- Tham gia
- 25/04/2015
- Bài viết
- 208
- Được Like
- 27
Không chỉ thu hút sự quan tâm của giới công nghệ và truyền thông với mẫu ultrabook XPS 13 tại CES 2015 vừa qua. Dell tiếp tục khuấy động giới game thủ khi ra mắt phiên bản mới của cỗ máy “ngoài hành tinh” Alienware có cấu hình phần cứng không kém máy tính để bàn với chip Haswell Core i7, trang bị đến hai ổ SSD chuẩn M.2 chạy ở chế độ RAID 0 và đặc biệt là bộ xử lý đồ họa mạnh nhất hiện nay GeForce GTX 980M hoặc Radeon R9 M295X tùy cấu hình.
Lưu ý là phiên bản Tinhte thử nghiệm bên dưới (giá tham khảo 37,5 triệu đồng) có cấu hình thấp hơn, chỉ dùng HDD truyền thống dung lượng 1TB và đồ họa rời GeForce GTX 970M trong khi phiên bản cấu hình cao nhất, bạn có thể đặt hàng trực tiếp tại website của Dell.
Ưu điểm
Có thể xem Alienware 15 là phiên bản kết hợp giữa tính di động và sức mạnh của hai phiên bản cùng dòng. Sản phẩm không dùng chip dòng U (ultra low voltage) tiết kiệm năng lượng như Alienware 13 đồng thời cũng không trang bị màn hình cỡ lớn của Alienware 17 nhưng vẫn là ứng viên nặng ký trong phân khúc laptop chuyên game.
Alienware 15 có kích thước 38,6 x 27 x 3,4cm, trọng lượng khoảng 3,2 kg, không quá nặng như MSI GT80 Titan nhưng cũng chưa đạt được sự mỏng nhẹ như Lenovo Y50 mà Tinhte từng thử nghiệm. Sản phẩm thiết kế đẹp, vẻ ngoài tạo dáng từ chiếc xe đua với hai đèn pha là hai loa cách điệu ở phía trước, trên nắp máy là logo Alienware đặc trưng cùng hệ thống đèn nền LED mang lại hiệu ứng ấn tượng khi sử dụng vào buổi tối.
Lớp vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm vân xước tăng khả năng chống trầy và ít để lại dấu vân tay. Phần thân trong và vùng đệm kê tay chất liệu sợi cardbon phủ thêm lớp nhựa mềm bên ngoài, mang lại cảm giác êm, dễ chịu khi sử dụng. Chân đế cao su loại lớn không chỉ hấp thụ chấn động và chống trượt tốt hơn mà còn giúp nâng máy cao hơn, tạo độ hở với mặt bàn để luồng không khí dễ dàng đi vào làm mát các linh kiện phần cứng bên trong.
Bên cạnh đó, mẫu Alienware mới của Dell còn trang bị bộ loa stereo của Klipsch, chất lượng của loa khá tốt, âm lượng lớn và chi tiết. Kết hợp với chip âm thanh Creative Sound Core3D và bộ ứng dụng Creative SBX Pro Studio Audio Suite đem lại người dùng một trải nghiệm thú vị khi chơi game. Một trong những điểm hấp dẫn của Alienware 15 là hệ thống đèn phát sáng được chia thành 9 phần riêng biệt và có thể tùy chỉnh màu sắc thông qua tiện ích AlienFX đi kèm.
Giải pháp đồ họa rời Graphics Amplifier , kết nối với Dell Alienware qua giao tiếp PCI Express. Ảnh:anandtech.com.
Ngoài ra, game thủ có thể tăng cường sức mạnh xử lý đồ họa khi gắn thêm Graphics Amplifier (giá khoảng 299 USD, chưa kể card đồ họa rời) thông qua kết nối PCI Express. Tất nhiên với khoản chi thêm đáng kể thì việc lên hẳn “max option” của Alienware 15 sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.
Cổng giao tiếp, khả năng nâng cấp phần cứng
Thiết kế đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng nên Alienware 15 hỗ trợ đầy đủ cổng giao tiếp phổ biến hiện nay, gồm ngõ xuất tín hiệu hình ảnh DisplayPort lẫn HDMI 1.4a, 4 cổng USB 3.0, bộ đọc thẻ “3 trong 1”, 2 cổng âm thanh. Máy còn có các kết nối không dây Bluetooth 4.1, WiFi Killer 802.11ac và một thành phần không thể thiếu trong dòng sản phẩm chuyên game là card mạng Qualcomm Atheros Killer tốc độ gigabit tối ưu băng thông LAN cho nhu cầu chơi game.
Lưu ý là Alienware 15 không trang bị ổ quang cũng như không có cổng VGA xuất tín hiệu hình ảnh analog. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ và thói quen người dùng thay đổi thì những điều này dường như không ảnh hưởng đến việc sử dụng của bạn.
Về khả năng nâng cấp phần cứng của Alienware mới khá tiện dụng do lớp vỏ bảo vệ mặt dưới được phân thành khu vực riêng biệt, giúp người dùng dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp khi cần thiết. Cụ thể với phiên bản Tinhte thử nghiệm, bạn nên gắn thêm SSD dung lượng 256GB làm phân vùng hệ thống để cài đặt hệ điều, các ứng dụng cần thiết và chuyển HDD làm ổ phụ dùng lưu trữ liệu.
Màn hình
Máy trang bị màn hình cỡ 15,6 inch, độ phân giải 1.920x1.080 pixel (full HD), công nghệ tấm nền IPS mang lại khả năng tái tạo màu sắc gần với thực tế hơn, hình ảnh hiển thị sắc nét và ít bị chói sáng. Trong môi trường văn phòng, Alienware 15 thể hiện khá tốt văn bản và các bảng biểu trong bộ ứng dụng văn phòng như Microsoft Word, Excel, độ sáng màn hình vừa phải nên không gây cảm giác mỏi mắt khi làm việc trong thời gian dài.Chất lượng hình ảnh đồ họa sắc nét và tươi sáng, thể hiện rõ nét giữa hai màu đen và trắng.
Ngoài ra, màn hình còn được phủ lớp chống chói (anti-glare) giúp góc nhìn linh hoạt trong môi trường có nguồn ánh sáng từ nhiều hướng khác nhau. Dù vậy, với độ sáng trung bình đạt gần 300 cd/m2 và độ tương phản (tĩnh) 1.100:1 nên khó có thể nhìn rõ nội dung hiển thị trên màn hình khi sử dụng ngoài trời hoặc nơi có ánh sáng mạnh.
Bàn phím và touchpad
Bàn phím của Alienware 15 vẫn giữ thiết kế truyền thống, kích thước full size, kể cả các phím mũi tên điều hướng. Các phím có độ nhạy tốt, phím nhấn khá êm, không quá cứng mà cũng chẳng quá mềm, bề mặt phím hơi cong mang lại cảm giác tốt hơn khi gõ với tốc độ cao.
So với Alienware 13, phiên bản 15 còn có thêm nhóm phím macro, kết hợp cùng tiện ích AlienTactX cho phép người dùng thiết lập và lưu trữ đến 15 profile, macro khác nhau. Ngoài ra, nhóm phím này cũng có thể ứng dụng khả năng lập trình lên các ứng dụng văn phòng, duyệt web để thực hiện những tác vụ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán.
Touchpad nhẹ và nhạy, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp trỏ chuột di chuyển chính xác. Hai nút nhấn trái, phải thiết kế rời, phím nhẹ, dễ sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế, touchpad chỉ thích hợp cho việc “chỉ trỏ” trong học tập hoặc làm việc vì chúng không đạt được độ tin cậy cần thiết cũng như khả năng dễ điều khiển khi chơi game; nhất là trong thể loại game game bắn súng góc nhìn thứ nhất (first person shooter - FPS). Với game thủ thì một chú chuột laser luôn là lựa chọn tốt cho nhu cầu giải trí di động và trong trường hợp, bạn nên tắt touchpad bằng phím Fn + F11 để tránh trỏ chuột di chuyển ngoài ý muốn.
Đánh giá hiệu năng
Thử nghiệm với cấu hình phần cứng nền tảng Haswell với bộ xử lý bốn nhân Core i7-4710HQ(2,5GHz, 6MB smart cache) và có khả năng tự động tăng tốc lên 3,5 GHz nhờ công nghệ Turbo Boost. Đồ họa rời GeForce GTX 970M với 3GB bộ nhớ đồ họa GDDR5, 8GB RAM DDR3L bus 1.600MHz và ổ cứng truyền thống (HDD) dung lượng 1TB đủ để cài đặt game và nhiều dạng dữ liệu khác.
Kết quả thử nghiệm bên dưới cho thấy sức mạnh đáng nể của Alienware 15 khi nhẹ nhàng hoàn tất các phép thử với những điểm số đáng nể. Sản phẩm cũng là một trong số ít mẫu laptop Tinhte dùng đến những phép thử card đồ họa rời để đánh giá chính xác khả năng “chiến” game.
Cụ thể với PCMark 8 đánh giá hiệu năng tổng thể, cấu hình thử nghiệm đạt 3.618 điểm trong phép thử Home và 3.722 điểm trong phép thử Creative, cao hơn đáng kể so với mẫu Y50-70 của Lenovo (chip Core i7-4710HQ, đồ họa GeForce GTX 860M) lần lượt là 2.817 điểm và 3.145 điểm. Lưu ý là việc so sánh chỉ mang tính tương đối để bạn dễ hình dung sức mạnh của laptop thay đổi qua những cấu hình phần cứng mới hơn.
Trong phép thử đồ họa 3DMark Cloud Gate, mẫu laptop chuyên game của Dell đạt đến 51.384 điểm Graphics, 6.461 điểm Physics và hiệu năng tổng thể đạt 20.189 điểm.
Với Cinebench R15 kiểm tra khả năng dựng hình 3D của bộ xử lý (CPU) và đồ họa tích hợp đạt 128cb trong phép thử CPU đơn nhân (single core) và 649cb trong CPU đa nhân (multi-core), tốc độ dựng hình đạt 94,39 khung hình/giây (fps) ở phép thử OpenGL.
Ngoài những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng trên, Tinhte cũng sử dụng một số tựa game gồm Street Fighter IV, Alien vs. Predator, Tom Raider và Resident Evil 6 để kiểm tra khả năng “chiến” game của hệ thống ở độ phân giải 1.920x1.080 pixel (Full HD) cùng chất lượng đồ họa được đẩy lên mức Ultra. Lúc này, giá trị mẫu card đồ họa cao cấp GTX 970M tiếp tục được khẳng định qua số khung hình/giây (fps) đạt được.
Chẳng hạn với Tomb Raider đạt trung bình 53 fps trong khi Alien vs. Predator đạt 50,8 fps. Với “sát thủ phần cứng” Resident Evil 6 cũng không thể cản được sức mạnh của Alienware 15 qua số khung hình xử lý được và không xảy ra hiện tượng giật hình (lag) trong suốt quá trình thử nghiệm.
Như vậy, bạn có thể yên tâm trải nghiệm tất cả thể loại game hiện có trên thị trường ở độ phân giải full HD với chất lượng đồ họa được đẩy lên mức cao nhất mà không sợ bị lag. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.
Tốc độ truy xuất dữ liệu
Như đề cập trên, mẫu laptop thử nghiệm trang bị ổ cứng truyền thống (HDD) nên không thể sánh cùng SSD về tốc độ truy xuất dữ liệu hoặc khả năng chống sốc. Tuy nhiên với khả năng lưu trữ đến 1TB (tương đương 1.000GB) dữ liệu sẽ thỏa mãn yêu cầu người dùng cần lưu trữ lượng lớn nội dung giải trí di động.
Thử nghiệm với phép thử AS SSD Benchmark cho thấy tốc độ đọc tuần tự của ổ cứng vào khoảng 108,5 MB/giây và 107,7 MB/giây với tác vụ ghi. Kết quả PCMark 05 đo tốc độ truy xuất ổ cứng trong môi trường giả lập cho thấy tốc độ khởi chạy ứng dụng đạt 5,5 MB/giây, quét virus đạt 80,8 MB/giây, tốc độ ghi tập tin đạt 63,4 MB/giây trong khi quá trình khởi động Windows XP mất 7,9 MB/giây.
Thời gian dùng pin
Về thời gian dùng pin ghi nhận qua phép thử thử PCMark 8 Home, cấu hình máy chế độ High Performance và độ sáng màn hình giảm còn 40% (tương đương chế độ dùng pin), thời lượng pin của máy đạt khoảng 3 giờ 39 phút khi chạy các tác vụ duyệt web, nhập dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, video chat và cả chơi game giải trí nhằm đưa ra kết quả gần đúng với thực tế của người dùng nhất.
Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 nếu so với một số mẫu laptop chuyên game Tinhte từng thử nghiệm. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì pin của Alienware 15 có mức dung lượng đến 92 WHr, cao hơn đáng kể so với 75 WHr của MSI G80 Titan và 54 WHr của Lenovo Y50-70.
Khả năng tản nhiệt
Bên cạnh các phép đánh giá hiệu năng, Tinhte cũng ghi nhận khả năng tản nhiệt của máy trong môi trường văn phòng, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C. Máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng và cả trong tác vụ xử lý đồ họa 3DMark Cloud Gate, hệ thống tản nhiệt hoạt động vẫn chứng tỏ hiệu quả khi nhiệt độ cao nhất của bộ xử lý (CPU) là 84 độ C và đồ họa GTX 970M là 76 độ C.
Lưu ý là phiên bản Tinhte thử nghiệm bên dưới (giá tham khảo 37,5 triệu đồng) có cấu hình thấp hơn, chỉ dùng HDD truyền thống dung lượng 1TB và đồ họa rời GeForce GTX 970M trong khi phiên bản cấu hình cao nhất, bạn có thể đặt hàng trực tiếp tại website của Dell.
Ưu điểm
- Thiết kế đẹp, kiểu dáng mạnh mẽ.
- Hệ thống đèn LED ấn tượng với các hiệu ứng ánh sáng nhẹ nhàng.
- Hiệu năng tổng thể, năng lực xử lý đồ họa tốt.
- Thời lượng dùng pin tốt.
- Giá cao.
- Chỉ dùng ổ cứng truyền thống trong khi có đến hai giao tiếp M.2 cho SSD.
Có thể xem Alienware 15 là phiên bản kết hợp giữa tính di động và sức mạnh của hai phiên bản cùng dòng. Sản phẩm không dùng chip dòng U (ultra low voltage) tiết kiệm năng lượng như Alienware 13 đồng thời cũng không trang bị màn hình cỡ lớn của Alienware 17 nhưng vẫn là ứng viên nặng ký trong phân khúc laptop chuyên game.
Alienware 15 có kích thước 38,6 x 27 x 3,4cm, trọng lượng khoảng 3,2 kg, không quá nặng như MSI GT80 Titan nhưng cũng chưa đạt được sự mỏng nhẹ như Lenovo Y50 mà Tinhte từng thử nghiệm. Sản phẩm thiết kế đẹp, vẻ ngoài tạo dáng từ chiếc xe đua với hai đèn pha là hai loa cách điệu ở phía trước, trên nắp máy là logo Alienware đặc trưng cùng hệ thống đèn nền LED mang lại hiệu ứng ấn tượng khi sử dụng vào buổi tối.
Lớp vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm vân xước tăng khả năng chống trầy và ít để lại dấu vân tay. Phần thân trong và vùng đệm kê tay chất liệu sợi cardbon phủ thêm lớp nhựa mềm bên ngoài, mang lại cảm giác êm, dễ chịu khi sử dụng. Chân đế cao su loại lớn không chỉ hấp thụ chấn động và chống trượt tốt hơn mà còn giúp nâng máy cao hơn, tạo độ hở với mặt bàn để luồng không khí dễ dàng đi vào làm mát các linh kiện phần cứng bên trong.
Bên cạnh đó, mẫu Alienware mới của Dell còn trang bị bộ loa stereo của Klipsch, chất lượng của loa khá tốt, âm lượng lớn và chi tiết. Kết hợp với chip âm thanh Creative Sound Core3D và bộ ứng dụng Creative SBX Pro Studio Audio Suite đem lại người dùng một trải nghiệm thú vị khi chơi game. Một trong những điểm hấp dẫn của Alienware 15 là hệ thống đèn phát sáng được chia thành 9 phần riêng biệt và có thể tùy chỉnh màu sắc thông qua tiện ích AlienFX đi kèm.
Ngoài ra, game thủ có thể tăng cường sức mạnh xử lý đồ họa khi gắn thêm Graphics Amplifier (giá khoảng 299 USD, chưa kể card đồ họa rời) thông qua kết nối PCI Express. Tất nhiên với khoản chi thêm đáng kể thì việc lên hẳn “max option” của Alienware 15 sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.
Cổng giao tiếp, khả năng nâng cấp phần cứng
Thiết kế đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng nên Alienware 15 hỗ trợ đầy đủ cổng giao tiếp phổ biến hiện nay, gồm ngõ xuất tín hiệu hình ảnh DisplayPort lẫn HDMI 1.4a, 4 cổng USB 3.0, bộ đọc thẻ “3 trong 1”, 2 cổng âm thanh. Máy còn có các kết nối không dây Bluetooth 4.1, WiFi Killer 802.11ac và một thành phần không thể thiếu trong dòng sản phẩm chuyên game là card mạng Qualcomm Atheros Killer tốc độ gigabit tối ưu băng thông LAN cho nhu cầu chơi game.
Lưu ý là Alienware 15 không trang bị ổ quang cũng như không có cổng VGA xuất tín hiệu hình ảnh analog. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ và thói quen người dùng thay đổi thì những điều này dường như không ảnh hưởng đến việc sử dụng của bạn.
Về khả năng nâng cấp phần cứng của Alienware mới khá tiện dụng do lớp vỏ bảo vệ mặt dưới được phân thành khu vực riêng biệt, giúp người dùng dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp khi cần thiết. Cụ thể với phiên bản Tinhte thử nghiệm, bạn nên gắn thêm SSD dung lượng 256GB làm phân vùng hệ thống để cài đặt hệ điều, các ứng dụng cần thiết và chuyển HDD làm ổ phụ dùng lưu trữ liệu.
Màn hình
Máy trang bị màn hình cỡ 15,6 inch, độ phân giải 1.920x1.080 pixel (full HD), công nghệ tấm nền IPS mang lại khả năng tái tạo màu sắc gần với thực tế hơn, hình ảnh hiển thị sắc nét và ít bị chói sáng. Trong môi trường văn phòng, Alienware 15 thể hiện khá tốt văn bản và các bảng biểu trong bộ ứng dụng văn phòng như Microsoft Word, Excel, độ sáng màn hình vừa phải nên không gây cảm giác mỏi mắt khi làm việc trong thời gian dài.Chất lượng hình ảnh đồ họa sắc nét và tươi sáng, thể hiện rõ nét giữa hai màu đen và trắng.
Ngoài ra, màn hình còn được phủ lớp chống chói (anti-glare) giúp góc nhìn linh hoạt trong môi trường có nguồn ánh sáng từ nhiều hướng khác nhau. Dù vậy, với độ sáng trung bình đạt gần 300 cd/m2 và độ tương phản (tĩnh) 1.100:1 nên khó có thể nhìn rõ nội dung hiển thị trên màn hình khi sử dụng ngoài trời hoặc nơi có ánh sáng mạnh.
Bàn phím và touchpad
Bàn phím của Alienware 15 vẫn giữ thiết kế truyền thống, kích thước full size, kể cả các phím mũi tên điều hướng. Các phím có độ nhạy tốt, phím nhấn khá êm, không quá cứng mà cũng chẳng quá mềm, bề mặt phím hơi cong mang lại cảm giác tốt hơn khi gõ với tốc độ cao.
So với Alienware 13, phiên bản 15 còn có thêm nhóm phím macro, kết hợp cùng tiện ích AlienTactX cho phép người dùng thiết lập và lưu trữ đến 15 profile, macro khác nhau. Ngoài ra, nhóm phím này cũng có thể ứng dụng khả năng lập trình lên các ứng dụng văn phòng, duyệt web để thực hiện những tác vụ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán.
Touchpad nhẹ và nhạy, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp trỏ chuột di chuyển chính xác. Hai nút nhấn trái, phải thiết kế rời, phím nhẹ, dễ sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế, touchpad chỉ thích hợp cho việc “chỉ trỏ” trong học tập hoặc làm việc vì chúng không đạt được độ tin cậy cần thiết cũng như khả năng dễ điều khiển khi chơi game; nhất là trong thể loại game game bắn súng góc nhìn thứ nhất (first person shooter - FPS). Với game thủ thì một chú chuột laser luôn là lựa chọn tốt cho nhu cầu giải trí di động và trong trường hợp, bạn nên tắt touchpad bằng phím Fn + F11 để tránh trỏ chuột di chuyển ngoài ý muốn.
Đánh giá hiệu năng
Thử nghiệm với cấu hình phần cứng nền tảng Haswell với bộ xử lý bốn nhân Core i7-4710HQ(2,5GHz, 6MB smart cache) và có khả năng tự động tăng tốc lên 3,5 GHz nhờ công nghệ Turbo Boost. Đồ họa rời GeForce GTX 970M với 3GB bộ nhớ đồ họa GDDR5, 8GB RAM DDR3L bus 1.600MHz và ổ cứng truyền thống (HDD) dung lượng 1TB đủ để cài đặt game và nhiều dạng dữ liệu khác.
Kết quả thử nghiệm bên dưới cho thấy sức mạnh đáng nể của Alienware 15 khi nhẹ nhàng hoàn tất các phép thử với những điểm số đáng nể. Sản phẩm cũng là một trong số ít mẫu laptop Tinhte dùng đến những phép thử card đồ họa rời để đánh giá chính xác khả năng “chiến” game.
Cụ thể với PCMark 8 đánh giá hiệu năng tổng thể, cấu hình thử nghiệm đạt 3.618 điểm trong phép thử Home và 3.722 điểm trong phép thử Creative, cao hơn đáng kể so với mẫu Y50-70 của Lenovo (chip Core i7-4710HQ, đồ họa GeForce GTX 860M) lần lượt là 2.817 điểm và 3.145 điểm. Lưu ý là việc so sánh chỉ mang tính tương đối để bạn dễ hình dung sức mạnh của laptop thay đổi qua những cấu hình phần cứng mới hơn.
Trong phép thử đồ họa 3DMark Cloud Gate, mẫu laptop chuyên game của Dell đạt đến 51.384 điểm Graphics, 6.461 điểm Physics và hiệu năng tổng thể đạt 20.189 điểm.
Với Cinebench R15 kiểm tra khả năng dựng hình 3D của bộ xử lý (CPU) và đồ họa tích hợp đạt 128cb trong phép thử CPU đơn nhân (single core) và 649cb trong CPU đa nhân (multi-core), tốc độ dựng hình đạt 94,39 khung hình/giây (fps) ở phép thử OpenGL.
Ngoài những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng trên, Tinhte cũng sử dụng một số tựa game gồm Street Fighter IV, Alien vs. Predator, Tom Raider và Resident Evil 6 để kiểm tra khả năng “chiến” game của hệ thống ở độ phân giải 1.920x1.080 pixel (Full HD) cùng chất lượng đồ họa được đẩy lên mức Ultra. Lúc này, giá trị mẫu card đồ họa cao cấp GTX 970M tiếp tục được khẳng định qua số khung hình/giây (fps) đạt được.
Chẳng hạn với Tomb Raider đạt trung bình 53 fps trong khi Alien vs. Predator đạt 50,8 fps. Với “sát thủ phần cứng” Resident Evil 6 cũng không thể cản được sức mạnh của Alienware 15 qua số khung hình xử lý được và không xảy ra hiện tượng giật hình (lag) trong suốt quá trình thử nghiệm.
Như vậy, bạn có thể yên tâm trải nghiệm tất cả thể loại game hiện có trên thị trường ở độ phân giải full HD với chất lượng đồ họa được đẩy lên mức cao nhất mà không sợ bị lag. Tham khảo chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.
Tốc độ truy xuất dữ liệu
Như đề cập trên, mẫu laptop thử nghiệm trang bị ổ cứng truyền thống (HDD) nên không thể sánh cùng SSD về tốc độ truy xuất dữ liệu hoặc khả năng chống sốc. Tuy nhiên với khả năng lưu trữ đến 1TB (tương đương 1.000GB) dữ liệu sẽ thỏa mãn yêu cầu người dùng cần lưu trữ lượng lớn nội dung giải trí di động.
Thử nghiệm với phép thử AS SSD Benchmark cho thấy tốc độ đọc tuần tự của ổ cứng vào khoảng 108,5 MB/giây và 107,7 MB/giây với tác vụ ghi. Kết quả PCMark 05 đo tốc độ truy xuất ổ cứng trong môi trường giả lập cho thấy tốc độ khởi chạy ứng dụng đạt 5,5 MB/giây, quét virus đạt 80,8 MB/giây, tốc độ ghi tập tin đạt 63,4 MB/giây trong khi quá trình khởi động Windows XP mất 7,9 MB/giây.
Thời gian dùng pin
Về thời gian dùng pin ghi nhận qua phép thử thử PCMark 8 Home, cấu hình máy chế độ High Performance và độ sáng màn hình giảm còn 40% (tương đương chế độ dùng pin), thời lượng pin của máy đạt khoảng 3 giờ 39 phút khi chạy các tác vụ duyệt web, nhập dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, video chat và cả chơi game giải trí nhằm đưa ra kết quả gần đúng với thực tế của người dùng nhất.
Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 nếu so với một số mẫu laptop chuyên game Tinhte từng thử nghiệm. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì pin của Alienware 15 có mức dung lượng đến 92 WHr, cao hơn đáng kể so với 75 WHr của MSI G80 Titan và 54 WHr của Lenovo Y50-70.
Khả năng tản nhiệt
Bên cạnh các phép đánh giá hiệu năng, Tinhte cũng ghi nhận khả năng tản nhiệt của máy trong môi trường văn phòng, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C. Máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng và cả trong tác vụ xử lý đồ họa 3DMark Cloud Gate, hệ thống tản nhiệt hoạt động vẫn chứng tỏ hiệu quả khi nhiệt độ cao nhất của bộ xử lý (CPU) là 84 độ C và đồ họa GTX 970M là 76 độ C.
Nguồn:tinhte
Bài viết liên quan
Bài viết mới