Các startup tỷ đô kiếm người dùng đầu tiên như thế nào?

PCO

FirstSergeant
Tham gia
16/03/2015
Bài viết
1,269
Được Like
235
Trước khi bước vào thời kì hoàng kim như hiện nay, phần lớn các startup đều phải vượt qua những tháng ngày hết sức khó khăn.

Chắc hẳn chúng ta đều nghe rất nhiều về thành tựu của các startup công nghệ hiện nay, tuy nhiên, những chiếc thuật cực kỳ thông minh ẩn sau phía cánh gà kia thì không phải ai cũng biết.

Dropbox: sáng tạo trên mạng xã hội, sử dụng video thay cho lời văn

Từ những ngày đầu mới thành lập, Dropbox đã phải rất khó khăn để thu hút thêm được lượng người dùng sử dụng dịch vụ của hãng. Thậm chí, vào năm 2008, Dropbox đã phải chạy Adsense, họ phải bỏ ra 300 USD mới có nổi 1 người dùng mua sản phẩm trị giá 99 USD. Sau khi cân nhắc thiệt hơn, CEO Drew Houston đã quyết định làm một thứ gì đó thực sự đặc biệt.

Cụ thể, Drew đã tự quay một video hướng dẫn cách sử dụng dịch vụ Dropbox và đăng nó lên trang mạng xã hội Digg. Video này được trau chuốt một cách cẩn thận để hướng tới sự quan tâm của cộng đồng. Vì nó rất vui nhộn, sử dụng nhiều câu nói đùa hay ho nên đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng trên Digg.

s.jpg

Lượt xem tăng lên chóng mặt. Và chỉ trong một đêm, Dropbox đã có hơn 75.000 lượt đăng kí, tăng tới 70.000 so với con số 5.000 khách hàng trước đó. Rõ ràng, việc sử dụng video tạo tương tác tốt hơn hẳn những dòng chữ khô khan.

Chưa hết, sau khi đã có một lượng người dùng tương đối, Dropbox còn tung ra chiêu quảng cáo tặng thêm 128MB lưu trữ cho bất kì ai chia sẻ về dịch vụ này trên Facebook và Twitter. Điều này đánh trúng vào tâm lý khách hàng, hơn hẳn những trò "bốc thăm trúng thưởng may mắn" và ngay lập tức cho ra kết quả. Chỉ sau 30 ngày, lượng lời mời dùng Dropbox đã đạt con số 2,8 triệu.

Quora và reddit: tự mình hóa thân thành người dùng

Quora và reddit được xem là những cộng đồng người dùng đông đảo nhất hiện nay, hoạt động dưới dạng hỏi gì đáp nấy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trước khi sở hữu lượng người dùng hùng mạnh, cả 2 trang này đều phải trải qua thời kì chẳng có lấy một "ma" đếm xỉa. Do đó, cả 2 nhà sáng lập của Quora và reddit đã nghĩ ra những phương thức khá thú vị nhằm thu hút được cộng đồng mạng.

s1.jpg

Cụ thể, như Quora, nhà sáng lập trang cộng đồng này đã phải trải qua nhiều tháng tự hỏi và cũng tự trả lời. Từ đó, tạo ra các chủ đề lớn như hiện nay. Cao tay hơn một chút, nhà sáng lập trang reddit đã tạo thêm nhiều tài khoản ảo "tự tranh luận", tự "ném đá". Trong phần gửi link, họ bổ sung thêm "Tên người dùng" để tạo cảm giác đang có nhiều người khác nhau cùng tranh luận. Đồng sáng lập reddit, Steve Huffman cho biết họ phải làm liên tục như vậy trong suốt vài tháng mới thu hút được đủ lượng người dùng tham gia bàn luận.

Trong đó, điểm chung của cả 2 trang web này, chính là họ không dàn trải người dùng ra các chủ đề khác nhau, mà chỉ tập trung chính vào một vài đề tài chính. Do đó cộng đồng sẽ có cảm giác đông đủ hơn. Ban đầu, reddit không có chuyên mục phụ (subreddit) còn Quora chỉ tập trung vào công nghệ.

Foursquare: tính năng tạo sự đua tranh cho người dùng

Foursquare sử dụng concept của các app địa điểm thông thường nhưng họ lại thêm vào một vài tính năng thực sự hấp dẫn, cuốn hút người dùng. Nổi bật nhất là tính năng huân huy chương (Badge). Việc check-in ở thật nhiều địa điểm khác nhau, thu được càng nhiều Badge càng tốt để tiến lên cấp "Thị trường" (Mayor) đã khiến người dùng mê đắm thực sự.

s2.jpg

Thêm vào đó, Foursquare khuyến khích sự tương tác giữa chủ kinh doanh địa điểm được gắn tên lên ứng dụng và khách hàng thường xuyên đến thăm. Họ có thể trò chuyện với khách hàng thân thiết của mình hay thậm chí là tặng quà những người đến để check-in.

Và cuối cùng, chiến thuật "từ thành phố này tới thành phố khác" của Foursquare đã tỏ ra vô cùng thành công. Nhờ vào truyền miệng và các công cụ truyền thông địa phương, người ta liên tục rỉ tai nhau "cậu có biết Foursquare đến thành phố mình rồi không?"

Groupon: bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất

Câu chuyện của Groupon bắt đầu một cách hết sức đơn giản: Họ bắt đầu đi từ chính tòa nhà mình đang thuê, hỏi mọi người có mặt ở đó tham gia đăng ký. Chiến dịch đầu tiên của họ ư? Bánh pizza giảm giá một nửa bán ở ngay tầng 1. 500 người đăng ký đầu tiên bắt nguồn từ đây.

s3.jpg

Sau đó, họ bắt đầu tập trung vào các mặt hàng và dịch vụ tại địa phương nhưng không mấy thành công. Bởi lẽ những công ty lớn như Amazon và Wal-Mart có thể bán sản phẩm với giá rất rẻ, đặc biệt là với những món hàng như TV hay điện thoại. Vì vậy, Groupon đã phải chuyển hướng sang các mặt hàng "độc" mà chỉ một vài doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp được. Những doanh nghiệp này thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ tới việc marketing. Do đó Groupon có thể thỏa thuận được giá tốt hơn rất nhiều.

Cuối cùng, Groupon tập trung vào những thứ gần gũi ví dụ như cafe, nhà hàng và xem phim. Đó đều là những thứ mà bạn muốn rủ người khác cùng tham gia và tự nhiên nó khiến người dùng muốn chia sẻ website nhiều hơn.

Tinder: nhanh, gọn, tập trung

Trái với những ứng dụng hẹn hò thông thường, Tinder như một kiểu ứng dụng dựa trên địa điểm và mang tính ngẫu nhiêu. Bạn sẽ buộc phải có một tấm hình đại diện và bắt đầu tìm kiếm sự may mắn của mình bằng cách gạt sang phải (swipe right) để tìm ra người phù hợp. Với những site hẹn hò thông thường, những ai chàng nhút nhát sẽ vẫn mãi FA, còn những cô nàng nóng bỏng thì lại luôn có nguy cơ bị spam bởi hàng trăm tin nhắn.

s4.jpg

Thế nhưng, Tinder lại đồng thời giải quyết được cả 2 vấn đề trên khi ứng dụng chỉ cho phép gửi tin nhắn nếu như người bên kia cũng thích bạn. Hơn thế nữa, Tinder giải quyết rất tốt vấn đề địa phương. Họ tổ chức những buổi party tại Đại Học California mà chỉ có những ai sử dụng Tinder mới được tham gia. Chỉ 50 người cùng xuất hiện trong một khu vực nhỏ tỏ ra hiệu quả hơn hẳn 5000 người rải rác ở một khu vực lớn.

Airbnb: sử dụng email giả, phát triển ngay trên nền tảng dịch vụ có sẵn

Airbnb được biết tới như dịch vụ thuê trọ hàng đầu trên thế giới hiệu nay. Nhưng ít ai biết rằng, vào măm 2009, Airbnb đã gần như phá sản. Không thể sử dụng chiến lược giống như Quora và reddit, tức là sử dụng tên giả để post link, họ sử dụng chính Craiglist, một "khu chợ" có sẵn rất nhiều thành viên đang cho thuê hoặc bán nhà nghỉ dưỡng. Những người này bỗng dưng nhận được một email kỳ lạ:

"Tôi gửi email này cho bạn vì bạn đang có trong tay một trong những ngôi nhà đẹp nhất ở vùng Tahoe, được ghi danh trên Craiglist. Tôi muốn giới thiệu với bạn một trong những website cho thuê địa điểm nghỉ dưỡng lớn nhất hiện nay, Airbnb. Site này có tới 3 triệu pageviews mỗi tháng! Xem ở địa chỉ này nhé http://www.airbnb.com".

Mỗi bức email như vậy lại được gửi từ một địa chỉ gần như nặc danh, ví dụ như Jill D. Thế nhưng, những email như vậy lại thực sự thành công. Người ta bắt đầu đăng tải nhà của mình lên Airbnb lẫn Craiglist, giải quyết hoàn toàn vấn đề site "trắng tinh chẳng có gì" của Airbnb.

Một trong những thứ đã giúp Airbnb thời đầu khởi nghiệp đó là ảnh. Họ đi từ 200 USD/tuần lên 400 USD/tuần chỉ bằng việc cập nhật thêm ảnh vào mỗi lời rao. Đó chẳng là gì so với doanh thu khổng lồ của Airbnb ngày nay (500 triệu USD năm 2014) nhưng khi mới khởi nghiệp thì đó là cả một sự hạnh phúc với đội ngũ lãnh đạo.

s5.jpg

Nguồn: Genk
 

Top Bottom