hàng đầu của nước này, Học viện Công nghệ Xe phóng Trung Quốc, cũng giới thiệu một sản phẩm tiềm năng là phương tiện vận chuyển trong quỹ đạo phụ của Trái đất theo hình thức từ điểm tới điểm (Point-to-point sub-orbital). Đây là một khái niệm trong đó một phương tiện phóng từ Trái đất, bay vào không gian dưới quỹ đạo và hạ cánh xuống khu vực cách nửa vòng trái đất trong vòng chưa đầy một giờ.

Đoạn video quảng cáo sau đó được quay và chia sẻ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, cho thấy hai khái niệm khác nhau để đạt được các chuyến bay chở khách dưới quỹ đạo, thứ có thể sẽ đưa vào trải nghiệm thực tế trong khoảng hai thập kỷ nữa kể từ bây giờ.


Video ý tưởng tàu vũ trụ của Trung Quốc


Nhưng điều thú vị là ý tưởng đầu tiên của nó, khiến nhiều người xem nhanh chóng liên tưởng tới phương tiện Starship của SpaceX. Nó cho thấy một phương tiện lớn có khả năng cất cánh thẳng đứng và hạ cánh thẳng đứng.

Mẫu concept này gây chú ý không chỉ ở vẻ ngoài giống với Starship - "ngoại thất" của tên lửa sáng bóng, giống như cấu trúc thép không gỉ của Starship - mà giai đoạn đầu tiên và thứ hai khi tách tên lửa cũng tương tự nhau.


Video giới thiệu ý tưởng Starship "Earth to Earth" của SpaceX năm 2017.


Mặc dù Starship chủ yếu được quảng cáo là phương tiện đưa con người lên Mặt trăng và Sao Hỏa, SpaceX cũng đã phát triển một khái niệm về phương tiên Point-to-point. Cụ thể, vào tháng 9/2017, SpaceX lần đầu tiên công bố khái niệm "Earth to Earth". Một video được phát hành vào thời điểm đó cho thấy thời gian bay dưới quỹ đạo trên tàu Starship từ thành phố New York đến Thượng Hải chỉ trong 39 phút và quảng cáo khả năng của nó là "tới bất kỳ nơi nào trên Trái đất trong vòng chưa đầy một giờ".

photo-1-16195125450431213674464.png
photo-1-1619512693557558865963.png

Phương tiên bay của Trung Quốc cũng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng giống Starship.

photo-1-16195126001721801371320.png
photo-1-16195128029751004589074.jpg

"Vây" của tên lửa Trung Quốc (ảnh Trái) của ở vị trí tương đồng với "vây chỉnh hướng" của Starship (ảnh phải).

photo-1-1619512633745180364257.png


Giai đoạn tách đầu tiên cũng "trùng hợp" với video năm 2017 của SpaceX một cách kỳ lạ.


Còn ý tưởng phương tiện point-to-point thứ hai trong video của công ty Trung Quốc cho thấy một phương tiện có thể cất cánh ngang, hạ cánh ngang bằng cách sử dụng một số loại máy phóng điện từ.

Cả hai ý tưởng trên đều nằm trong kế hoạch đã được công bố trước đây của Trung Quốc nhằm phát triển hình thức giao thông vận tải theo dạng từ điểm tới điểm trên phạm vi toàn cầu vào năm 2045. Theo mục tiêu của kế hoạch dài hạn này, ngành công nghiệp Trung Quốc sẽ bắt đầu vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu thông qua các chuyến bay ở quỹ đạo phụ vào năm 2035 và vận chuyển hành khách vào năm 2045 .

Đây không phải là lần đầu tiên chương trình vũ trụ của Trung Quốc lấy cảm hứng từ SpaceX. Quốc gia này đã theo dõi công ty do Elon Musk sáng lập ngay từ những ngày đầu, đặc biệt là quan tâm đến kế hoạch tái sử dụng tên lửa giai đoạn đầu của SpaceX. Trong lần ra mắt đầu tiên của công ty vào năm 2006, họ cũng đưa ra ý tưởng về việc phát triển một chiếc tàu do thám vũ trụ của Trung Quốc ở trong một khu vực hẻo lánh trên đại dương, giống như cách SpaceX đã chọn nơi để phát triển nguyên mẫu tên lửa Falcon 1.

photo-1-16195135694801595173126.png


Trung Quốc đã "mô phỏng" con đường phát triển của tên lửa SpaceX ngay từ những ngày đầu.


Gần đây hơn, vào năm 2019, tên lửa Trường Chinh 2C của Trung Quốc đã thử nghiệm các "vây lưới" để điều khiển hướng bay, giống như loại "vây lưới" được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên của tên lửa Falcon 9. Trung Quốc cũng dự định phát triển tên lửa Trường Chinh 8 bằng cách cho nó hạ cánh trên các nền tảng trên biển, giống như tên lửa đẩy Falcon 9 đã thực hiện. Tất nhiên không chỉ công ty này mà các công ty bán tư nhân khác của Trung Quốc như LinkSpace và Galactic Energy dường như cũng đang bắt chước các công nghệ phóng tên lửa của SpaceX.

Không rõ liệu Trung Quốc có phát triển một phương tiện giống tàu Starship để vận chuyển liên hành tinh hay không. Nhưng nếu điều đó thành sự thật, nhiều người sẽ không quá ngạc nhiên. Hiện tại, quốc gia này có kế hoạch phát triển một thiết bị phóng có khả năng vận chuyển siêu nặng, được gọi là tên lửa Trường Chinh 9. Và "vô tình", nó cũng có thiết kế là một tên lửa đẩy ba lõi, tương tự như tên lửa Falcon Heavy của SpaceX.

Tham khảo arstechnica

Theo Genk
 
Back
Top