Châu Âu đặt cược vào công nghệ 'bất khả chiến bại' của Trung Quốc để giành chiến thắng trong cuộc đua không gian

Ngành công nghiệp vũ trụ của châu Âu sẽ cố gắng kết hợp với những tiến bộ của Trung Quốc trong truyền thông an toàn để đạt được lợi thế so với các mạng vệ tinh băng thông rộng, bao gồm cả hệ thống OneWeb do Anh hậu thuẫn, quan chức không gian cấp cao nhất của Pháp cho biết.

Tiến bộ mà ông nhắc tới là việc các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển cái mà họ gọi là một hình thức liên lạc vệ tinh toàn cầu "không thể bị kiểm soát" dựa trên vật lý lượng tử để mã hóa tín hiệu. Nước này cũng đã phóng một vệ tinh vào năm 2016 để thử nghiệm công nghệ non trẻ này và đạt được thành tựu đáng khích lệ.

Và hiện nay, các quan chức phụ trách lĩnh vực không gian của châu Âu cho biết các hệ thống tương tự đã được lên kế hoạch để có thể bảo đảm một mạng lưới vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái đất, cũng như cung cấp cho nó một khả năng để cạnh tranh với các dự án như Starlink của Elon Musk, hay OneWeb - dự án đã được giải cứu khỏi tình trạng phá sản vào năm ngoái bởi chính phủ Anh và tỷ phú Ấn Độ Sunil Mittal.

photo-1-16099187428941145158039.jpg


Ảnh chụp ngày 26/11/2016 cho thấy một liên kết vệ tinh với trái đất được thiết lập giữa vệ tinh lượng tử "Micius" và trạm liên lạc lượng tử mặt đất ở Xinglong, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc.


"Rõ ràng là chúng ta phải xem xét các công nghệ khác với những công nghệ được sử dụng bởi các hệ thống được đưa vào quỹ đạo và đã được hình thành cách đây khoảng một thập kỷ", người đứng đầu cơ quan vũ trụ CNES của Pháp, Jean-Yves Le Gall, cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến hôm qua 5/1.

Mạng quỹ đạo thấp quanh Trái đất có khả năng cung cấp kết nối Internet nhanh hơn nhiều so với việc liên lạc không gian, thường được vận hành từ các vệ tinh địa tĩnh ở các quỹ đạo xa hơn. Tuy nhiên, lộ trình sinh lời của chúng không rõ ràng vì các thiết bị đầu cuối trên mặt đất rất phức tạp và tốn kém.

Le Gall cho biết các chính phủ châu Âu đang muốn đạt được chỗ đứng trong công nghệ lượng tử để đảm bảo khả năng truyền thông an toàn qua mạng, dù là những người tham gia khá muộn vào cuộc chơi này. Trong khi các đối thủ như Starlink đang được thử nghiệm với các khách hàng tiềm năng và OneWeb của Anh đã đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ băng thông rộng toàn cầu trong vòng 18 tháng.

photo-1-16099188451161164573821.jpg


Dự án do Ủy viên Thị trường Nội bộ EU, Thierry Breton, dẫn đầu được hứa hẹn sẽ mang lại cho châu Âu khả năng xây dựng một hệ thống vệ tinh "cây nhà lá vườn" bên trong quỹ đạo thấp quanh Trái đất, giống như cách hệ thống định vị địa lý Galileo của họ đang cạnh tranh với GPS của quân đội Mỹ.

Và đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng sẽ là gã khổng lồ trong ngành hàng không vũ trụ Airbus. Tập đoàn này sẽ dẫn đầu một nhóm các công ty lớn khác như Thales Alenia Space, OHB SE, các nhà khai thác vệ tinh Eutelsat Communications SA và SES SA cùng các công ty vũ trụ như Telespazio và Arianespace. Hệ thống mới này sẽ có giá ước tính khoảng 6 tỷ euro (khoảng 7,4 tỷ USD)

"Breton sẽ cho biết thêm chi tiết về dự án tại một hội nghị vào tuần tới", ông Le Gall cho biết.

Trước đó, Vương quốc Anh đã cam kết chi 500 triệu USD cho cuộc giải cứu OneWeb, như một phần của các biện pháp nhằm tăng cường khả năng liên lạc toàn cầu sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu. Bởi Brexit đồng nghĩa với việc Anh sẽ bị cắt khỏi cấp độ quân sự và an toàn cao nhất của hệ thống định vị Galileo.

Le Gall cho biết EU đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán để đánh giá mức độ tiếp cận mà Anh vẫn có thể có trong hệ thống Galileo, với tư cách là một quốc gia đối tác giống như Na Uy hay Mỹ.

"Hiện tại còn quá sớm để nói nó sẽ kết thúc như thế nào. Rõ ràng ngày nay Vương quốc Anh đã ra khỏi EU. Vì vậy, họ đã rời khỏi Galileo vĩnh viễn và bây giờ muốn quay trở lại nhưng sẽ chỉ tư cách là một đối tác liên kết, bởi vì họ không phải là một quốc gia thành viên", Le Gall nói thêm.

Tham khảo Bloomberg

Theo Genk
 

Top Bottom