- Tham gia
- 25/04/2015
- Bài viết
- 208
- Được Like
- 27
Việc đắn đo mua một chiếc máy tính có sở hữu màn hình cảm ứng thực sự là một điều rất khó khăn với người dùng. Bài viết này sẽ phân tích những ưu và nhược điểm khi có một chiếc máy tính màn hình cảm ứng.
Máy tính cảm ứng, chủ yếu là laptop có những ưu điểm của nó nhưng cũng đồng thời gặp phải rất nhiều các hạn chế mà chắc chắn người dùng không hề mong muốn.
Thời lượng pin kém
Một trong những nhược điểm đầu tiên và cũng đáng chú ý nhất với máy tính màn hình cảm ứng đó là thời lượng pin bị cắt giảm đi khá nhiều, ngay cả khi người dùng không sử dụng đến tính năng cảm ứng do phải duy trì nguồn điện năng cho hoạt động của màn hình điện dung.
Trong nhiều bài kiểm tra gam màu từ phía các chuyên gia và người dùng cho thấy, thời lượng pin trên laptop có màn hình cảm ứng đã bị giảm đi 25%. Đơn giản là vì nguồn điện năng từ pin của máy hầu như đều tập trung chủ yếu vào việc "nuôi" màn hình cảm ứng, dẫn tới giảm tổng thời lượng pin của máy.
Điều này cũng lí giải tại sao nhiều doanh nhân có nhu cầu làm việc cường độ cao và hay phải đi công tác xa sẽ không lựa chọn một chiếc laptop cảm ứng như là người bạn đồng hành lí tưởng.
Kho ứng dụng và phần mềm tối ưu cho cảm ứng
Đó chắc chắn là điều mà bất kì một người dùng nào cũng đều mong đợi ở một chiếc máy tính cảm ứng. Trên kho ứng dụng Windows Store, không khó để người dùng có thể kiếm được cho mình một ứng dụng hỗ trợ tối đa các thao tác cảm ứng. Và đó là điều mà một chiếc máy tính cảm ứng có thể đem lại cho bạn.
Những ứng dụng này không chỉ là một hình thức giải trí mà hơn hết nó còn rất hữu ích với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu như bạn đã từng thấy một đứa trẻ chơi trò chơi hay dùng các ứng dụng iPad, chắc hẳn bạn cũng sẽ đồng ý với quan điểm rằng chúng có thể xử lí thông tin rất nhanh chóng khi được chạm, tiếp xúc với màn hình cảm ứng thay vì phải thông qua các thiết bị vật lí như bàn phím hay chuột.
Tiện ích tổng quan không như mong đợi
Nhìn nhận một cách khách quan, mặc dù màn hình cảm ứng đem lại một lợi thế khá lớn về khả năng xử lí các tác vụ như chơi game, duyệt web hay xem ảnh. Tuy nhiên, để khẳng định mối quan hệ tối ưu giữa màn hình cảm ứng và hiệu suất công việc thì đó dường như là công việc rất khó.
Nếu như bạn là một người phải làm việc nhiều với phần mềm Adobe Photoshop, ắt hẳn mọi thao tác sẽ không thể nào chính xác hoàn toàn như thao tác trên chuột và bàn phím, bởi ngay cả một chiếc tablet Wacom kèm bút cảm ứng vẫn chưa thể nào làm hài lòng các kĩ sư thiết kế hiện nay.
Điều nực cười hơn là đối với hầu hết người dùng Windows 8 (hiện nay vẫn còn sự xuất hiện của giao diện Metro) khi được hỏi muốn vào màn hình nào sau khi khởi động, hầu hết đều chọn màn hình desktop thay vì giao diện Metro.
Đó là chưa kể, việc phải thao tác trên một màn hình cảm ứng với nhiều biểu tượng hay thư mục nhỏ đôi khi là cả một "sự bất tiện" với người dùng nếu không may ấn nhầm.
Chi phí đắt đỏ, liệu có đáng?
Điều chắc chắn không muốn nhắc tới nhưng người dùng vẫn phải thừa nhận rằng, máy tính có tính năng cảm ứng thường có giá bán khá "chát". Thông thường, chi phí bỏ ra để mua một chiếc laptop có hỗ trợ cảm ứng thường cao hơn so với laptop thường khoảng từ 2 - 4 triệu đồng.
Giá bán cao hơn là vì màn hình cảm ứng đắt hơn so với màn hình LCD thông thường. Nếu như người dùng không phải bỏ ra thêm một khoản tiền lớn như vậy chỉ để sở hữu một chiếc máy tính cảm ứng thì họ đã có thể nâng cấp thêm vi xử lí cao cấp, dung lượng RAM lớn hơn hay bộ nhớ trong khủng.
Tuy nhiên, nếu như vấn đề giá cả không phải là điều bạn quan tâm mà là sự trải nghiệm thực sự với công nghệ màn hình cảm ứng thay vì dùng chuột hay bàn phím thì điều này không có nhiều ý nghĩa.
Kết luận
Màn hình cảm ứng đã và đang là xu thế của thời đại, do vậy nó phải có mặt trên hầu hết mọi thiết bị điện tử hiện nay bao gồm máy tính cảm ứng.
Máy tính cảm ứng ra đời cũng với mục đích rất đơn giản là đưa các thiết bị của thời đại công nghiệp PC trước tới với thời đại mới, nơi mà con người có thể thao tác khá dễ dàng trên các máy tính cảm ứng để làm việc hay giải trí, điều tưởng chừng như 10-20 năm trước mới chỉ là một khái niệm mơ hồ chưa được định hình.
Máy tính cảm ứng, chủ yếu là laptop có những ưu điểm của nó nhưng cũng đồng thời gặp phải rất nhiều các hạn chế mà chắc chắn người dùng không hề mong muốn.
Thời lượng pin kém
Một trong những nhược điểm đầu tiên và cũng đáng chú ý nhất với máy tính màn hình cảm ứng đó là thời lượng pin bị cắt giảm đi khá nhiều, ngay cả khi người dùng không sử dụng đến tính năng cảm ứng do phải duy trì nguồn điện năng cho hoạt động của màn hình điện dung.
Trong nhiều bài kiểm tra gam màu từ phía các chuyên gia và người dùng cho thấy, thời lượng pin trên laptop có màn hình cảm ứng đã bị giảm đi 25%. Đơn giản là vì nguồn điện năng từ pin của máy hầu như đều tập trung chủ yếu vào việc "nuôi" màn hình cảm ứng, dẫn tới giảm tổng thời lượng pin của máy.
Điều này cũng lí giải tại sao nhiều doanh nhân có nhu cầu làm việc cường độ cao và hay phải đi công tác xa sẽ không lựa chọn một chiếc laptop cảm ứng như là người bạn đồng hành lí tưởng.
Kho ứng dụng và phần mềm tối ưu cho cảm ứng
Đó chắc chắn là điều mà bất kì một người dùng nào cũng đều mong đợi ở một chiếc máy tính cảm ứng. Trên kho ứng dụng Windows Store, không khó để người dùng có thể kiếm được cho mình một ứng dụng hỗ trợ tối đa các thao tác cảm ứng. Và đó là điều mà một chiếc máy tính cảm ứng có thể đem lại cho bạn.
Những ứng dụng này không chỉ là một hình thức giải trí mà hơn hết nó còn rất hữu ích với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu như bạn đã từng thấy một đứa trẻ chơi trò chơi hay dùng các ứng dụng iPad, chắc hẳn bạn cũng sẽ đồng ý với quan điểm rằng chúng có thể xử lí thông tin rất nhanh chóng khi được chạm, tiếp xúc với màn hình cảm ứng thay vì phải thông qua các thiết bị vật lí như bàn phím hay chuột.
Tiện ích tổng quan không như mong đợi
Nhìn nhận một cách khách quan, mặc dù màn hình cảm ứng đem lại một lợi thế khá lớn về khả năng xử lí các tác vụ như chơi game, duyệt web hay xem ảnh. Tuy nhiên, để khẳng định mối quan hệ tối ưu giữa màn hình cảm ứng và hiệu suất công việc thì đó dường như là công việc rất khó.
Nếu như bạn là một người phải làm việc nhiều với phần mềm Adobe Photoshop, ắt hẳn mọi thao tác sẽ không thể nào chính xác hoàn toàn như thao tác trên chuột và bàn phím, bởi ngay cả một chiếc tablet Wacom kèm bút cảm ứng vẫn chưa thể nào làm hài lòng các kĩ sư thiết kế hiện nay.
Điều nực cười hơn là đối với hầu hết người dùng Windows 8 (hiện nay vẫn còn sự xuất hiện của giao diện Metro) khi được hỏi muốn vào màn hình nào sau khi khởi động, hầu hết đều chọn màn hình desktop thay vì giao diện Metro.
Đó là chưa kể, việc phải thao tác trên một màn hình cảm ứng với nhiều biểu tượng hay thư mục nhỏ đôi khi là cả một "sự bất tiện" với người dùng nếu không may ấn nhầm.
Chi phí đắt đỏ, liệu có đáng?
Điều chắc chắn không muốn nhắc tới nhưng người dùng vẫn phải thừa nhận rằng, máy tính có tính năng cảm ứng thường có giá bán khá "chát". Thông thường, chi phí bỏ ra để mua một chiếc laptop có hỗ trợ cảm ứng thường cao hơn so với laptop thường khoảng từ 2 - 4 triệu đồng.
Giá bán cao hơn là vì màn hình cảm ứng đắt hơn so với màn hình LCD thông thường. Nếu như người dùng không phải bỏ ra thêm một khoản tiền lớn như vậy chỉ để sở hữu một chiếc máy tính cảm ứng thì họ đã có thể nâng cấp thêm vi xử lí cao cấp, dung lượng RAM lớn hơn hay bộ nhớ trong khủng.
Tuy nhiên, nếu như vấn đề giá cả không phải là điều bạn quan tâm mà là sự trải nghiệm thực sự với công nghệ màn hình cảm ứng thay vì dùng chuột hay bàn phím thì điều này không có nhiều ý nghĩa.
Kết luận
Màn hình cảm ứng đã và đang là xu thế của thời đại, do vậy nó phải có mặt trên hầu hết mọi thiết bị điện tử hiện nay bao gồm máy tính cảm ứng.
Máy tính cảm ứng ra đời cũng với mục đích rất đơn giản là đưa các thiết bị của thời đại công nghiệp PC trước tới với thời đại mới, nơi mà con người có thể thao tác khá dễ dàng trên các máy tính cảm ứng để làm việc hay giải trí, điều tưởng chừng như 10-20 năm trước mới chỉ là một khái niệm mơ hồ chưa được định hình.
Tuy nhiên, rõ ràng trước khi lựa chọn một sản phẩm đặc thù như vậy, chúng ta cần hiểu rõ những ưu nhược điểm của màn hình cảm ứng và kết hợp cùng nhu cầu bản thân để có thể đưa ra được sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Nguồn:thongtincongnghe
Bài viết liên quan
Bài viết mới