Hòn đá đó nằm ở biên giới giữa hai thị trấn Bousignies-sur-Roc (Pháp) và Erquelinnes (Bỉ). Nơi này ban đầu thuộc Pháp, nhưng đã được sáp nhập vào Hà Lan tại Đại hội Vienna sau khi Napoléon bị đánh bại trong trận Waterloo năm 1815. Sau đó, khi Hiệp ước Kortrijk được ký kết vào năm 1820, biên giới giữa Pháp và Hà Lan được thiết lập, và sau khi Vương quốc Bỉ độc lập vào năm 1830, nó được kế thừa là biên giới giữa Bỉ và Pháp.
Hòn đá đã đánh dấu biên giới hai nước kể từ trận Waterloo.
Tuy nhiên, một người nông dân ở thị trấn Erquelinnes được cho là đã "vô tình vẽ lại" đường biên giới giữa hai nước, khi di chuyển hòn đá có tuổi đời 200 năm này. Anh giải thích lý do cho hành động rằng hòn đá đã chặn đường đi chiếc máy kéo của mình.
Sự việc chỉ được phát hiện vào hai tuần trước, khi một nhà sử học nghiệp dư tại địa phương đang đi dạo trong khu rừng gần làng Erquelinnes, đã phát hiện ra rằng phiến đá có niên đại từ năm 1819 đã bị dịch chuyển tới 2,29 mét.
Biên giới Pháp-Bỉ, kéo dài 390 dặm (620km), được chính thức thành lập theo Hiệp ước Kortrijk năm 1820.
Trong khi thích thú với việc mở rộng thị trấn của mình, David Lavaux, thị trưởng của Erquelinnes, đã nói rằng người nông dân có nghĩa vụ pháp lý phải di chuyển hòn đá đánh dấu biên giới trở lại vị trí cũ, bởi tốt nhất là không nên "tạo ra một sự cố ngoại giao".
"Chúng tôi không quan tâm đến việc mở rộng thị trấn, hay đất nước. Anh ấy đã khiến nước Bỉ lớn hơn và thu hẹp nước Pháp. Đó không phải là một ý kiến hay", ông Lavaux nói với kênh truyền hình Pháp TF1. "Tôi đã rất vui, thị trấn của tôi đã lớn hơn một chút. Nhưng thị trưởng của Bousignies-sur-Roc chắc chắn không đồng ý".
Biên giới hai nước đã bị di chuyển vì hòn đá ngáng đường máy kéo của một người nông dân.
Aurélie Welonek, thị trưởng của Bousignies-sur-Roc, cũng cho biết: "Chúng ta có thể tránh được một cuộc chiến tranh biên giới mới."
Theo Genk
Hòn đá đã đánh dấu biên giới hai nước kể từ trận Waterloo.
Tuy nhiên, một người nông dân ở thị trấn Erquelinnes được cho là đã "vô tình vẽ lại" đường biên giới giữa hai nước, khi di chuyển hòn đá có tuổi đời 200 năm này. Anh giải thích lý do cho hành động rằng hòn đá đã chặn đường đi chiếc máy kéo của mình.
Sự việc chỉ được phát hiện vào hai tuần trước, khi một nhà sử học nghiệp dư tại địa phương đang đi dạo trong khu rừng gần làng Erquelinnes, đã phát hiện ra rằng phiến đá có niên đại từ năm 1819 đã bị dịch chuyển tới 2,29 mét.
Biên giới Pháp-Bỉ, kéo dài 390 dặm (620km), được chính thức thành lập theo Hiệp ước Kortrijk năm 1820.
Trong khi thích thú với việc mở rộng thị trấn của mình, David Lavaux, thị trưởng của Erquelinnes, đã nói rằng người nông dân có nghĩa vụ pháp lý phải di chuyển hòn đá đánh dấu biên giới trở lại vị trí cũ, bởi tốt nhất là không nên "tạo ra một sự cố ngoại giao".
"Chúng tôi không quan tâm đến việc mở rộng thị trấn, hay đất nước. Anh ấy đã khiến nước Bỉ lớn hơn và thu hẹp nước Pháp. Đó không phải là một ý kiến hay", ông Lavaux nói với kênh truyền hình Pháp TF1. "Tôi đã rất vui, thị trấn của tôi đã lớn hơn một chút. Nhưng thị trưởng của Bousignies-sur-Roc chắc chắn không đồng ý".
Biên giới hai nước đã bị di chuyển vì hòn đá ngáng đường máy kéo của một người nông dân.
Ông thị trưởng cũng nói rằng người nếu nông dân tỏ ra thiện chí, anh sẽ không gặp vấn đề gì, bởi mọi người đều muốn giải quyết vấn đề này một cách thân thiện. Tuy nhiên, nếu người nông dân này không tuân thủ, anh có thể chịu trách nhiệm hình sự. Vấn đề sau đó có thể được chuyển đến Bộ ngoại giao Bỉ và có thể phải triệu tập một ủy ban biên giới giữa hai nước Pháp và Bỉ, tổ chức đã không hoạt động từ năm 1930, chỉ để giải quyết việc phân định biên giới chính xác.Aurélie Welonek, thị trưởng của Bousignies-sur-Roc, cũng cho biết: "Chúng ta có thể tránh được một cuộc chiến tranh biên giới mới."
Tham khảo Guardian
Theo Genk