Bạn có biết vì sao điện thoại, smartphone Trung Quốc có giá cực rẻ?

mi-max-case_800x450.jpg

Thị trường smartphone Android ngày càng cạnh tranh khốc liệt, do sự phổ biến của các hãng di động đến từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất này luôn tung chiêu phá giá nhằm hút khách hơn. Nhưng sao họ có thể làm được điều đó khi cấu hình thiết bị của họ ngang ngửa hoặc thậm chí nổi trội hơn các thương hiệu khác?

Trong khi những cái tên như OnePlus, Meizu, Xiaomi luôn gây chú ý với những mẫu smartphone cấu hình cao cấp kèm giá phải chăng tại thị trường nội địa Trung Quốc, thì Huawei lại "chán quê" thích "đổi đời" ở đất Mỹ và châu Âu với dòng smartphone cao cấp giá cao.

Vậy đâu là lợi thế giúp các hãng di động Trung Quốc có thể bán phá giá smartphone để đối đầu trực tiếp với các "đại gia" công nghệ đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ?

Cược lớn với linh kiện ngoại nhập

Hiện tại, các linh kiện cốt lõi và đắt giá nhất trên smartphone đều nhập hàng từ nước ngoài về, thay vì đặt mua ở trong nước.

Cụ thể hơn, bộ vi xử lý Snapdragon của Qualcomm có trụ sở tại Mỹ, MediaTek tại Đài Loan, và Exynos của Samsung ở Hàn Quốc. Trong khi đó, các xưởng đúc bán dẫn lớn từ TSMC có trụ sở tại Đài Loan, còn Hynix ở Hàn Quốc.

Nhiều hãng sản xuất chip nhớ cũng có trụ sở tại các nước vừa nêu, và mô-đun máy ảnh IMX của Sony được sản xuất tại Nhật Bản. Ngay cả nhà sản xuất chất bán dẫn HiSilicon của Huawei cũng nhập chip từ TSMC về xài.

Nhìn chung, các thương hiệu Trung Quốc chỉ tập trung sản xuất màn hình, pin và lắp ráp mà thôi. Theo đó, công nghệ màn hình được xem là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.

xiaomi-mi-mix-review_800x538.jpg

Các hãng smartphone Trung Quốc rất chuộng màn hình LCD
Các nhà sản xuất khác nhau sẽ phải lựa chọn giữa màn hình AMOLED hay LCD, đôi khi các smartphone giá rẻ hơn sẽ chọn độ phân giải 1.080p thay vì 1.440p. Bởi thực tế, chuẩn Full HD đã đủ mang đến khả năng hiển thị nội dung sống động trên kích thước màn hình từ 5.5 inch trở xuống.

Trong năm Q1/2016, chi phí sản xuất màn hình AMOLED và LCD cho mỗi smartphone 5 inch Full HD, lần lượt là 14,30 USD và 14,60 USD. Bạn không đọc nhầm và cũng chẳng phải lỗi đánh máy của tác giả đâu, mà thực tế bắt đầu từ năm ngoái, màn hình AMOLED của Samsung đã có giá thành "dễ chịu" hơn trước.

Đặc biệt, việc xây dựng thêm cơ sở sản xuất màn hình AMOLED mới, hứa hẹn sẽ là cơ hội quan trọng giúp Samsung tiếp tục hạ giá thành và giữ vị thế hàng đầu trong ngành.

Về phía các nhà sản xuất Trung Quốc thường chọn màn hình LCD cho hầu hết phân khúc smartphone của họ (trước mắt là thế). Bên cạnh đó, các thương hiệu khác cũng ưu tiên công nghệ màn hình này cho sản phẩm của họ như dòng Sony Xperia, HTC 10, LG G5, V20 và iPhone 7.

Khi nhắc đến cấu hình phần cứng smartphone Trung Quốc, hầu như đều sánh ngang với các thiết bị được sản xuất ở nước ngoài. Một số flagship tự hào khi được bổ sung thêm một vài tính năng đặc biệt, nhưng sự khác biệt trong chi phí nguyên liệu không tạo thành khoảng cách quá lớn về giá giữa các smartphone.

Hay chính chi phí sản xuất mới là nguyên nhân? Dưới đây là danh sách nơi đặt nhà máy sản xuất của một số thương hiệu smartphone nổi tiếng nhất hiện nay:
  • Samsung: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia
  • Apple: Trung Quốc, Ấn Độ (dự kiến)
  • Sony: Trung Quốc, Thái Lan
  • HTC: Đài Loan
  • LG: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ
  • OPPO, OnePlus, Vivo: Trung Quốc
  • Huawei: Trung Quốc, Ấn Độ.
samsung-vn_800x450.jpg

Nhà máy Samsung tại Việt Nam
Như các bạn thấy đó, duy nhất chỉ có HTC là ngoại lệ đặt nhà máy ở Đài Loan, còn tất cả nhà sản xuất smartphone Android nêu trên đều "tạo việc làm cho công nhân" của Trung Quốc, với các thành phần được nhập khẩu từ nước ngoài, chứng tỏ sự khác biệt trong chi phí sản xuất là không đáng kể (dao động từ 5 đến 10 USD).

Nghiên cứu của Deloitte về khả năng cạnh tranh sản xuất toàn cầu đã giải thích vì sao và làm thế nào Trung Quốc là trung tâm của các hoạt động sản xuất. Theo dữ liệu có được, Trung Quốc và Mỹ giữ vị trí số 1 và 2 trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI - Global Competitiveness Index), còn Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tương ứng với vị trí số 4, 5 và 7.

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có công nghệ cao, tay nghề giỏi để tạo ra lượng hàng xuất khẩu lớn, bao gồm cả các linh kiện điện tử. Trong khi đó, Trung Quốc tập trung nhân công tay nghề thấp, dù sở hữu ít công nghệ cao. Vì vậy, Trung Quốc là nơi phù hợp để tập trung sản xuất với chi phí rẻ nhằm tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh chứ không phải các linh kiện phức tạp.

Các nhà máy Trung Quốc thường lấy chi phí thấp hơn so với các nhà máy của Mỹ, nhiều đơn đặt hàng lớn có thể sản xuất ở các nhà máy này để giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, việc mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo các đơn hàng lớn có thể được thực hiện bất cứ khi nào cần thiết và kịp thời, giúp đẩy chi phí xuống và hấp dẫn thêm nhiều đơn đặt hàng số lượng lớn khác.


Nguồn: TGDD​
 

Hướng dẫn sử dụng

XenForo 1 XenForo 2
Translate by PVS

Dịch vụ XenForo của VNXF

Mobile/Zalo: 0906081284

Telegram: anhanhxf

Chỉ nhận web nội dung lành mạnh

Nhà Tài Trợ

Mút Xốp Không Gian
Mút Sofa Không Gian
Top Bottom