PCO
FirstSergeant
- Tham gia
- 16/03/2015
- Bài viết
- 1,269
- Được Like
- 235
Điểm khác biệt của Android so với iOS hay Windows Phone, đó chính là tính "mở" của hệ thống. Ưu điểm này cũng khiến các thiết bị Android có nguy cơ bị dính các ứng dụng độc hại, virus, sâu máy tính (worm), trojan cho đến phần mềm gián điệp (spyware), trình quảng cáo (adware) và nhiều thứ khác tương tự như trên máy tính. Đừng bao giờ nghĩ rằng thiết bị của mình chẳng có gì đáng giá, hãy nhớ các thông tin tài khoản Google, Facebook hay ngân hàng điện tử đều rất quan trọng.
Sau đây là những kinh nghiệm cần lưu ý trong quá trình sử dụng thiết bị Android, nó sẽ giúp bạn hạn chế sự tấn công từ các mối nguy hại nói trên.
1. Hạn chế cài ứng dụng không phải của Google Play
Việc Android cho phép cài các ứng dụng bên ngoài không phải từ kho ứng dụng Google Play giúp bạn tận dụng được các ứng dụng bẻ khóa, ứng dụng lậu. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng này thường cài các phần mềm chứa mã độc, vì chúng không thông qua Google Play nên không hề được kiểm duyệt, cũng không thông qua hệ thống lọc mã độc mà Google áp dụng cho cửa hàng trực tuyến. Các tin tặc cũng thường chèn mã độc vào các ứng dụng bẻ khóa để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng, nhắn tin hay thực hiện cuộc gọi trái phép, thậm chí còn kiểm soát được thiết bị của chúng ta từ xa.
Nếu bạn muốn cài ứng dụng thông qua Google Play, bạn vào Settings (Cài đặt) > Security (Bảo mật) > mục Device Administration (Trình quản lý thiết bị) > bỏ chọn ô Unknown sources (Không rõ nguồn gốc).
2. Đọc kĩ permission của ứng dụng
Permission có thế hiểu là tập hợp các "quyền" mà bạn cho phép ứng dụng dùng để đảm bảo hoạt động của nó. Ví dụ ứng dụng Camera 360 cần vào máy ảnh hay thư viện... Nghe có vẻ đơn giản và bạn thường ít chú ý đến phần này và chọn chấp nhận, đó cũng chính là nơi để các kẻ xấu lợi dụng. Bạn nghĩ sao khi một ứng dụng ghi chú lại cần đến quyền thực hiện cuộc gọi và nhắn tin? Vì vậy, bạn hãy xem kĩ các "quyền" mà ứng dụng có thể thực hiện trước khi bạn nhấn nút cài đặt.
3. Ứng dụng giả mạo trên Google Play
Bạn nên biết rằng dù các ứng dụng trên Google Play đã được kiểm tra những vẫn khá nhiều các ứng dụng giả mạo vượt qua được vòng bảo vệ này. Bạn nên lựa chọn cẩn thận bởi những ứng dụng giả mạo thường có nguy cơ chứa nhiều mã độc không tốt cho thiết bị. Một số ứng dụng thường bị giả mạo là các ứng dụng nổi tiếng hay các game đang "hot", do đó các bạn hãy lưu ý đọc kĩ thông tin về lập trình viên cũng như các bình luận bên dưới trước khi cài ứng dụng.
4. Cập nhật ứng dụng thường xuyên
Bạn có biết, việc các hãng sản xuất tung ra bản cập nhật phần mềm là để sửa lỗi, khắc phục các hạn chế còn tồn tại và bổ sung những tính năng mới. Hầu hết sau khi bạn cập nhật thì các ứng dụng sẽ chạy nhanh hơn và đôi khi ứng dụng sẽ có một giao diện mới hoàn toàn. Và quan trọng nhất, các đợt cập nhật sẽ sửa các lỗi bảo mật của ứng dụng. Bạn hãy cập nhật thường xuyên để đảm bảo an toàn hơn cho thiết bị của mình.
5. Ứng dụng tìm và diệt virus
Đây được xem là một giải pháp mà bạn có thể lựa chon để chống lại malware và tăng cường tính bảo mật cho thiết bị di động. Những ứng dụng diệt virus trên Android có rất nhiều, từ có phí lẫn miễn phí, từ những tên tuổi lớn như Norton, Kaspersky... hay những công ty nhỏ hơn như Lookout, Comodo, BKAV... Các ứng dụng này sẽ phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn đó để ngăn chạn. Tuy nhiên, cũng như trên máy tính, các ứng dụng diệt virus có thể làm máy bạn bị chậm vì chúng thường xuyên và chiếm khá nhiều tài nguyên thiết bị do chạy ngầm.
Lưu ý: Bạn chỉ nên cài các ứng dụng diệt virus từ hãng nổi tiếng được nhiều người sử dụng, vì hiện nay có rất nhiều ứng dụng diệt virus giả mạo.
Nguồn: Thegioididong
Sau đây là những kinh nghiệm cần lưu ý trong quá trình sử dụng thiết bị Android, nó sẽ giúp bạn hạn chế sự tấn công từ các mối nguy hại nói trên.
1. Hạn chế cài ứng dụng không phải của Google Play
Việc Android cho phép cài các ứng dụng bên ngoài không phải từ kho ứng dụng Google Play giúp bạn tận dụng được các ứng dụng bẻ khóa, ứng dụng lậu. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng này thường cài các phần mềm chứa mã độc, vì chúng không thông qua Google Play nên không hề được kiểm duyệt, cũng không thông qua hệ thống lọc mã độc mà Google áp dụng cho cửa hàng trực tuyến. Các tin tặc cũng thường chèn mã độc vào các ứng dụng bẻ khóa để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng, nhắn tin hay thực hiện cuộc gọi trái phép, thậm chí còn kiểm soát được thiết bị của chúng ta từ xa.
Nếu bạn muốn cài ứng dụng thông qua Google Play, bạn vào Settings (Cài đặt) > Security (Bảo mật) > mục Device Administration (Trình quản lý thiết bị) > bỏ chọn ô Unknown sources (Không rõ nguồn gốc).
2. Đọc kĩ permission của ứng dụng
Permission có thế hiểu là tập hợp các "quyền" mà bạn cho phép ứng dụng dùng để đảm bảo hoạt động của nó. Ví dụ ứng dụng Camera 360 cần vào máy ảnh hay thư viện... Nghe có vẻ đơn giản và bạn thường ít chú ý đến phần này và chọn chấp nhận, đó cũng chính là nơi để các kẻ xấu lợi dụng. Bạn nghĩ sao khi một ứng dụng ghi chú lại cần đến quyền thực hiện cuộc gọi và nhắn tin? Vì vậy, bạn hãy xem kĩ các "quyền" mà ứng dụng có thể thực hiện trước khi bạn nhấn nút cài đặt.
3. Ứng dụng giả mạo trên Google Play
Bạn nên biết rằng dù các ứng dụng trên Google Play đã được kiểm tra những vẫn khá nhiều các ứng dụng giả mạo vượt qua được vòng bảo vệ này. Bạn nên lựa chọn cẩn thận bởi những ứng dụng giả mạo thường có nguy cơ chứa nhiều mã độc không tốt cho thiết bị. Một số ứng dụng thường bị giả mạo là các ứng dụng nổi tiếng hay các game đang "hot", do đó các bạn hãy lưu ý đọc kĩ thông tin về lập trình viên cũng như các bình luận bên dưới trước khi cài ứng dụng.
4. Cập nhật ứng dụng thường xuyên
Bạn có biết, việc các hãng sản xuất tung ra bản cập nhật phần mềm là để sửa lỗi, khắc phục các hạn chế còn tồn tại và bổ sung những tính năng mới. Hầu hết sau khi bạn cập nhật thì các ứng dụng sẽ chạy nhanh hơn và đôi khi ứng dụng sẽ có một giao diện mới hoàn toàn. Và quan trọng nhất, các đợt cập nhật sẽ sửa các lỗi bảo mật của ứng dụng. Bạn hãy cập nhật thường xuyên để đảm bảo an toàn hơn cho thiết bị của mình.
5. Ứng dụng tìm và diệt virus
Đây được xem là một giải pháp mà bạn có thể lựa chon để chống lại malware và tăng cường tính bảo mật cho thiết bị di động. Những ứng dụng diệt virus trên Android có rất nhiều, từ có phí lẫn miễn phí, từ những tên tuổi lớn như Norton, Kaspersky... hay những công ty nhỏ hơn như Lookout, Comodo, BKAV... Các ứng dụng này sẽ phát hiện kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn đó để ngăn chạn. Tuy nhiên, cũng như trên máy tính, các ứng dụng diệt virus có thể làm máy bạn bị chậm vì chúng thường xuyên và chiếm khá nhiều tài nguyên thiết bị do chạy ngầm.
Lưu ý: Bạn chỉ nên cài các ứng dụng diệt virus từ hãng nổi tiếng được nhiều người sử dụng, vì hiện nay có rất nhiều ứng dụng diệt virus giả mạo.
Nguồn: Thegioididong
Đính kèm
Bài viết liên quan
Bài viết mới