Trang KoreaTimes của Hàn Quốc đưa tin Vingroup chuẩn bị mua lại tất cả các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của LG Electronics tại Việt Nam, Trung Quốc và Brazil, trong bối cảnh gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang tiến hành bán tách bộ phận truyền thông di động do thâm hụt gia tăng trong những năm gần đây.
"Chính phủ Việt Nam và Vingroup đang tìm cách mở rộng sang các ngành công nghệ cao và thúc đẩy tạo việc làm tại địa phương. Ngoài ra, nhu cầu cao cấp trong khu vực bao gồm Việt Nam, Myanmar và Thái Lan cũng cao", một quan chức cấp cao trong ngành cho biết. "Họ chỉ đang tìm cách mua lại các cơ sở sản xuất, trong khi LG có kế hoạch tiếp tục hoạt động R&D nhưng với số lượng nhân viên cắt giảm sẽ đóng tại trụ sở chính tại Hàn Quốc. Vingroup đã đưa ra lời đề nghị tốt nhất trong số những người mua tiềm năng khác."
Hôm thứ Tư 21/1, Giám đốc điều hành LG Electronics Kwon Bong-seok đã ám chỉ rằng tập đoàn sẽ rút khỏi lĩnh vực sản xuất điện thoại di động và nói rằng công ty đã sẵn sàng cho tất cả các lựa chọn về việc có tiếp tục kinh doanh điện thoại thông minh, vốn đang thua lỗ, nữa hay không.
Facebook là một trong những công ty quan tâm đến việc hấp thụ các bằng sáng chế liên quan đến điện thoại di động của LG và các tài sản trí tuệ khác không phải công nghệ phần cứng.
LG Electronics hiện đang vận hành một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam, thứ mà Vingroup có thể tận dụng để tăng khả năng cạnh tranh điện thoại thông minh toàn cầu đồng thời tạo thêm việc làm tại địa phương, trong khi các nhà máy ở Brazil và Trung Quốc sẽ được sử dụng để thâm nhập thị trường khu vực tốt hơn. Vào năm 2019, LG đã tích hợp nhà máy sản xuất ở Pyeongtaek (Hàn Quốc) với nhà máy tại Hải Phòng, cũng như di dời các cơ sở sản xuất điện thoại thông minh quan trọng của mình đến đó.
Trong khi đó, Vingroup đã ra mắt bộ phận sản xuất điện thoại thông minh Vinsmart vào năm 2018 và vận hành một nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Hải Phòng, gần nhà máy điện thoại thông minh của LG. Nếu được gộp lại, đây hứa hẹn sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp cho tập đoàn Việt Nam.
LG Electronics được cho là đã xem xét việc bán tách các nhà máy sản xuất của mình, đồng thời giữ lại lĩnh vực R&D, để nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Một quan chức của LG Electronics nói: "Chúng tôi có tất cả các khả năng và đang xem xét tất cả các phương án kinh doanh. Một khi hai bên đạt được thỏa thuận, LG Electronics có thể sẽ đi theo con đường tương tự như Apple, trong đó LG sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và R&D trong khi Vingroup lắp ráp các sản phẩm như một công ty sản xuất thiết bị gốc (OEM)."
Trấn an nhân viên, Giám đốc điều hành Kwon của LG Electronics đã gửi e-mail hôm 21/1 thừa nhận rằng sẽ có những nỗ lực tái cơ cấu ở quy mô lớn. "Cho dù số phận của bộ phận truyền thông di động được quyết định như thế nào, nhân viên cũng không nên lo lắng vì công việc sẽ được duy trì", ông nói. "Chúng tôi đã đến một thời điểm mà chúng tôi phải đánh giá một cách khách quan về khả năng cạnh tranh trong tương lai của thiết bị di động và ra quyết định cho phù hợp."
Công ty này được biết đã cố gắng vực dậy bộ phận bằng cách nâng cao danh mục sản phẩm và di dời các cơ sở sản xuất, nhưng không thể giảm khoảng cách công nghệ với các đối thủ lớn như Samsung và Apple. LG đã chứng kiến mức thâm hụt trong 23 quý liên tiếp trong mảng điện thoại thông minh của mình, bắt đầu từ quý 2/2015 và thâm hụt hoạt động lũy kế đã lên tới 5.000 tỷ won vào cuối năm ngoái.
Theo Genk
"Chính phủ Việt Nam và Vingroup đang tìm cách mở rộng sang các ngành công nghệ cao và thúc đẩy tạo việc làm tại địa phương. Ngoài ra, nhu cầu cao cấp trong khu vực bao gồm Việt Nam, Myanmar và Thái Lan cũng cao", một quan chức cấp cao trong ngành cho biết. "Họ chỉ đang tìm cách mua lại các cơ sở sản xuất, trong khi LG có kế hoạch tiếp tục hoạt động R&D nhưng với số lượng nhân viên cắt giảm sẽ đóng tại trụ sở chính tại Hàn Quốc. Vingroup đã đưa ra lời đề nghị tốt nhất trong số những người mua tiềm năng khác."
Hôm thứ Tư 21/1, Giám đốc điều hành LG Electronics Kwon Bong-seok đã ám chỉ rằng tập đoàn sẽ rút khỏi lĩnh vực sản xuất điện thoại di động và nói rằng công ty đã sẵn sàng cho tất cả các lựa chọn về việc có tiếp tục kinh doanh điện thoại thông minh, vốn đang thua lỗ, nữa hay không.
Facebook là một trong những công ty quan tâm đến việc hấp thụ các bằng sáng chế liên quan đến điện thoại di động của LG và các tài sản trí tuệ khác không phải công nghệ phần cứng.
LG Electronics hiện đang vận hành một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam, thứ mà Vingroup có thể tận dụng để tăng khả năng cạnh tranh điện thoại thông minh toàn cầu đồng thời tạo thêm việc làm tại địa phương, trong khi các nhà máy ở Brazil và Trung Quốc sẽ được sử dụng để thâm nhập thị trường khu vực tốt hơn. Vào năm 2019, LG đã tích hợp nhà máy sản xuất ở Pyeongtaek (Hàn Quốc) với nhà máy tại Hải Phòng, cũng như di dời các cơ sở sản xuất điện thoại thông minh quan trọng của mình đến đó.
Trong khi đó, Vingroup đã ra mắt bộ phận sản xuất điện thoại thông minh Vinsmart vào năm 2018 và vận hành một nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Hải Phòng, gần nhà máy điện thoại thông minh của LG. Nếu được gộp lại, đây hứa hẹn sẽ mang lại sức mạnh tổng hợp cho tập đoàn Việt Nam.
LG Electronics được cho là đã xem xét việc bán tách các nhà máy sản xuất của mình, đồng thời giữ lại lĩnh vực R&D, để nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Một quan chức của LG Electronics nói: "Chúng tôi có tất cả các khả năng và đang xem xét tất cả các phương án kinh doanh. Một khi hai bên đạt được thỏa thuận, LG Electronics có thể sẽ đi theo con đường tương tự như Apple, trong đó LG sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và R&D trong khi Vingroup lắp ráp các sản phẩm như một công ty sản xuất thiết bị gốc (OEM)."
Trấn an nhân viên, Giám đốc điều hành Kwon của LG Electronics đã gửi e-mail hôm 21/1 thừa nhận rằng sẽ có những nỗ lực tái cơ cấu ở quy mô lớn. "Cho dù số phận của bộ phận truyền thông di động được quyết định như thế nào, nhân viên cũng không nên lo lắng vì công việc sẽ được duy trì", ông nói. "Chúng tôi đã đến một thời điểm mà chúng tôi phải đánh giá một cách khách quan về khả năng cạnh tranh trong tương lai của thiết bị di động và ra quyết định cho phù hợp."
Công ty này được biết đã cố gắng vực dậy bộ phận bằng cách nâng cao danh mục sản phẩm và di dời các cơ sở sản xuất, nhưng không thể giảm khoảng cách công nghệ với các đối thủ lớn như Samsung và Apple. LG đã chứng kiến mức thâm hụt trong 23 quý liên tiếp trong mảng điện thoại thông minh của mình, bắt đầu từ quý 2/2015 và thâm hụt hoạt động lũy kế đã lên tới 5.000 tỷ won vào cuối năm ngoái.
Tham khảo KoreaTimes
Theo Genk