Phụ thuộc vào smartphone và trình tìm kiếm có thể khiến chúng ta lười suy nghĩ hơn

binhenviro

Private
Tham gia
07/03/2015
Bài viết
46
Được Like
29
Một nghiên cứu mới có tựa đề " do khoa tâm lý thuộc đại học Waterloo, Canada thực hiện đã cho thấy rằng sự phụ thuộc quá nhiều vào smartphone, đặc biệt là việc tìm kiếm thông tin bằng các trình tìm kiếm trên điện thoại có thể khiến chúng ta lười suy nghĩ hơn.

smartphone-da-gay-ra-nhung-phien-toai-gi-cho-cuoc-song.jpg

Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa 2 kiểu tư duy phân tích và trực giác. Suy nghĩ trực giác có cơ chế tự động và là một quá trình thụ động không phụ thuộc nhiều vào năng lực nhận thức. Trong khi đó, tư duy phân tích chủ động hơn và là một quy trình cần nhiều nguồn lực, đòi hỏi sự suy nghĩ có chủ đích nhằm giải quyết một vấn đề nào đó. Tác giả nghiên cứu cho rằng con người thường "keo kiệt về nhận thức", tức là chúng ta chỉ dựa vào cách suy nghĩ trực quan dễ dàng hơn mỗi khi có thể để giải quyết vấn đề.

Để thử nghiệm mối liên hệ giữa "sự keo kiệt về nhận thức" và việc sử dụng smartphone, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một loạt các câu hỏi với format giống nhau. Mỗi câu hỏi kỳ thực có 2 câu trả lời, 1 câu trả lời hiển nhiên ai cũng có thể trả lời được một cách dễ dàng bằng suy nghĩ trực giác nhưng không đúng; và 1 câu trả lời đúng sẽ cần tư duy phân tích nhiều hơn.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát với 190 người được tuyển chọn từ chương trình Amazon Mechinical Turk, kiểm tra năng lực của họ qua các câu hỏi và khảo sát họ về tỉ lệ sử dụng smartphone. Ngoài ra, cuộc khảo sát còn thu thập thông tin về thời gian người tham gia bỏ ra để sử dụng các trình tìm kiếm trên smartphone.

Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về năng lực giữa những người sử dụng smartphone và những người không dùng smartphone. Tuy nhiên, đã có những khác biệt giữa những người dành ít, trung bình và rất nhiều thời gian dùng smartphone, mỗi nhóm này có khoảng 40 người.

Trong nhóm những người sở hữu smartphone và sử dụng nhiều, đặc biệt là những người cho biết họ thường xuyên dùng trình tìm kiếm trên điện thoại thì năng lực của họ thấp hơn trong các bài kiểm tra tư duy phân tích.

Kết quả này cũng có nghĩa những người dành quá nhiều thời gian vào smartphone có năng lực tư duy phân tích nghèo nàn hơn. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát tiếp theo với 208 người qua chương trình Amazon Mechanical Turk nhằm thu thập các kết quả bổ sung về việc sử dụng máy tính và trình tìm kiếm trên máy tính. Ngoài ra, họ còn thu thập dữ liệu sử dụng các ứng dụng/dịch vụ giải trí, mạng xã hội cũng như dữ liệu tổng quan về năng lực nhận thức.


Kết quả một lần nữa cho thấy nhóm thường xuyên sử dụng smartphone có điểm số năng lực nhận thức và tư duy phân tích thấp hơn. Tuy nhiên, nhóm người không sử dụng smartphone mà ngược lại sử dụng các trình tìm kiếm trên máy tính nhiều cũng cho thấy điểm số tương tự.

Như vậy, những người ít suy nghĩ phân tích thường có xu hướng sử dụng smartphone để tìm kiếm thông tin nhiều hơn và họ cũng dễ dàng học hỏi và ghi nhớ. Tuy nhiên, 2 nhà nghiên cứu Sabrina Golonka và Andrew Wilson đến từ đại học Leeds Beckett cho rằng nghiên cứu trên chỉ mang tính chất đối chứng mà thôi bởi lẽ không có cách nào để khẳng định rằng liệu một người quá phụ thuộc vào smartphone lại bị giảm đi khả năng tư duy phân tích hay những điểm số thấp về năng lực suy nghĩ phân tích là do người dùng phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại.

Tác giả nghiên cứu này cũng đã nhận thức rõ những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đưa ra khả năng về một yếu tố thứ 3 tác động đến cả khía cạnh suy nghĩ phân tích và sử dụng smartphone. Nhiều khả năng, trình tìm kiếm chính là yếu tố thứ 3 gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng tư duy phân tích khi mà chúng có thể cung cấp một nguồn thông tin ngoài rất lớn. Do đó, người dùng có thể "chuyển tải" suy nghĩ sang các trình tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin này.

Theo 2 nhà nghiên cứu Golonka và Wilson thì nghiên cứu nên gợi ý về việc những ai thường suy nghĩ theo trực giác trên thực tế có thể thu được lợi ích từ việc sử dụng smartphone. Đây cũng là một ví dụ về hệ thống sinh học giúp bù đắp cho một điểm yếu bằng cách khai thác sự trợ giúp của một hệ thống công nghệ.

Nguồn: arstechnica.com
 

Hướng dẫn sử dụng

XenForo 1 XenForo 2
Translate by PVS

Dịch vụ XenForo của VNXF

Mr. Tuấn

Mobile/Zalo: 0988 488 096

Telegram: bluekpro

Email: [email protected]

Nhà Tài Trợ

Mút Xốp Không Gian
Mút Sofa Không Gian
Top Bottom