PCO
FirstSergeant
- Tham gia
- 16/03/2015
- Bài viết
- 1,269
- Được Like
- 235
Card đồ họa là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ chiếc máy tính nào. Song song với CPU (đơn vị xử lý trung tâm) thì nâng cao hiệu suất làm việc của card đồ họa có thể giúp các ứng dụng và các trò chơi chạy mượt mà và nhanh hơn.
Có thể thấy, card đồ họa được tích hợp bộ nhớ RAM chuyên dụng cho phép trò chơi và các ứng dụng chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nếu laptop của bạn có cài đặt một card đồ họa rời thì hiệu suất hoạt động tốt hơn hẳn laptop sử dụng card đồ họa tích hợp trên mainboard, do đó cách tốt nhất để tăng hiệu suất hoạt động phần cứng của máy tính là... sử dụng một laptop có card đồ họa rời. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thiết lập trên vài phần mềm và tinh chỉnh để giúp các card đồ họa hoạt động tốt hơn.
1/ Card đồ họa "onboard":
Card đồ họa "onboard" hay còn gọi là card đồ họa tích hợp là một chip đồ họa được gắn trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính. Khi xem thông số một laptop, thông tin về card đồ họa này sẽ ghi "Intel HD Graphics", "GMA 4500HD"... nếu máy tính dùng vi xử lý Intel, còn trên máy tính dùng vi xử lý AMD thì chip đồ họa mang tên ATI/AMD (trước đây là hãng sản xuất card đồ họa ATI đã được AMD mua lại).
Thông số card đồ họa onboard Intel HD Graphics 4000
Đối với các máy tính đời cũ, card màn hình "onboard" được điều khiển bởi một chip tích hợp trên mainboard hoặc một phần của chipset cầu Bắc. Trong khi đó, card màn hình đời mới hiện nay được các nhà sản xuất tích hợp trực tiếp vào CPU mục đích làm tăng hiệu suất xử lý đồ họa và giảm nhiệt lượng tỏa ra khi hoạt động.
Vì card đồ họa onboard sử dụng một phần RAM hệ thống nên khi kiểm tra bạn sẽ thấy RAM thiếu hụt đi một ít. Có một số dòng máy tính có thể share khá nhiều RAM cho card đồ họa sử dụng (từ 750MB đến 1GB) nên để máy tính hoạt động trơn tru vừa thể hiện đồ họa, vừa chạy các ứng dụng thì bạn nên sắm ít nhất 4GB RAM cho laptop.
Về khía cạnh nâng cấp đồ họa, card đồ họa onboard trên laptop không giống như card đồ họa rời là chúng ta có thể "thoải mái" thay thế hoặc nâng cấp card khác. Trong hầu hết các máy tính xách tay, card đồ họa là không thể thay đổi. Chipset card đồ họa onboard được tích hợp vào "bo mạch" của hệ thống và không thể thay thế. Tuy nhiên, khi sử dụng trong game hoặc đồ họa cần cấu hình cao hơn mặc định, bạn có thể tăng tốc bằng cách điều chỉnh một chút như sau:
a/ Thiết lập đồ họa 3D:
Bất kỳ một chiếc máy tính xách tay nào cũng đều có driver card màn hình đi cùng và phần mềm quản lý kèm theo của nhà sản xuất. Với các dòng máy tính phổ thông hiện giờ đa số đều sử dụng card đồ họa onboard Intel.
Để tinh chỉnh cài đặt 3D bạn chuột phải (Right click) vào desktop ở vị trí bất kỳ (hoặc chuột phải vào biểu tượng Intel trên system tray – bên phải góc dưới màn hình), chọn Graphics Properties (Bạn chỉ có thể chọn được mục này khi đã cài đặt đầy đủ trình điều khiển (driver) cho card màn hình). Giao điện bảng điều khiển card màn hình Intel (Intel Graphics and Media Control Panel) hiện ra, bạn làm theo hình dưới đây:
Thiết lập đồ họa 3D
Nhấp chọn vào mục 3D bên tay trái, bạn sẽ thấy một thanh trượt 3D Preference có 2 tùy chỉnh cho phép bạn chọn lựa giữa hiệu suất (Performance) và chất lượng (Quality). Nếu bạn chọn hiệu suất (Performance) để nâng cao hiệu suất trong khi chơi game hoặc làm đồ họa thì khả năng trình diễn 3D sẽ giảm đi và ngược lại nếu bạn tăng khả năng 3D sẽ dẫn đến tốc độ khung hình (fps) chậm hơn và hiệu suất thay đổi. Nếu các bạn cần đồ họa để chơi game thì lời khuyên là bạn nên để hiệu suất > chất lượng.
b/ Tùy chỉnh thiết lập chung (Custom Settings):
1. Chất lượng (Quality) hình ảnh: Tinh chỉnh tùy chọn này sẽ làm sắc nét các điểm ảnh trong một vật thể nhưng sẽ làm chậm hiệu năng vì hình ảnh phải có thời gian phân giải. Còn như hình ảnh trên, bảng điều khiển đồ họa Intel HD, bạn có thể lựa chọn tăng hiệu suất và giảm chất lượng vật thể. Điều này cải thiện đáng kể hiệu năng đồ họa, mặc dù có kết quả hình ảnh sẽ bị mờ. Bạn có thể giữ nó trong chế độ cân bằng nếu bạn không muốn "khó chịu" sau mỗi lần tinh chỉnh.
2. Bộ lọc đẳng hướng (Anisotropic Filtering): Điều chỉnh chế độ đồ họa này sẽ cải thiện độ sắc nét và rõ ràng của đối tượng trong một trò chơi. Tốt nhất bạn chưa rõ về tùy chỉnh này thì có thể để chế độ "Application Settings".
3. Đồng bộ dọc (V-Sync): Khi chơi trò chơi đồ họa chuyên sâu, bạn có thể gặp những phân cảnh hình ảnh cần độ phân giải cao và tốc độ trình diễn nhanh. Điều này thường xảy ra khi tốc độ khung hình trong trò chơi video là cao hơn so với tốc độ làm tươi máy tính xách tay của bạn. Ví dụ: Hình ảnh bị "lắp, khựng" khi chơi một trò chơi bắn súng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người chơi. Để tránh hình ảnh bị lặp lại, bạn bật tính năng V-sync thông qua bảng điều khiển card đồ họa điều khiển.
(Lưu ý: bạn có thể luôn bật đồng bộ dọc khi bạn nhận thấy tốc độ khung hình mỗi giây (fps – frame per second) hơn tốc độ làm tươi màn hình của bạn và tắt nó đi nếu ngược lại).
Tùy chỉnh thiết lập chung (Custom Settings)
c/ Tăng tốc card đồ họa onboard bằng phần mềm ngoài:
- GMABooster: được xem là giải pháp tăng hiệu suất hoạt động đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho Intel® Graphics Media Accelerator series, bạn có thể sử dụng phần mềm này để tăng khả năng hoạt động của card đồ họa onboard lên đến 2.4x và là công cụ đắc lực cho những bạn nào thích trải nghiệm game 3D tiên tiến. Giải pháp không những tốt cho game 3D mà còn cải thiện được khả năng đồ họa khi bạn xem video HD, hoạt động mượt mà khi bạn xem Google Earth và một số các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp khác.
=> GMABooster cho phép điều chỉnh xung nhịp của chip Intel Graphics Media Accelerator 950 (945GM/GME/GMS/GSE943/940GML/GU Expres) lên 166/200/250/400 MHz và có tác dụng tức thì, và từ đó việc chơi các game sẽ trơn tru hơn.
(Phần mềm GMABooster là phần mềm miễn phí và hỗ trợ các hệ điều hành Windows, MacOS và Linux, bạn có thể sử dụng thoải mái mà không phải trả bất kỳ chi phí nào. Nếu bạn là người sử dụng thường xuyên phần mềm này thì bạn có thể đăng ký một tài khoản miễn phí trên trang web của nhà sản xuất để có thể được hỗ trợ những phiên bản mới nhất).
- Một phần mềm khác cũng được khá nhiều game thủ biết đến là phần mềm Razer Game Booster của hãng chuyên phần mềm iObit. Phần mềm này giúp đưa ra danh sách các game được cài đặt sẵn trên máy tính, bạn chỉ việc lựa chọn game nào bạn cần để tăng tốc đồ họa.
=> Để cấu hình những chương trình nào được chạy và những chương trình nào sẽ tắt khi chơi game, các bạn có thể vào Boost Settings để cài đặt. Trong danh sách hiện ra, những chương trình nào có dấu tick là những chương trình sẽ được tắt đi khi Razer Game Booster hoạt động, các bạn có thể tùy chỉnh tùy thích theo ý của mình, miễn sao là tiết kiệm được nhiều RAM và CPU nhất trong khi chơi game mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. Sau khi cài đặt xong thì nhấn Apply để hoàn tất.
(Phần mềm này cũng được cung cấp miễn phí. Bạn có thể lên "Google" để tìm kiếm và tải về các phần mềm này để trải nghiệm).
GMABooster
Razer Game Booster
*** Một số những lưu ý khác:
Ngoài những hướng dẫn trên, chúng ta cần quan tâm những điều kiện có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như hiệu suất đồ họa của laptop:
- Laptop nóng quá nhiệt do bụi bẩn làm kẹt các khe tản nhiệt, hoạt động CPU giảm dẫn tới việc hiệu suất đồ họa giảm. Bạn phải để ý làm sạch bo mạch chủ và các linh kiện bên trong sau một thời gian từ 3-6 tháng.
- Luôn cập nhật các trình điều khiển mới nhất. Bạn có thể tìm phiên bản driver mới thông qua Control Panel -> Device Manager -> Display Adapters -> Intel HD Graphics -> Update Driver Software nếu máy tính xách tay của bạn sử dụng chip Intel.
- Sử dụng các ứng dụng như CCleaner để thoát khỏi các chương trình, dịch vụ không mong muốn và vô hiệu hóa các mục khởi động không cần thiết. Những điều chỉnh đúng sẽ tối ưu hóa hiệu suất máy tính, cuối cùng dẫn đến việc trải nghiệm game mượt mà hơn.
Có thể thấy, card đồ họa được tích hợp bộ nhớ RAM chuyên dụng cho phép trò chơi và các ứng dụng chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nếu laptop của bạn có cài đặt một card đồ họa rời thì hiệu suất hoạt động tốt hơn hẳn laptop sử dụng card đồ họa tích hợp trên mainboard, do đó cách tốt nhất để tăng hiệu suất hoạt động phần cứng của máy tính là... sử dụng một laptop có card đồ họa rời. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thiết lập trên vài phần mềm và tinh chỉnh để giúp các card đồ họa hoạt động tốt hơn.
1/ Card đồ họa "onboard":
Card đồ họa "onboard" hay còn gọi là card đồ họa tích hợp là một chip đồ họa được gắn trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính. Khi xem thông số một laptop, thông tin về card đồ họa này sẽ ghi "Intel HD Graphics", "GMA 4500HD"... nếu máy tính dùng vi xử lý Intel, còn trên máy tính dùng vi xử lý AMD thì chip đồ họa mang tên ATI/AMD (trước đây là hãng sản xuất card đồ họa ATI đã được AMD mua lại).
Thông số card đồ họa onboard Intel HD Graphics 4000
Đối với các máy tính đời cũ, card màn hình "onboard" được điều khiển bởi một chip tích hợp trên mainboard hoặc một phần của chipset cầu Bắc. Trong khi đó, card màn hình đời mới hiện nay được các nhà sản xuất tích hợp trực tiếp vào CPU mục đích làm tăng hiệu suất xử lý đồ họa và giảm nhiệt lượng tỏa ra khi hoạt động.
Vì card đồ họa onboard sử dụng một phần RAM hệ thống nên khi kiểm tra bạn sẽ thấy RAM thiếu hụt đi một ít. Có một số dòng máy tính có thể share khá nhiều RAM cho card đồ họa sử dụng (từ 750MB đến 1GB) nên để máy tính hoạt động trơn tru vừa thể hiện đồ họa, vừa chạy các ứng dụng thì bạn nên sắm ít nhất 4GB RAM cho laptop.
Về khía cạnh nâng cấp đồ họa, card đồ họa onboard trên laptop không giống như card đồ họa rời là chúng ta có thể "thoải mái" thay thế hoặc nâng cấp card khác. Trong hầu hết các máy tính xách tay, card đồ họa là không thể thay đổi. Chipset card đồ họa onboard được tích hợp vào "bo mạch" của hệ thống và không thể thay thế. Tuy nhiên, khi sử dụng trong game hoặc đồ họa cần cấu hình cao hơn mặc định, bạn có thể tăng tốc bằng cách điều chỉnh một chút như sau:
a/ Thiết lập đồ họa 3D:
Bất kỳ một chiếc máy tính xách tay nào cũng đều có driver card màn hình đi cùng và phần mềm quản lý kèm theo của nhà sản xuất. Với các dòng máy tính phổ thông hiện giờ đa số đều sử dụng card đồ họa onboard Intel.
Để tinh chỉnh cài đặt 3D bạn chuột phải (Right click) vào desktop ở vị trí bất kỳ (hoặc chuột phải vào biểu tượng Intel trên system tray – bên phải góc dưới màn hình), chọn Graphics Properties (Bạn chỉ có thể chọn được mục này khi đã cài đặt đầy đủ trình điều khiển (driver) cho card màn hình). Giao điện bảng điều khiển card màn hình Intel (Intel Graphics and Media Control Panel) hiện ra, bạn làm theo hình dưới đây:
Thiết lập đồ họa 3D
Nhấp chọn vào mục 3D bên tay trái, bạn sẽ thấy một thanh trượt 3D Preference có 2 tùy chỉnh cho phép bạn chọn lựa giữa hiệu suất (Performance) và chất lượng (Quality). Nếu bạn chọn hiệu suất (Performance) để nâng cao hiệu suất trong khi chơi game hoặc làm đồ họa thì khả năng trình diễn 3D sẽ giảm đi và ngược lại nếu bạn tăng khả năng 3D sẽ dẫn đến tốc độ khung hình (fps) chậm hơn và hiệu suất thay đổi. Nếu các bạn cần đồ họa để chơi game thì lời khuyên là bạn nên để hiệu suất > chất lượng.
b/ Tùy chỉnh thiết lập chung (Custom Settings):
1. Chất lượng (Quality) hình ảnh: Tinh chỉnh tùy chọn này sẽ làm sắc nét các điểm ảnh trong một vật thể nhưng sẽ làm chậm hiệu năng vì hình ảnh phải có thời gian phân giải. Còn như hình ảnh trên, bảng điều khiển đồ họa Intel HD, bạn có thể lựa chọn tăng hiệu suất và giảm chất lượng vật thể. Điều này cải thiện đáng kể hiệu năng đồ họa, mặc dù có kết quả hình ảnh sẽ bị mờ. Bạn có thể giữ nó trong chế độ cân bằng nếu bạn không muốn "khó chịu" sau mỗi lần tinh chỉnh.
2. Bộ lọc đẳng hướng (Anisotropic Filtering): Điều chỉnh chế độ đồ họa này sẽ cải thiện độ sắc nét và rõ ràng của đối tượng trong một trò chơi. Tốt nhất bạn chưa rõ về tùy chỉnh này thì có thể để chế độ "Application Settings".
3. Đồng bộ dọc (V-Sync): Khi chơi trò chơi đồ họa chuyên sâu, bạn có thể gặp những phân cảnh hình ảnh cần độ phân giải cao và tốc độ trình diễn nhanh. Điều này thường xảy ra khi tốc độ khung hình trong trò chơi video là cao hơn so với tốc độ làm tươi máy tính xách tay của bạn. Ví dụ: Hình ảnh bị "lắp, khựng" khi chơi một trò chơi bắn súng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người chơi. Để tránh hình ảnh bị lặp lại, bạn bật tính năng V-sync thông qua bảng điều khiển card đồ họa điều khiển.
(Lưu ý: bạn có thể luôn bật đồng bộ dọc khi bạn nhận thấy tốc độ khung hình mỗi giây (fps – frame per second) hơn tốc độ làm tươi màn hình của bạn và tắt nó đi nếu ngược lại).
Tùy chỉnh thiết lập chung (Custom Settings)
c/ Tăng tốc card đồ họa onboard bằng phần mềm ngoài:
- GMABooster: được xem là giải pháp tăng hiệu suất hoạt động đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho Intel® Graphics Media Accelerator series, bạn có thể sử dụng phần mềm này để tăng khả năng hoạt động của card đồ họa onboard lên đến 2.4x và là công cụ đắc lực cho những bạn nào thích trải nghiệm game 3D tiên tiến. Giải pháp không những tốt cho game 3D mà còn cải thiện được khả năng đồ họa khi bạn xem video HD, hoạt động mượt mà khi bạn xem Google Earth và một số các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp khác.
=> GMABooster cho phép điều chỉnh xung nhịp của chip Intel Graphics Media Accelerator 950 (945GM/GME/GMS/GSE943/940GML/GU Expres) lên 166/200/250/400 MHz và có tác dụng tức thì, và từ đó việc chơi các game sẽ trơn tru hơn.
(Phần mềm GMABooster là phần mềm miễn phí và hỗ trợ các hệ điều hành Windows, MacOS và Linux, bạn có thể sử dụng thoải mái mà không phải trả bất kỳ chi phí nào. Nếu bạn là người sử dụng thường xuyên phần mềm này thì bạn có thể đăng ký một tài khoản miễn phí trên trang web của nhà sản xuất để có thể được hỗ trợ những phiên bản mới nhất).
- Một phần mềm khác cũng được khá nhiều game thủ biết đến là phần mềm Razer Game Booster của hãng chuyên phần mềm iObit. Phần mềm này giúp đưa ra danh sách các game được cài đặt sẵn trên máy tính, bạn chỉ việc lựa chọn game nào bạn cần để tăng tốc đồ họa.
=> Để cấu hình những chương trình nào được chạy và những chương trình nào sẽ tắt khi chơi game, các bạn có thể vào Boost Settings để cài đặt. Trong danh sách hiện ra, những chương trình nào có dấu tick là những chương trình sẽ được tắt đi khi Razer Game Booster hoạt động, các bạn có thể tùy chỉnh tùy thích theo ý của mình, miễn sao là tiết kiệm được nhiều RAM và CPU nhất trong khi chơi game mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. Sau khi cài đặt xong thì nhấn Apply để hoàn tất.
(Phần mềm này cũng được cung cấp miễn phí. Bạn có thể lên "Google" để tìm kiếm và tải về các phần mềm này để trải nghiệm).
GMABooster
Razer Game Booster
*** Một số những lưu ý khác:
Ngoài những hướng dẫn trên, chúng ta cần quan tâm những điều kiện có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như hiệu suất đồ họa của laptop:
- Laptop nóng quá nhiệt do bụi bẩn làm kẹt các khe tản nhiệt, hoạt động CPU giảm dẫn tới việc hiệu suất đồ họa giảm. Bạn phải để ý làm sạch bo mạch chủ và các linh kiện bên trong sau một thời gian từ 3-6 tháng.
- Luôn cập nhật các trình điều khiển mới nhất. Bạn có thể tìm phiên bản driver mới thông qua Control Panel -> Device Manager -> Display Adapters -> Intel HD Graphics -> Update Driver Software nếu máy tính xách tay của bạn sử dụng chip Intel.
- Sử dụng các ứng dụng như CCleaner để thoát khỏi các chương trình, dịch vụ không mong muốn và vô hiệu hóa các mục khởi động không cần thiết. Những điều chỉnh đúng sẽ tối ưu hóa hiệu suất máy tính, cuối cùng dẫn đến việc trải nghiệm game mượt mà hơn.
Nguồn: Vnreview
Bài viết liên quan
Bài viết mới