Trong suốt một tháng qua, tại thành phố cảng Duluth tại Minnesota, Mỹ, có một cộng đồng ruồi đang sống dựa vào một phần mềm máy tính.
Hệ thống máy tính này cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho các sinh vật bé nhỏ kia: chúng đưa vào lồng kính nước uống và dinh dưỡng dưới dạng sữa và đường. Các con ruồi tất nhiên là không đủ thông minh để nhận ra rằng đời chúng đang bị cai quả bởi một hệ thống ngoài, một hệ thống máy tính theo dõi và điều khiển cái thế giới nhỏ bé đó.
Người đứng sau hệ thống có tên FlyAI – Ruồi Trí tuệ nhân tạo này là nghệ sĩ, giáo sư David Bowen. Anh nói: “Chúng ta cần phải có cái nhìn thông minh hơn về những kế hoạch dành cho trí tệ nhân tạo, bởi không sớm thì muộn, không cách này hay cách khác thì chúng vẫn đang phát triển”.
Anh nói thêm, nghe gần giống như những lời cảnh báo của Stephen Hawking đã từng sử dụng, rằng “Có thể nó sẽ mang lại lợi ích lớn cho toàn nhân loại, hoặc nó sẽ là một thảm họa”.
Phần mềm chăm sóc ruồi này lấy hệ thống deep learning làm trung tâm, nó tự huấn luyện mình để thực hiện các hành động, như trong trường hợp này là xác định chính xác từng con ruồi một và cho chúng ăn. Khi con ruồi lướt qua camera, AI sẽ xác định xem đó có phải là con ruồi không và nếu như đúng, hệ thống sẽ truyền đường và sữa ra để cho ruồi ăn.
Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là thiết bị hoàn chỉnh. Trong một môi trường toàn ruồi là ruồi, phần mềm vẫn thường xuyên nhận dạng những con ruồi thành công tắc đèn điện hay thậm chí là một cốc cocktail trứng sữa. Mỗi khi hệ thống xảy ra lỗi như vậy là ruồi sẽ bị bỏ đói, mỗi lúc đó, anh Bowen sẽ phải ra tay can thiệp cứu lấy những sinh vật nhỏ bé kia.
Hệ thống này của anh Bowen được lấy cảm hứng từ cuốn sách của triết gia Nick Bostrom, cuốn sách mang tên Superintelligence: Paths, Dangers, Strategies (tạm dịch là Siêu Trí tuệ: Những con đường, Những mối nguy và những Giải pháp) – cuốn sách nói về cuộc sống sẽ ra sao, sẽ có những rủi ro gì khi tồn tại một thực thể trí tuệ nhân tạo cực kì siêu việt.
Nhưng hệ thống nuôi ruồi đơn giản này chứng minh rằng ta không cần tới siêu trí tuệ để chăm sóc một sinh vật sống, hệ thống này hoàn toàn dựa vào thư viện machine learning mã nguồn mở của Google mang tên TensorFlow. Bên cạnh đó, các thành phần của hệ thống chỉ là bộ phận nhận dạng hình ảnh đơn giản, chạy trên một chiếc máy tính Rasberry Pi đơn giản.
Ta cũng có thể liên tưởng hệ thống AI nuôi ruồi này với việc chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập. Như bạn thấy rõ ràng ở đây, con người đang tiến hóa dần, đang xây dựng nên những hệ thống AI nuôi dưỡng sự sống cho những thực thể sống khác. Có lẽ nào chúng ta cũng đang sống trong một thế giới như vậy? Nhưng nếu mà biết được điều đó, con người cũng vẫn sẽ chỉ “biết thế” và hoàn toàn bất lực, cũng giống như những con ruồi nhỏ bé kia vậy.
Màn hình hệ thống nhận dạng hình ảnh.
Chưa phải là chấm hết. Ngay trong hệ thống nuôi ruồi này, ta thấy được một điểm sáng trong tương lai (có thể) đen tối kia: những con ruồi đang chống đối lại hệ thống máy móc nuôi dưỡng nó bằng cách phóng uế bừa bãi khắp nơi, che mờ cả camera nhận dạng hình ảnh. Chúng có thể chết bởi hành động này, nhưng chính cái chết ấy đem lại cho chúng sự tự do.
Hơi sâu quá rồi, bởi vì cuối cùng thì mấy con ruồi cũng không đủ thông minh để chủ đích làm thế.
Theo Genk.vn
Theo iotvietnam.com
Hệ thống máy tính này cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho các sinh vật bé nhỏ kia: chúng đưa vào lồng kính nước uống và dinh dưỡng dưới dạng sữa và đường. Các con ruồi tất nhiên là không đủ thông minh để nhận ra rằng đời chúng đang bị cai quả bởi một hệ thống ngoài, một hệ thống máy tính theo dõi và điều khiển cái thế giới nhỏ bé đó.
Người đứng sau hệ thống có tên FlyAI – Ruồi Trí tuệ nhân tạo này là nghệ sĩ, giáo sư David Bowen. Anh nói: “Chúng ta cần phải có cái nhìn thông minh hơn về những kế hoạch dành cho trí tệ nhân tạo, bởi không sớm thì muộn, không cách này hay cách khác thì chúng vẫn đang phát triển”.
Anh nói thêm, nghe gần giống như những lời cảnh báo của Stephen Hawking đã từng sử dụng, rằng “Có thể nó sẽ mang lại lợi ích lớn cho toàn nhân loại, hoặc nó sẽ là một thảm họa”.
Phần mềm chăm sóc ruồi này lấy hệ thống deep learning làm trung tâm, nó tự huấn luyện mình để thực hiện các hành động, như trong trường hợp này là xác định chính xác từng con ruồi một và cho chúng ăn. Khi con ruồi lướt qua camera, AI sẽ xác định xem đó có phải là con ruồi không và nếu như đúng, hệ thống sẽ truyền đường và sữa ra để cho ruồi ăn.
Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là thiết bị hoàn chỉnh. Trong một môi trường toàn ruồi là ruồi, phần mềm vẫn thường xuyên nhận dạng những con ruồi thành công tắc đèn điện hay thậm chí là một cốc cocktail trứng sữa. Mỗi khi hệ thống xảy ra lỗi như vậy là ruồi sẽ bị bỏ đói, mỗi lúc đó, anh Bowen sẽ phải ra tay can thiệp cứu lấy những sinh vật nhỏ bé kia.
Hệ thống này của anh Bowen được lấy cảm hứng từ cuốn sách của triết gia Nick Bostrom, cuốn sách mang tên Superintelligence: Paths, Dangers, Strategies (tạm dịch là Siêu Trí tuệ: Những con đường, Những mối nguy và những Giải pháp) – cuốn sách nói về cuộc sống sẽ ra sao, sẽ có những rủi ro gì khi tồn tại một thực thể trí tuệ nhân tạo cực kì siêu việt.
Nhưng hệ thống nuôi ruồi đơn giản này chứng minh rằng ta không cần tới siêu trí tuệ để chăm sóc một sinh vật sống, hệ thống này hoàn toàn dựa vào thư viện machine learning mã nguồn mở của Google mang tên TensorFlow. Bên cạnh đó, các thành phần của hệ thống chỉ là bộ phận nhận dạng hình ảnh đơn giản, chạy trên một chiếc máy tính Rasberry Pi đơn giản.
Ta cũng có thể liên tưởng hệ thống AI nuôi ruồi này với việc chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập. Như bạn thấy rõ ràng ở đây, con người đang tiến hóa dần, đang xây dựng nên những hệ thống AI nuôi dưỡng sự sống cho những thực thể sống khác. Có lẽ nào chúng ta cũng đang sống trong một thế giới như vậy? Nhưng nếu mà biết được điều đó, con người cũng vẫn sẽ chỉ “biết thế” và hoàn toàn bất lực, cũng giống như những con ruồi nhỏ bé kia vậy.
Màn hình hệ thống nhận dạng hình ảnh.
Chưa phải là chấm hết. Ngay trong hệ thống nuôi ruồi này, ta thấy được một điểm sáng trong tương lai (có thể) đen tối kia: những con ruồi đang chống đối lại hệ thống máy móc nuôi dưỡng nó bằng cách phóng uế bừa bãi khắp nơi, che mờ cả camera nhận dạng hình ảnh. Chúng có thể chết bởi hành động này, nhưng chính cái chết ấy đem lại cho chúng sự tự do.
Hơi sâu quá rồi, bởi vì cuối cùng thì mấy con ruồi cũng không đủ thông minh để chủ đích làm thế.
Theo Genk.vn
Theo iotvietnam.com