Không chỉ lộ diện trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter... mà ngay cả Telegram, ứng dụng nhắn tin phổ biến trên iOS, những người ủng hộ tổ chức khủng bố IS đã đồng loạt lên tiếng sau hai sự việc tại Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Các thành phần này liên hệ vụ tấn công vào đám đông dân thường và ám sát đại sứ Nga và nhận xét đây là "một ngày có tin lành".
Những thành phần ủng hộ IS chia sẻ thông tin về kẻ ám sát.
Theo Vocativ, một trong những người ủng hộ đã ám chỉ trên Twitter rằng các cuộc tấn công nói trên với tình hình chiến sự tại Iraq giữa lực lượng người Kurd và liên quân Mỹ để cảnh báo rằng "2017 sẽ là một năm của các cuộc thảm sát".
Số khác thì liên kết với cuộc tấn công Berlin đến thất bại gần đây của quân nổi dậy Syria tại thành phố Aleppo, và đe dọa rằng "các quốc gia Hồi giáo sẽ không phải là những người duy nhất đang đau buồn". Một số kẻ ủng hộ cũng tuyên truyền rằng những kẻ tấn công sẽ "tìm một nơi ở trên trời". Tất nhiên, phần lớn các tài khoản này sau đó đã bị báo cáo, khóa lại và không thể tìm kiếm.
Trong khi đó, ngay sau khi xảy ra các cuộc tấn công, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram đã tràn ngập các thông điệp, tin nhắn của hàng triệu người dùng với hashtag #AnkaraShooting và #PrayforBerlin để cầu nguyện, chia sẻ nỗi đau và với người thân của các nạn nhân trong hai vụ khủng bố.
Các thông điệp chia sẻ nỗi đau và cầu nguyện cho Berlin ngập tràn mạng xã hội.
Vụ tấn công ở Đức xảy ra khi một chiếc xe tải lao với tốc độ cao vào khu chợ Giáng sinh ở quảng trường Breitscheidplatz, Berlin (Đức), tối 19/12 làm 12 người chết và 48 người bị thương. Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua đã lên tiếng nhận trách nhiệm cuộc tấn công này, theo AFP.
Cũng trong ngày hôm đó, tại cuộc triển lãm nghệ thuật ở Ankara, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov bị ám sát bởi Mevlut Mert Altintas, một sĩ quan cảnh sát chống bạo động. Trước khi bị cảnh sát hạ gục, Altintas đã hô những khẩu hiệu ủng hộ Syria bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Arab, cùng nhiều khẩu hiệu Hồi giáo khác.
Theo VNEXPRESS.NET
Những thành phần ủng hộ IS chia sẻ thông tin về kẻ ám sát.
Theo Vocativ, một trong những người ủng hộ đã ám chỉ trên Twitter rằng các cuộc tấn công nói trên với tình hình chiến sự tại Iraq giữa lực lượng người Kurd và liên quân Mỹ để cảnh báo rằng "2017 sẽ là một năm của các cuộc thảm sát".
Số khác thì liên kết với cuộc tấn công Berlin đến thất bại gần đây của quân nổi dậy Syria tại thành phố Aleppo, và đe dọa rằng "các quốc gia Hồi giáo sẽ không phải là những người duy nhất đang đau buồn". Một số kẻ ủng hộ cũng tuyên truyền rằng những kẻ tấn công sẽ "tìm một nơi ở trên trời". Tất nhiên, phần lớn các tài khoản này sau đó đã bị báo cáo, khóa lại và không thể tìm kiếm.
Trong khi đó, ngay sau khi xảy ra các cuộc tấn công, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram đã tràn ngập các thông điệp, tin nhắn của hàng triệu người dùng với hashtag #AnkaraShooting và #PrayforBerlin để cầu nguyện, chia sẻ nỗi đau và với người thân của các nạn nhân trong hai vụ khủng bố.
Các thông điệp chia sẻ nỗi đau và cầu nguyện cho Berlin ngập tràn mạng xã hội.
Vụ tấn công ở Đức xảy ra khi một chiếc xe tải lao với tốc độ cao vào khu chợ Giáng sinh ở quảng trường Breitscheidplatz, Berlin (Đức), tối 19/12 làm 12 người chết và 48 người bị thương. Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua đã lên tiếng nhận trách nhiệm cuộc tấn công này, theo AFP.
Cũng trong ngày hôm đó, tại cuộc triển lãm nghệ thuật ở Ankara, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov bị ám sát bởi Mevlut Mert Altintas, một sĩ quan cảnh sát chống bạo động. Trước khi bị cảnh sát hạ gục, Altintas đã hô những khẩu hiệu ủng hộ Syria bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Arab, cùng nhiều khẩu hiệu Hồi giáo khác.
Theo VNEXPRESS.NET