[Có thể bạn đã biết] Những 'con số vàng' cần nhớ khi sử dụng thiết bị di động

PCO

FirstSergeant
Tham gia
16/03/2015
Bài viết
1,269
Được Like
235
Ở đâu đó trên mạng, bạn đã đọc được những bí quyết bảo quản pin, dùng điện thoại đúng cách,... Qua thời gian có lẽ bạn đã quên mất các mẹo hay đó. Xin tổng hợp lại những mẹo dùng thiết bị di dộng một cách tối ưu bằng những con số dễ nhớ!

1. Số 2

Chúng ta sẽ bắt đầu công việc ghi nhớ bằng số 2. Con số này có giá trị thực tế là 2 (cm), ở đây tức là khoảng cách tối thiểu giữa thiết bị di động với cơ thể con người. Như các bạn đã biết, việc đặt các thiết bị có bức xạ quá gần cơ thể về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bộ sách hướng dẫn sử dụng và cảnh báo an toàn bán kèm với smartphone, các nhà sản xuất cũng khuyến cáo chúng ta hãy để thiết bị của mình không gần hơn 2 (cm) với cơ thể. Tuy điều này vẫn còn nằm trong những cuộc tranh cãi từ các chuyên gia y tế, song chúng ta cũng nên chủ động bảo vệ cơ thể trước khi có một nghiên cứu nào đó được công bố chính thức.

number6.jpg

Bên cạnh đó, 2 còn có nghĩa là 2 (giờ). Đây là khoảng thời gian bạn cần "cách ly" với điện thoại, máy tính của mình trước khi ngủ. Theo các nghiên cứu thì ánh sáng từ màn hình của các thiết bị công nghệ sẽ gây ức chế sản sinh hóc-môn melatonin, một loại chất giúp chúng ta có giấc ngủ ngon. Ngoài ra, không chỉ có ánh sáng từ màn hình gây ảnh hưởng, việc có thông báo từ Facebook, tin nhắn từ nhà mạng,... vẫn có thể làm bạn tỉnh giấc và đôi khi lôi bạn vào "những cuộc vui thâu đêm" có hại cho sức khỏe.

2. Số 3 và 8

Đây có lẽ là hai con số mà bạn sẽ được nhân viên bán hàng khuyến cáo ngay sau khi mua một thiết bị mới. Để giúp kích hoạt viên pin mới đạt được trạng thái tốt nhất, việc sạc pin 3 (lần) đầu tiên với mỗi lần 8 (giờ) là rất cần thiết. Bạn hãy nhớ làm việc này khi vừa tậu một smartphone mới nhé!

number4.jpg

3. Số 7

So với các thiết bị động cơ máy móc thì các thiết bị công nghệ ngày nay có vẻ hơi bị "bóc lột sức lao động" vì thông thường rất ít người dùng tắt hẳn thiết bị của họ khi không dùng đến. Nhưng điều này cũng là một bài toán khó khi mà tính di động để kết nối liên tục của các thiết bị công nghệ luôn là điều cần thiết. Vì vậy, bạn hãy tận dụng một buổi đêm nào đó để tắt hẳn thiết bị của mình ít nhất 7 (ngày) một lần. Nếu lo lắng sẽ bỏ lỡ những cuộc gọi quan trọng trong đêm thì hãy tìm kiếm giải pháp là một thiết bị thay thế cho smartphone chính có thời gian "nghỉ ngơi".

number1-1.jpg

Hãy cho smartphone "nghỉ ngơi'"để làm việc tốt hơn

4. Âm 10 và 40

Cũng như nước, nhiệt độ luôn là kẻ thù với các thiết bị điện tử. Song không chỉ nhiệt độ cao mới gây ra ảnh hưởng xấu mà việc sử dụng thiết bị trong môi trường quá lạnh cũng sẽ tác động ít nhiều đến các linh kiện, pin là một ví dụ. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì khoảng an toàn cho việc sử dụng và đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị là từ âm 10 (độ C) đến 40 (độ C).

number7.jpg

Smartphone cũng rất mẫn cảm với nhiệt độ bạn nhỉ?

5. Bộ đôi 20-80

Hai con số này lại có liên quan đến pin. Hầu như các thiết bị hiện nay đều đang sử dụng loại pin Li-ion, tuổi thọ của loại này được tính theo chu kỳ sạc chứ không phải là số lần sạc. Vì vậy hãy cắm sạc khi bạn cần, không cần phải đợi cạn pin mới sạc được. Nhưng các bạn hãy lưu ý rằng để bảo đảm tuổi thọ tốt nhất cho loại pin này thì hãy sạc cho thiết bị khi mức pin dưới 20 (%) và ngắt sạc khi đạt ngưỡng 80 (%).

number1.png

Sạc pin đúng cách giúp tăng tuổi thọ pin

Điều này một số bạn dùng laptop Lenovo sẽ biết do trên máy tích hợp tiện ích Energy Management hỗ trợ bảo quản vòng đời pin với việc sạc đến 60 (%) là dừng. Bạn hãy nhớ là giữ dung lượng pin trong khoảng 20- 80 (%) là tốt nhất!

6. Quy tắc 60

Ngày nay, chúng ta sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh "người người, nhà nhà" sử dụng tai nghe cùng smartphone, tablet "mọi lúc, mọi nơi". Thực trạng này đã gây ra sự "quan ngại hết sức sâu sắc" đối với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi mà có "khoảng 1,1 triệu thiếu niên và người trưởng thành đang có nguy cơ mất thính lực hoàn toàn do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị âm thanh, bao gồm smartphone,...". Điều quan trọng ở đây là hầu như bây giờ người dùng có xu hướng dùng loại tay nghe in-ear (loại có thể để sâu vào trong tai) khiến âm thanh tiếp xúc gần hơn với các tế bào thính giác nên nguy cơ suy giảm thính giác hay mất khả năng nghe là hoàn toàn có khả năng xảy ra.

nghenhactgdd.jpg

Để bảo vệ thính giác của mình, các bạn hãy ghi nhớ quy tắc 60, tức là hãy nghe nhạc qua tai nghe ở mức âm lượng nhỏ hơn hoặc bằng 60 (%) và không quá 60 (phút) mỗi ngày. Được biết thêm là tại một số nước, các nhà chức trách đã yêu cầu các hãng sản xuất phải đưa cảnh báo khi người dùng nghe nhạc ở mức âm lượng cao.


Nguồn: Thegioididong
 

Top Bottom