Cháy xe điện Tesla - Nỗi ám ảnh không chỉ với nạn nhân mà của cả nhân viên cứu hỏa

Vài giây sau khi Usmaan Ahmad nghe thấy tiếng nổ trong chiếc Tesla Model S đang đỗ trên con đường ở ngoại ô Dallas, ngọn lửa bắt đầu phụt ra khỏi chiếc xe 5 năm tuổi của anh ấy.

Sự việc xảy ra cuối tháng trước, nhưng Ahmad, 41 tuổi, vẫn như thấy nó vừa xảy ra. Anh mô tả âm thanh mình nghe được giống như "tiếng trục bánh xe rơi xuống". Khi đó, anh đang đứng bên lề đường, rồi chiếc xe bốc cháy dữ dội với ngọn lửa tập trung quanh bánh phụ phía trước.

"Mọi thứ bắn ra như một khẩu súng phun lửa", anh nhớ lại.

1-1609231816939540221684.jpg


Chiếc Tesla Model S 2015 của Ahmad bốc cháy dữ dội vào ngày 23/11 vừa qua.


Vụ cháy xe hơi của Ahmad là một trong những vụ cháy ngày càng nhiều, liên quan đến các dòng xe Tesla Model S và X mà các chuyên gia cho rằng có vấn đề liên quan đến pin, thứ sẽ ảnh hưởng tới độ an toàn và độ bền của xe điện khi chúng cũ đi theo thời gian. Người phát ngôn của Cục An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA), Sean Rushton, cho biết cơ quan này đang đánh giá vụ cháy chiếc xe của Ahmad vào ngày 23/11 vừa qua.

Tesla đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

Năm ngoái,NHTSA đã thực hiện một cuộc điều tra dựa trên cáo buộc Tesla đã thao túng phần mềm pin trên các mẫu xe cũ để giảm nguy cơ cháy nổ, giảm phạm vi hoạt động và kéo dài thời gian sạc trong khi công ty này tìm cách giải quyết một lỗi chưa được tiết lộ.

Khi đó, Tesla đã lập luận rằng ô tô của hãng có nguy cơ bắt lửa thấp hơn 10 lần so với xe chạy xăng, trích dẫn dữ liệu về số sự cố tính theo quãng đường đã đi của xe điện so với các phương tiện khác. Các mẫu xe điện khác cũng phải đối mặt với sự giám sát của liên bang và tiến hành các đợt thu hồi tự nguyện do nguy cơ hỏa hoạn.

Tháng trước, General Motors đã phải thu hồi hơn 50.000 xe điện Chevrolet Bolt tại Mỹ do có khả năng gây cháy trong bộ pin điện áp cao, sau khi NHTSA xác nhận có 5 vụ cháy liên quan đến chiếc xe này, trong đó có 2 vụ cháy nổ gây thương tích.

Audi cũng đã thu hồi chiếc xe điện dòng SUV của mình vào năm ngoái ngay sau khi ra mắt tại Mỹ, sau khi phát hiện ra nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn mà công ty cho rằng đó là vấn đề về hệ thống dây điện.

3-1609231883826552041340.jpg


Ngọn lửa được cho là xuất phát từ bánh trước bên ghế phụ của xe.


Theo các chuyên gia, ô tô điện bắt lửa với tốc độ tương tự ô tô chạy bằng xăng, nếu không muốn nói là ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên, thời gian và cường độ của đám cháy, được thúc đẩy bởi hóa chất và sự tích tụ nhiệt cực mạnh trong hệ thống pin lithium-ion, có thể khiến đám cháy trong ô tô điện khó dập tắt hơn.

"Cháy pin có thể mất đến 24 giờ để dập tắt", chính Tesla cũng đã ghi rõ điều này trong một hướng dẫn ứng phó khẩn cấp cho dòng xe Model S trên website của mình.

Theo một báo cáo của NHTSA, cháy xe điện có thể là do phản ứng dây chuyền của các sự kiện, ví dụ, một khiếm khuyết gây ra quá nhiệt trong một bộ phận đơn lẻ. Thông qua sự cố đó, nhiệt có thể đốt cháy các vật liệu rất dễ cháy xung quanh nguồn cháy và lan sang phần còn lại của pin, cuối cùng vượt ra ngoài tầm kiểm soát khi nhiệt độ và áp suất tăng, trong một quá trình được gọi là "Thermal Runaway" (tạm dịch quá trình chạy trốn của nhiệt). Tuy nhiên, vấn đề có thể không liên quan đến pin, mà là thực tế là các loại xe điện hiện nay vẫn tương đối mới trên thị trường. Do đó, các tiêu chuẩn an toàn thống nhất vẫn chưa được áp dụng.

5-1609231920575136589838.jpg


Ahmad cho biết anh rất muốn Tesla điều tra vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi chiếc Model S của mình, nhưng công ty này dường như không háo hức với việc này.


Tuy nhiên, tạm bỏ qua những điều đó thì các dòng xe Tesla có một vấn đề lớn hơn. Ví dụ như hệ thống độc quyền với thông tin sự cố quan trọng, cho phép hãng xe ngăn cản quá trình giải mã sau sự cố. Hay vấn đề về những cái tay nắm cửa.

Một trong những vụ việc khủng khiếp nhất liên quan đến Model S là trường hợp của tài xế Omar Awan, người bị mắc kẹt trong một chiếc xe đang bốc cháy ở Nam Florida vào năm 2019. Tay nắm cửa điện tử của chiếc xe đã không thể mở ra sau một vụ va chạm, khiến Omar không thể thoát ra ngoài. Gia đình của nạn nhân đã đổ lỗi cái chết của anh do tính năng thiết kế, chứ không phải do tai nạn.

Quay trở lại với vụ tai nạn của Ahmad, anh cho biết chiếc Tesla Model S của mình vẫn còn khoảng 60% pin trước sự cố. Và các nhân viên cứu hỏa có mặt trong vòng vài phút sau khi Robert Watson, 41 tuổi, đi qua chứng kiến vụ cháy và gọi 911. Một trong những người con trai của Watson đã quay lại cảnh ngọn lửa đang bốc cháy ngày càng dữ dội.

"Nó trông giống như mặt sau của một động cơ phản lực với bộ đốt sau phụt lửa ra khỏi bánh trước", Watson nhớ lại. Các nhân chứng cũng kể lại rằng lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được ngọn lửa trong khoảng 10 phút.


Tesla Model S cháy ở Mỹ.​


Nhưng có một vấn đề khác. Khi đứng bên lề đường, Ahmad cho biết, một lính cứu hỏa đã hỏi anh làm cách nào để vào bên trong cabin khi họ đang cố dập tắt ngọn lửa.

Ahmad ban đầu nghĩ rằng có thể dùng chìa khóa điện tử Key Fob, nhưng ngay lập tức biết rằng điều đó là vô ích. Và chiếc Model S của anh cũng sử dụng tay nắm cửa có thể thu vào, được điều khiển bằng điện tử, sẽ chỉ bật ra khi phát hiện có người ở gần.

"Người lính cứu hỏa nhìn tôi và anh ấy nói: 'Thật may mắn khi anh thoát ra được, vì anh có thể mắc kẹt trong đó'", Ahmad nói. Và nó làm dấy lên những lo ngại tương tự như vụ tai nạn ở Florida liên quan đến Omar Awan.

Vụ việc vẫn chưa có hồi kết khi Tesla vẫn đang viện dẫn các rào cản về bảo hiểm để chưa bồi thường cho Ahmad. Công ty cũng không đưa ra một khung thời gian nào để xử lý vụ việc này. Ahmad cho biết anh rất muốn xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để điều này không xảy ra với ai khác.

Anh cũng lo sợ cho những người khác có cùng mẫu xe này, thậm chí cả cha mẹ anh, những người đã bị anh thuyết phục để mua một chiếc Tesla Model X dòng SUV.

"Tôi không muốn bất kỳ ai khác trải qua điều gì đó đáng sợ như thế này", anh nói.

Tham khảo Washington Post

Theo Genk
 

Top Bottom