Đánh giá Xiaomi Redmi 4X: giá không quá tốt, hiệu năng đủ dùng
Redmi là dòng sản phẩm giá thấp, tập trung vào đối tượng người dùng mong muốn có hiệu năng vừa phải nhưng số tiền bỏ ra không quá lớn. Khi về Việt Nam thì Redmi 4X có giá khoảng 3.99 triệu đồng, không tốt như giá các thị trường khác nhưng cũng chẳng quá cao. Bù lại thì máy có thời lượng pin rất lâu, thiết kế đủ “xịn” và nhiều tính năng hay như cảm biến hồng ngoại hay dual space. Ngoài ra thì trong thời gian đầu, khách hàng mua Redmi 4X ở Việt Nam sẽ được tặng Mi Band 2 và kính thực tế ảo Mi VR Play.
Thiết kế:
Redmi 4X được làm từ kim loại, ở cả khung máy và mặt lưng. Khung kim loại hơi khối hộp này giúp máy có cảm giác chắc chắn hơn hẳn so với đại đa số đối thủ dùng vỏ nhựa trong tầm giá. Trừ việc bám vân tay quá nhiều ở cả mặt trước và sau thì Redmi 4X làm mình hơi bất ngờ với chất lượng hoàn thiện của nó ở tầm giá này.
Cảm giác cầm Redmi 4X ngay từ đầu là rất tích cực, nó không giống một sản phẩm có giá rẻ. Thế nhưng cảm giác đó phần nào bị giảm đi khi bạn chạm vào màn hình và mở nó lên. Lớp phủ và kính cường lực bảo vệ màn hình của Redmi 4X vẫn là lớp thông thường, không phải là dòng sản phẩm cao cấp nên bạn sẽ thấy nó không thật sự trơn tru và mượt mà như vậy, nhưng chúng ta sẽ phải tiếp xúc nhiều với điện thoại để có thể cảm nhận được sự khác biệt đó.
Màn hình:
Mở màn hình lên, Redmi 4X có màn hình 5” 720p. Màn hình này hơi đục nhẹ, màu sắc cũng hơi nhạt màu nhẹ với mình và rất nhạt với các bạn thích màn hình SuperAMOLED rực rỡ (hoặc sặc sỡ tùy vào cảm xúc của bạn với SuperAMOLED ). Màn hình Redmi 4X hơi chìm vào bên trong thân máy, ít cho cảm giác nổi.
Nghe có vẻ như mình chê màn hình hơi nhiều nhưng ở tầm giá này bạn sẽ không thể đòi hỏi nhiều hơn. Chỉ là ấn tượng đầu tiên với khung máy quá tốt nên khi trở về thực tại với màn hình đúng tầm giá thì mình hơi buồn một chút mà thôi.
Hiệu năng và pin:
Về hiệu năng, Redmi 4X sử dụng SnapDragon 435 với chip 8 nhân Cortex A53 1.4GHz. Con chip này vẫn được chế tạo trên tiến trình 28nm. Máy đạt khoảng 42000 điểm Antutu và điểm GeekBench.
Phiên bản bán ở Việt Nam là bản có cấu hình cao nhất với 3GB RAM và 32GB bộ nhớ trong. Máy có 2 khe cắm SIM nhưng bạn phải chọn giữ SIM thứ 2 và thẻ nhớ microSD tối đa 128GB.
Với màn hình 5” 720p, chip SnapDragon 435 và pin dung lượng 4100mAh thì Redmi 4X có thể sử dụng được 2 ngày theo công bố của nhà sản xuất. Mình dùng thử máy một ngày, không dùng 3G nhưng kết nối WiFi liên tục thì không thể nào làm hết pin được. Có lẽ chỉ khi nào bạn chơi game nặng cả ngày, pin của Redmi 4X mới hết.
Camera:
Camera chính của Redmi 4X là 13MP trong khi phụ là 5MP. Thử nghiệm nhanh thì camera này cũng dừng ở mức ổn trong tầm giá, màu sắc không nhạt nhẹ như màn hình (bạn cần lên máy tính để xem), chi tiết ở mức vừa đủ. Nhìn chung thì giao diện camera của Xiaomi vẫn không mạnh bất kể máy cao hay trung cấp nên nếu được các bạn hãy cài thêm các phần mềm bền ngoài để tận dụng tốt hơn phần cứng.
Có một lưu ý là ảnh trên Redmi 4X có xu hướng ngả cân bằng trắng theo màu xanh lá và vàng, khá lạ. Có thể là do phần mềm nên các bạn cần áp màu cho đẹp hơn trước khi chia sẻ. Một số ảnh thì cân bằng trắng đo rất đúng nhưng một số ảnh thì lại không như vậy. Khi chỉnh về Daylight thì ảnh sẽ bớt vàng hơn rất nhiều.
Nếu chụp thì các bạn cũng nên kích hoạt HDR, vì ảnh HDR của 4X rất tốt, khá tự nhiên.
Hệ điều hành:
Về mặt phần mềm, Redmi 4X vẫn dùng Android 6 nhưng có lẽ nó sẽ sớm được nâng cấp lên Android 7 trong thời gian tới. Xiaomi vẫn duy trì cảm biến hồng ngoại điều khiển các thiết bị trong gia đình. Ngoài ra, họ không hề bỏ đi tính năng dual space dù đây là máy giá rẻ.
Với Dual Space, bạn gần như sử dụng 2 điện thoại khác nhau cùng lúc với 2 hệ thống tài khoản và mật khẩu độc lập với nhau. Lấy ví dụ, ở màn hình khóa thì khi chạm vào cảm biến vân tay ở mặt sau của máy bằng ngón trỏ bên trái sẽ giúp mình vào tài khoản chính trong khi chạm bằng ngón trỏ tay phải sẽ vào tài khoản phụ, chỉ sử dụng khi ở nhà… Thao tác chuyển đổi giữa hai tài khoản này là rất nhanh và gần như không bị trễ. Cảm biến vân tay trên Redmi 4X là cảm biến một chạm nên thao tác này còn nhanh hơn nữa.
Hồng ngoại là điểm làm mình thích nhất trên Redmi 4X, nó giúp điều khiển các thiết bị trong nhà nhanh chóng và vui vẻ hơn. Xiaomi là nhà sản xuất hiếm hoi duy trì cổng này trên các dòng sản phẩm của họ ở nhiều phân khúc khác nhau.
Kết luận:
Nhìn chung, Redmi 4X là một chiếc điện thoại tốt và đủ dùng. Ở Việt Nam thì giá của nó hơi cao so với quốc tế nhưng chúng ta lại có 3GB RAM và 32GB ROM làm mặc định. Nếu bạn là người thích thiết kế đẹp, cứng cáp, pin lâu, thích nghịch phần mềm Android với giao diện MIUI được thay đổi và cập nhật liên tục thì đây là một lựa chọn sáng giá. Còn nếu “dị ứng” với các điện thoại nguồn gốc Trung Quốc hay muốn màn hình độ phân giải cao hơn thì có lẽ chúng ta vẫn có nhiều lựa chọn tốt khác, đặc biệt là ở thị trường xách tay.
Redmi là dòng sản phẩm giá thấp, tập trung vào đối tượng người dùng mong muốn có hiệu năng vừa phải nhưng số tiền bỏ ra không quá lớn. Khi về Việt Nam thì Redmi 4X có giá khoảng 3.99 triệu đồng, không tốt như giá các thị trường khác nhưng cũng chẳng quá cao. Bù lại thì máy có thời lượng pin rất lâu, thiết kế đủ “xịn” và nhiều tính năng hay như cảm biến hồng ngoại hay dual space. Ngoài ra thì trong thời gian đầu, khách hàng mua Redmi 4X ở Việt Nam sẽ được tặng Mi Band 2 và kính thực tế ảo Mi VR Play.
Thiết kế:
Cảm giác cầm Redmi 4X ngay từ đầu là rất tích cực, nó không giống một sản phẩm có giá rẻ. Thế nhưng cảm giác đó phần nào bị giảm đi khi bạn chạm vào màn hình và mở nó lên. Lớp phủ và kính cường lực bảo vệ màn hình của Redmi 4X vẫn là lớp thông thường, không phải là dòng sản phẩm cao cấp nên bạn sẽ thấy nó không thật sự trơn tru và mượt mà như vậy, nhưng chúng ta sẽ phải tiếp xúc nhiều với điện thoại để có thể cảm nhận được sự khác biệt đó.
Màn hình:
Mở màn hình lên, Redmi 4X có màn hình 5” 720p. Màn hình này hơi đục nhẹ, màu sắc cũng hơi nhạt màu nhẹ với mình và rất nhạt với các bạn thích màn hình SuperAMOLED rực rỡ (hoặc sặc sỡ tùy vào cảm xúc của bạn với SuperAMOLED ). Màn hình Redmi 4X hơi chìm vào bên trong thân máy, ít cho cảm giác nổi.
Nghe có vẻ như mình chê màn hình hơi nhiều nhưng ở tầm giá này bạn sẽ không thể đòi hỏi nhiều hơn. Chỉ là ấn tượng đầu tiên với khung máy quá tốt nên khi trở về thực tại với màn hình đúng tầm giá thì mình hơi buồn một chút mà thôi.
Hiệu năng và pin:
Về hiệu năng, Redmi 4X sử dụng SnapDragon 435 với chip 8 nhân Cortex A53 1.4GHz. Con chip này vẫn được chế tạo trên tiến trình 28nm. Máy đạt khoảng 42000 điểm Antutu và điểm GeekBench.
Phiên bản bán ở Việt Nam là bản có cấu hình cao nhất với 3GB RAM và 32GB bộ nhớ trong. Máy có 2 khe cắm SIM nhưng bạn phải chọn giữ SIM thứ 2 và thẻ nhớ microSD tối đa 128GB.
Với màn hình 5” 720p, chip SnapDragon 435 và pin dung lượng 4100mAh thì Redmi 4X có thể sử dụng được 2 ngày theo công bố của nhà sản xuất. Mình dùng thử máy một ngày, không dùng 3G nhưng kết nối WiFi liên tục thì không thể nào làm hết pin được. Có lẽ chỉ khi nào bạn chơi game nặng cả ngày, pin của Redmi 4X mới hết.
Camera:
Camera chính của Redmi 4X là 13MP trong khi phụ là 5MP. Thử nghiệm nhanh thì camera này cũng dừng ở mức ổn trong tầm giá, màu sắc không nhạt nhẹ như màn hình (bạn cần lên máy tính để xem), chi tiết ở mức vừa đủ. Nhìn chung thì giao diện camera của Xiaomi vẫn không mạnh bất kể máy cao hay trung cấp nên nếu được các bạn hãy cài thêm các phần mềm bền ngoài để tận dụng tốt hơn phần cứng.
Có một lưu ý là ảnh trên Redmi 4X có xu hướng ngả cân bằng trắng theo màu xanh lá và vàng, khá lạ. Có thể là do phần mềm nên các bạn cần áp màu cho đẹp hơn trước khi chia sẻ. Một số ảnh thì cân bằng trắng đo rất đúng nhưng một số ảnh thì lại không như vậy. Khi chỉnh về Daylight thì ảnh sẽ bớt vàng hơn rất nhiều.
Nếu chụp thì các bạn cũng nên kích hoạt HDR, vì ảnh HDR của 4X rất tốt, khá tự nhiên.
Hệ điều hành:
Về mặt phần mềm, Redmi 4X vẫn dùng Android 6 nhưng có lẽ nó sẽ sớm được nâng cấp lên Android 7 trong thời gian tới. Xiaomi vẫn duy trì cảm biến hồng ngoại điều khiển các thiết bị trong gia đình. Ngoài ra, họ không hề bỏ đi tính năng dual space dù đây là máy giá rẻ.
Với Dual Space, bạn gần như sử dụng 2 điện thoại khác nhau cùng lúc với 2 hệ thống tài khoản và mật khẩu độc lập với nhau. Lấy ví dụ, ở màn hình khóa thì khi chạm vào cảm biến vân tay ở mặt sau của máy bằng ngón trỏ bên trái sẽ giúp mình vào tài khoản chính trong khi chạm bằng ngón trỏ tay phải sẽ vào tài khoản phụ, chỉ sử dụng khi ở nhà… Thao tác chuyển đổi giữa hai tài khoản này là rất nhanh và gần như không bị trễ. Cảm biến vân tay trên Redmi 4X là cảm biến một chạm nên thao tác này còn nhanh hơn nữa.
Kết luận:
Nhìn chung, Redmi 4X là một chiếc điện thoại tốt và đủ dùng. Ở Việt Nam thì giá của nó hơi cao so với quốc tế nhưng chúng ta lại có 3GB RAM và 32GB ROM làm mặc định. Nếu bạn là người thích thiết kế đẹp, cứng cáp, pin lâu, thích nghịch phần mềm Android với giao diện MIUI được thay đổi và cập nhật liên tục thì đây là một lựa chọn sáng giá. Còn nếu “dị ứng” với các điện thoại nguồn gốc Trung Quốc hay muốn màn hình độ phân giải cao hơn thì có lẽ chúng ta vẫn có nhiều lựa chọn tốt khác, đặc biệt là ở thị trường xách tay.
Nguồn: Tinhte