Tình trạng mất điện hàng loạt và thời tiết sương mù dai dẳng đã ập đến các thành phố trên khắp Iran. Đây là một sự kết hợp độc hại khi đất nước này, vốn đã chịu nhiều áp lực kinh tế và các lệnh trừng phạt của Mỹ, cũng đang đồng thời chống chọi với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trong khu vực.
Trên thực tế, tình trạng mất điện không phải là điều mới mẻ ở Iran, nơi có một ngành công nghiệp điện già cỗi và đang gặp khó khăn do quản lý yếu kém.
Nhưng lần này, các quan chức chính phủ nói rằng việc khai thác bitcoin tại các mỏ cày tiền điện tử - hoạt động kinh doanh tiêu tốn nhiều năng lượng của việc sử dụng lượng lớn máy tính để xác minh các giao dịch tiền kỹ thuật số - là một phần của nguyên nhân.
Các mỏ khai thác tiền ảo ở Iran thường đặt thiết bị trong các container.
Công ty điện lực nhà nước của Iran, Tavanir, hôm thứ Tư tuần trước thông báo rằng họ đã đóng cửa một trung tâm cày tiền ảo lớn do cả người Trung Quốc và Iran điều hành ở tỉnh Kerman, miền đông nam nước này, vì tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Mặc dù trung tâm này trước đó đã được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của chính phủ.
Cùng với việc chỉ tay vào các hoạt động hợp pháp, các quan chức Iran cũng đặc biệt chỉ ra rằng những người khai thác tiền điện tử bất hợp pháp đã gây căng thẳng cho hệ thống lưới điện quốc gia, theo Mostafa Rajabi Mashhadi, người phát ngôn của ngành điện tại Bộ năng lượng Iran. Bên cạnh đó, Ali Vaezi, người phát ngôn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, cho biết chính phủ nước này sẽ điều tra các trường hợp trang trại tiền điện tử không có giấy phép.
Đáp lại, những người hoạt động trong ngành công nghiệp tiền ảo ở Iran đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của chính phủ, nói rằng ngành công nghiệp này đang bị đổ lỗi cho một vấn đề lớn hơn.
"Các thợ đào tiền ảo không liên quan gì đến việc mất điện", Ziya Sadr, một nhà nghiên cứu tiền điện tử ở Tehran, cho biết. "Khai thác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng công suất điện ở Iran."
"Có một thực tế là sự quản lý yếu kém và tình hình rất tồi tệ của lưới điện ở Iran, cùng các thiết bị lạc hậu của các nhà máy đã không thể hỗ trợ tốt cho lưới điện vận hành", ông nói thêm. Bản thân chính phủ nước này cũng chỉ ra việc giá điện rẻ, được kích hoạt bởi trợ cấp của chính phủ, là một nguyên nhân chính khác gây ra tình trạng mất điện.
Một thành viên của hội đồng quản trị Hiệp hội Blockchain Iran nói rằng lượng điện được sử dụng bởi những người khai thác tiền điện tử được ước tính là chỉ tương đương lượng điện bị mất bởi hệ thống mạng lưới trong quá trình phân phối.
Một mỏ cày tiền ảo ngụy trang bên dưới một trang trại chăn bò.
Sự bế tắc này tiếp tục nhấn mạnh thêm con đường đầy chông gai phía trước cho tiền điện tử, thứ mà theo lý thuyết có thể phát triển mạnh ở một quốc gia kinh tế khó khăn như Iran. Bởi nhiều người tại quốc gia này đã chào đón nó như một thứ có thể thay thế hệ thống ngân hàng, nhằm vượt qua các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ.
Chuyên gia Ziya Sadr cho biết hoạt động khai thác bitcoin đã diễn ra bất hợp pháp ở Iran từ cách đây vài năm. Ban đầu, các thợ đào sử dụng máy tính và các thiết bị khác được nhập lậu từ những nơi như Trung Quốc. Sau đó, vào năm 2019, chính phủ nước này đã thông qua luật để điều chỉnh các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ: Những người khai thác bitcoin và các loại tiền điện tử khác phải xin giấy phép để vận hành và nhập khẩu máy tính cùng thiết bị liên quan. Việc đăng ký này cho phép chính phủ cung cấp điện cho các mỏ cày tiền ảo với lưu lượng cao hơn.
Trong khi đó, các vấn đề về điện vẫn tiếp diễn. Trong những ngày gần đây, các nhà máy điện quá tải đã ngừng hoạt động do nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm gia đình tăng cao. Một số khác được cho là đã chuyển sang sử dụng nhiên liệu cấp thấp để duy trì hoạt động của lưới điện. Mức độ ô nhiễm tại thủ đô Tehran đã chạm mức "rất nguy hiểm".
"Sự kết hợp giữa điện giá rẻ và lạm phát cao của Iran đã khiến nước này trở thành điểm đến lý tưởng cho quá trình tạo ra hoặc khai thác các loại tiền kỹ thuật số, vốn tiêu tốn nhiều năng lượng", chuyên gia tiền điện tử Ali Beikverdi cho biết. "Bất kỳ quốc gia nào có điện rẻ và diện tích rộng lớn sẽ là một nơi hoàn hảo để khai thác bitcoin. Ở Hàn Quốc, điều đó sẽ không có lãi vì sẽ phải chi rất nhiều tiền cho chi phí điện."
Theo Genk
Trên thực tế, tình trạng mất điện không phải là điều mới mẻ ở Iran, nơi có một ngành công nghiệp điện già cỗi và đang gặp khó khăn do quản lý yếu kém.
Nhưng lần này, các quan chức chính phủ nói rằng việc khai thác bitcoin tại các mỏ cày tiền điện tử - hoạt động kinh doanh tiêu tốn nhiều năng lượng của việc sử dụng lượng lớn máy tính để xác minh các giao dịch tiền kỹ thuật số - là một phần của nguyên nhân.
Các mỏ khai thác tiền ảo ở Iran thường đặt thiết bị trong các container.
Công ty điện lực nhà nước của Iran, Tavanir, hôm thứ Tư tuần trước thông báo rằng họ đã đóng cửa một trung tâm cày tiền ảo lớn do cả người Trung Quốc và Iran điều hành ở tỉnh Kerman, miền đông nam nước này, vì tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Mặc dù trung tâm này trước đó đã được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của chính phủ.
Cùng với việc chỉ tay vào các hoạt động hợp pháp, các quan chức Iran cũng đặc biệt chỉ ra rằng những người khai thác tiền điện tử bất hợp pháp đã gây căng thẳng cho hệ thống lưới điện quốc gia, theo Mostafa Rajabi Mashhadi, người phát ngôn của ngành điện tại Bộ năng lượng Iran. Bên cạnh đó, Ali Vaezi, người phát ngôn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, cho biết chính phủ nước này sẽ điều tra các trường hợp trang trại tiền điện tử không có giấy phép.
Đáp lại, những người hoạt động trong ngành công nghiệp tiền ảo ở Iran đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của chính phủ, nói rằng ngành công nghiệp này đang bị đổ lỗi cho một vấn đề lớn hơn.
"Các thợ đào tiền ảo không liên quan gì đến việc mất điện", Ziya Sadr, một nhà nghiên cứu tiền điện tử ở Tehran, cho biết. "Khai thác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng công suất điện ở Iran."
"Có một thực tế là sự quản lý yếu kém và tình hình rất tồi tệ của lưới điện ở Iran, cùng các thiết bị lạc hậu của các nhà máy đã không thể hỗ trợ tốt cho lưới điện vận hành", ông nói thêm. Bản thân chính phủ nước này cũng chỉ ra việc giá điện rẻ, được kích hoạt bởi trợ cấp của chính phủ, là một nguyên nhân chính khác gây ra tình trạng mất điện.
Một thành viên của hội đồng quản trị Hiệp hội Blockchain Iran nói rằng lượng điện được sử dụng bởi những người khai thác tiền điện tử được ước tính là chỉ tương đương lượng điện bị mất bởi hệ thống mạng lưới trong quá trình phân phối.
Một mỏ cày tiền ảo ngụy trang bên dưới một trang trại chăn bò.
Sự bế tắc này tiếp tục nhấn mạnh thêm con đường đầy chông gai phía trước cho tiền điện tử, thứ mà theo lý thuyết có thể phát triển mạnh ở một quốc gia kinh tế khó khăn như Iran. Bởi nhiều người tại quốc gia này đã chào đón nó như một thứ có thể thay thế hệ thống ngân hàng, nhằm vượt qua các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ.
Chuyên gia Ziya Sadr cho biết hoạt động khai thác bitcoin đã diễn ra bất hợp pháp ở Iran từ cách đây vài năm. Ban đầu, các thợ đào sử dụng máy tính và các thiết bị khác được nhập lậu từ những nơi như Trung Quốc. Sau đó, vào năm 2019, chính phủ nước này đã thông qua luật để điều chỉnh các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ: Những người khai thác bitcoin và các loại tiền điện tử khác phải xin giấy phép để vận hành và nhập khẩu máy tính cùng thiết bị liên quan. Việc đăng ký này cho phép chính phủ cung cấp điện cho các mỏ cày tiền ảo với lưu lượng cao hơn.
Trong khi đó, các vấn đề về điện vẫn tiếp diễn. Trong những ngày gần đây, các nhà máy điện quá tải đã ngừng hoạt động do nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm gia đình tăng cao. Một số khác được cho là đã chuyển sang sử dụng nhiên liệu cấp thấp để duy trì hoạt động của lưới điện. Mức độ ô nhiễm tại thủ đô Tehran đã chạm mức "rất nguy hiểm".
"Sự kết hợp giữa điện giá rẻ và lạm phát cao của Iran đã khiến nước này trở thành điểm đến lý tưởng cho quá trình tạo ra hoặc khai thác các loại tiền kỹ thuật số, vốn tiêu tốn nhiều năng lượng", chuyên gia tiền điện tử Ali Beikverdi cho biết. "Bất kỳ quốc gia nào có điện rẻ và diện tích rộng lớn sẽ là một nơi hoàn hảo để khai thác bitcoin. Ở Hàn Quốc, điều đó sẽ không có lãi vì sẽ phải chi rất nhiều tiền cho chi phí điện."
Tham khảo washingtonpost
Theo Genk