Những cách vô cùng hiệu quả để cứu smartphone bị vào nước
Hè là thời điểm smartphone dễ "nhảy dù" xuống hồ bơi nhất. Nếu không trang bị đủ kiến thức xử lý tình huống này, thiết bị có thể "chết" hẳn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp hồi sinh điện thoại của bạn.
Việc đầu tiên bạn nên làm là lấy thiết bị ra khỏi nước cũng như thực hiện tắt nguồn khi màn hình vẫn còn hiển thị. Các linh kiện bên trong bị ẩm, vì vậy tuyệt đối không thử mở nguồn. Ngoài ra, bạn cũng không nên đập hay lắc máy trong lúc này, vì khả năng cao nước sẽ lan rộng sang các bộ phận chưa nhiễm nước.
Làm khô thiết bị với các cách đơn giản
Nếu có thể bạn nên thực hiện tháo Pin ra để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như thiết bị trong quá trình làm khô.
Nhiều người dùng nghĩ rằng máy sấy tóc có thể làm khô đi phần nước ẩm kia, nhưng nếu khôn ngoan, bạn không nên dùng máy sấy tóc trong trường hợp này. Nó có thể khiến nước lan rộng ra các linh kiện chưa nhiễm nước.
Tiếp theo nên cho điện thoại vào vào thùng gạo. Gạo có khả năng hút ẩm vô cùng hiệu quả trên thiết bị bạn. Nên để yên đó trong 2 ngày cũng như trong quá trình bỏ thùng gạo không lấy thiết bị ra ngoài. Tuy nhiên với cách này, thiết bị sau khi được làm khô sẽ dễ bị đóng nhiều bụi.
Một lựa chọn tốt hơn gạo là sử dụng đến các túi hút ẩm thường được đi kèm khi mua một số linh kiện điện tử, hay trong những sản phẩm cần giữ độ ẩm ở mức nhất định. Các túi hút ẩm có khả năng làm khô điện thoại ướt vô cùng hiệu quả, do đó bạn nên đặt nhiều túi xung quanh thiết bị và đợi trong ít nhất 48 giờ để khô hoàn toàn.
Nếu cần sử dụng thiết bị hỗ trợ, bạn chỉ nên sử dụng máy hút chân không. Lưu ý những bộ phận nhỏ như thẻ nhớ, thẻ SIM đều đã được tháo ra toàn bộ khi hút chân không.
Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là làm khô trực tiếp từ bên trong, nếu bạn là một người chuyên nghiệp, có thể thực hiện tháo rời thiết bị cẩn thận để làm khô. Bởi như iPhone, thiết bị sẽ không thể tháo rời pin theo cách thông thường, việc giữ pin lại thiết bị dễ khiến bị chập mạch.
Việc làm điều này có tiềm năng khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Nhưng trong một số trường hợp, cách này sẽ giúp bạn cứu thiết bị trong thời gian ngắn. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng vì điều này sẽ khiến smartphone mất bảo hành.
Sau vài ngày, khi lấy ra nếu thiết bị không lên nguồn thì bạn cũng đừng quá lo lắng, có thể PIN của thiết bị đã hỏng, vì vậy bạn nên mượn viên pin từ một thiết bị khác để gắn vào. Hoặc bạn cũng nên xem xét nên đưa dế yêu của mình đến trung tâm sửa chữa.
Còn nếu bật nguồn lên được cũng đừng vội vui mừng quá, bạn nên kiểm tra các chức năng trên điện thoại có hoạt động ổn định không. Lưu ý: không nên sử dụng khi màn hình còn mờ, vì khả năng cao bên trong thiết bị vẫn còn ẩm.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường có một số thiết bị tích hợp khả năng kháng nước, hay chống nước; bạn có thể sắm một thiết bị để tiện lợi trong quá trình sử dụng sau này. Hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn cứu lấy dế yêu của mình khi vào nước.
Hè là thời điểm smartphone dễ "nhảy dù" xuống hồ bơi nhất. Nếu không trang bị đủ kiến thức xử lý tình huống này, thiết bị có thể "chết" hẳn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp hồi sinh điện thoại của bạn.
Việc đầu tiên bạn nên làm là lấy thiết bị ra khỏi nước cũng như thực hiện tắt nguồn khi màn hình vẫn còn hiển thị. Các linh kiện bên trong bị ẩm, vì vậy tuyệt đối không thử mở nguồn. Ngoài ra, bạn cũng không nên đập hay lắc máy trong lúc này, vì khả năng cao nước sẽ lan rộng sang các bộ phận chưa nhiễm nước.
Nếu có thể bạn nên thực hiện tháo Pin ra để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như thiết bị trong quá trình làm khô.
Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là làm khô trực tiếp từ bên trong, nếu bạn là một người chuyên nghiệp, có thể thực hiện tháo rời thiết bị cẩn thận để làm khô. Bởi như iPhone, thiết bị sẽ không thể tháo rời pin theo cách thông thường, việc giữ pin lại thiết bị dễ khiến bị chập mạch.
Nguồn: TGDD