Hãng sản xuất kính cường lực Gorilla Glass phải dùng 'tiếng lóng' để chỉ Apple để tránh bị 'phạm húy'

"Tôi phải nói với bạn rằng tôi cảm thấy không hoàn toàn đúng cho lắm khi gọi lớn cái tên Apple", CEO Wendell Weeks của Corning nói trong cuộc họp báo thu nhập gần đây của công ty. "Tôi vẫn chưa nghĩ mình đã từng làm được điều đó. Bên trong công ty, chúng tôi có một tên mã riêng cho Apple, chúng tôi thậm chí không bao giờ nói tới từ 'Apple' bên trong công ty. Vì vậy, nếu bạn có thể nhìn thấy tôi, với gương mặt hơi ửng hồng và đang lên cơn lo lắng, có lẽ là tôi vừa đọc hơi to tên của họ xong".

Weeks không tiết lộ tên mã được sử dụng trong công ty. Tuy nhiên, đó là một chi tiết gợi mở đáng chú ý về mức độ bí mật tới mức ám ảnh của Apple, cũng như nỗi sợ hãi của các công ty khi vô tình gọi ra tên hãng sản xuất iPhone, trong một ngành kinh tế được xây dựng dựa trên các thỏa thuận không được tiết lộ.

Theo CNBC, Corning đã được Apple trả tới 450 triệu USD kể từ năm 2017. Nhưng CEO của Corning có vẻ vẫn không thoải mái ngay cả khi thảo luận về mối quan hệ giữa hai công ty.

photo-1-1610701030153386856367.jpeg


Corning đã hợp tác với Apple ngay từ những ngày đầu tiên.


Và không chỉ Corning, nhà sản xuất chip âm thanh Cirrus Logic, công ty nhận được 81% tổng doanh số từ Apple, cũng có chung một vấn đề như vậy.

"Các giám đốc điều hành của Cirrus hiếm khi nói tới cái tên Apple và trong nhiều năm, họ hoàn toàn tránh điều đó. Năm 2017, một bài thuyết trình của nhà đầu tư bao gồm một slide với nhiều loại logo của khách hàng, nhưng không thể tìm thấy logo của Apple. Thay vào đó, slide này bao gồm hình ảnh một chiếc hộp màu nâu với dòng chữ 'Khách hàng số 1'. Các nhà đầu tư gần đây chỉ đơn giản nói rằng Cirrus Logic đang cung cấp sản phẩm cho bảy nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu", báo cáo cho biết.

Gần đây nhất, vào thời điểm mà Apple được cho là đang cân nhắc mối quan hệ kinh doanh với Hyundai để cùng phát triển Apple Car, công ty Hàn Quốc đã thừa nhận sự tồn tại của các cuộc đàm phán, thứ khiến cổ phiếu của họ tăng vọt. Tuy nhiên, ngay sau đó hãng đã lùi lại và ngừng đề cập đến Apple một cách hoàn toàn.

Steve Jobs là người đầu tiên chế định những quy tắc bảo mật về sản phẩm và công ty, khi ông quay trở lại Apple vào năm 1997. Trong suốt những năm Jobs vắng mặt, Apple nổi tiếng vì các vụ rò rỉ thông tin "như một cái sàng".

Ngày nay, trong khi các nguồn tin vẫn còn bị rò rỉ, Apple đã phần nào làm tốt hơn trong việc kiểm soát các câu chuyện. Tim Cook đã thay đổi Apple rất nhiều từ khi trở thành CEO. Nhưng có một điều ông đã không thay đổi, đó là các quy tắc bảo mật. Vì đơn giản, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho Apple.

Tham khảo cultofmac

Theo Genk
 

Top Bottom