Cách phân biệt thông tin thật, giả trên Facebook

Mặc dù cả Google và Facebook đều đã ra tuyên bố cấm các website sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến của hãng để tránh lan truyền những thông tin giả mạo nhưng tình trạng đăng tải thông tin sai lệch vẫn diễn ra thường xuyên, khiến nhiều người dùng bị đánh lừa.

1482137974-14816855923708-161117163426-fake-news-exlarge-169.jpg

Lưu ý: Những hình minh họa trong bài thuộc danh sách những trang web không đáng tin cậy và dính vi rút được liệt kê bởi tiến sĩ, giáo sư Mellisa Zimdar của trường đại học Merrimark ở Massachusett và Alexios Mantzarlis – trưởng phòng mạng Fast Checking quốc tế (International Fact-Checking Network) thuộc viện nghiên cứu truyền thông Poynter.

Những phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn có thể tự lọc thông tin thật, giả trên các mạng xã hội.

1. Phân biệt các loại tin tức sai lệch

Người dùng cần biết có 5 loại tin tức sai lệch, giả mạo, bao gồm:

1. Tin bài giả mạo (nhiều trang web giả có thiết kế giống y hệt những trang web thật, nổi tiếng)

2. Tin tức sai lệch (rất khó phân biệt vì chúng có chứa một phần thông tin đúng)

3. Tin tức theo kiểu đảng phái, gây chia rẽ (các tin tức sai lệch được đưa ra để giải thích cho các sự kiện hoặc chương trình nghị sự có thật)

4. Giật tít gây sốc ( đưa ra các tiêu đề gây sốc nhằm thu hút sự chú ý của người đọc với những thông tin sai lệch)

5. Tin giải trí, châm biếm (rất khó phân biệt do không dựa vào thực tế và phục vụ độc giả với mục đích giải trí và hút bình luận)

2. Trau dồi kỹ năng kiểm tra độ tin cậy của thông tin

Theo ông Alexios Mantzarlis, người dùng cần biết cân nhắc cũng như dành chút thời gian nghi ngờ và suy nghĩ trước khi chia sẻ một tin tức bất kỳ. Trao đổi với CNN, ông cho biết: “Việc chúng ta chia sẻ thông tin chậm hơn một chút và viết lại nội dung đăng trên Twitter với các ý chính sẽ là cách tốt nhất để chống thuyết sai lầm – falsehood”.

Giáo sư Mellisa Zimdar cho rằng những người dành nhiều thời gian theo dõi thông tin trực tuyến không có khả năng phân biệt tin tức giả mạo và tin tức thật: “Tôi cho rằng, truyền thông, phương tiện truyền thông và internet không nên đưa sớm vào chương trình giảng dạy. Một người lớn lên cùng internet không đồng nghĩa với việc bạn có hiểu biết về internet”.

Dưới đây là 10 điều bạn nên chú ý khi cảm thấy nghi ngờ về độ chân thực của thông tin:

1. Những bài báo có từ địa chỉ URL lạ

1482137974-148168612758623-untitled11111.jpg

ABC News là trang tin giả khá nổi tiếng hiện nay.​

Đa phần các trang web giả thường có đuôi là “.co” hoặc “.su”, đều được thành lập bởi các bên thứ ba (wordpress là một ví dụ). Tinh vi hơn, nhiều trang web giả mạo còn có tên web gần giống với các trang web chính thống, dễ gây nhầm lẫn cho người đọc (ví dụ: abcnews.com.co là một trang web giả điển hình).

2. Tiêu đề có phù hợp với thông tin bài viết không?

1482137974-148168559245574-untitled-3-.jpg

Ảnh minh họa về một bài báo sai sự thật.​

Ông Mantzarlis khẳng định, nguyên nhân chính khiến thông tin giả mạo bị lan tràn trên Facebook là do người đọc chỉ chú ý đến tiêu đề bài báo mà không đọc hoặc tìm hiểu kỹ nội dung.

3. Thông tin này đã xảy ra trong quá khứ hay chưa?

Đôi khi, những tin tức đã cũ (xảy ra trong nhiều năm trước) được các trang báo/ web giả dựng lại và kết nối vô tội vạ với các sự kiện mới đây.

Điển hình là câu chuyện của một blogger nổi tiếng – Viral Liberty cho hay Ford đã chuyển cơ sở sản xuất xe tải từ Mexico về Ohio vì chiến thắng của tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Ford đã chuyển cơ sở sản xuất xe tải từ Mexico về Ohio từ năm 2015, không hề liên quan đến kết quả thắng cử tổng thống của Donald Trump.

4. Các hình ảnh và video đăng lên đã được kiểm chứng chưa?

Nội dung hình ảnh và video được quay tại thời gian, địa điểm nào cũng cần được xác minh rõ ràng và chính xác.

5. Nguồn bài được trích dẫn từ đâu

1482137975-148168559260828-untitled.jpg

Thông tin giả về đồ uống Dasani của Coca Cola.​

Now8News được xem là một trong những trang web giả nổi tiếng nhất hiện nay. Đây từng là nơi đưa ra thông tin: Coca Cola thu hồi loại đồ uống mang tên Dasani sau khi phát hiện ký sinh trùng trong nước. Trên thực tế, Coca Cola chưa hề đưa ra bất cứ thông báo nào liên quan đến loại đồ uống trên.

6. Các trích dẫn trong dấu ngoặc kép (“…”)

1482137975-148168559248327-untitled-4.jpg

Ảnh minh họa.​

Nội dung trích dẫn trong dấu ngoặc kép có sức tác động và tốc độ truyền tải mạnh mẽ hơn nhiều so với những câu chuyện dài hoặc mẩu thông tin ngắn. Do đó, người dùng cần phân biệt rõ ràng giữa trích dẫn trực tiếp và trích dẫn nghệ thuật, giải trí.

7. Tiêu đề hoặc nội dung bài báo có sự trùng lặp với các tin bài cũ

8. Không nên quá thiên vị quan điểm cá nhân

1482137975-148168586421484-161107093427-01-clinton-trump-split-mobile-web-exlarge-169.jpg

Ảnh minh họa.​

Việc ưu tiên, thiên vị hoặc đánh giá cao một cá nhân, tổ chức, quan điểm cũng là một trong những lý do chính khiến thông tin giả bị lan truyền với tốc độ chóng mặt. Người đọc nên nhìn nhận bài báo ở vị trí khách quan và bao quát.

9. Kiểm tra xem nguồn tin có thuộc các trang web giả đã bị lật tẩy hay không?

Người dùng nên tránh xa những trang web (nước ngoài) có trong đường link sau:

http://www.poynter.org/fact-checkers-code-of-principles/

Danh sách này được tổng hợp bởi Viện nghiên cứu truyền thông Poynter (Poynter Institute).

10. Tham khảo các trang web tin cậy

Việc theo dõi các trang web đáng tin cậy không chỉ mang lại cho người dùng những thông tin chính xác, đầy đủ mà còn để vạch trần những mánh khóe hoặc thông tin giả mạo trên các trang web lừa đảo. Trang web: http://www.snopes.com/ là một ví dụ điển hình.


Theo 24h.com.vn​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Top Bottom