Cách đây hai tuần, Xiaomi đã công bố bộ nhận diện thương hiệu mới của mình theo phong cách được hãng này gọi là "Sống động" (Alive). Trong số đó, logo mới của Xiaomi là thứ được người ta quan tâm nhất. Được coi là phiên bản bo tròn của logo trước đó, logo mới của Xiaomi đã tiêu tốn của tập đoàn Trung Quốc này tới 7 tỷ USD.
Nhiều người dùng đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi một logo đơn giản lại có giá trị cao tới như vậy. Theo Xiaomi chia sẻ, nhà thiết kế Kenya Hara đã sử dụng hình "superelipse" (siêu elipse), mà theo ông nói rằng nó "không đơn giản chỉ là thiết kế lại hình thù mà còn thể hiện tinh thần nội bộ của Xiaomi".
Không lâu sau đó, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã lập tức "bắt trend" và nói về bộ icon bo góc của Bphone. Theo ông Quảng, để tạo ra icon của Bphone thậm chí còn khó hơn cả hình superelipse trên logo trị giá 7 tỷ đồng của Xiaomi. Và BKAV đã nắm giữ trong mình "công nghệ lõi" để tạo ra những icon liền mạch, không có những nét răng cưa, không có những điểm ghép nối. Ông Quảng khẳng định mình và đội ngũ BKAV đã tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể đạt được thành quả này.
"Hình bên dưới là icon phóng to của Bphone và của một hãng khác. Để ý góc bo cong và đặc biệt là điểm ghép nối giữa nó với cạnh thẳng, bạn sẽ nhận ra điều khác biệt. Một bên là góc bo bị răng cưa, điểm ghép nối có thể phân biệt rõ, một bên góc bo liền mạch và gần như KHÔNG NHẬN RA ĐƯỢC ĐIỂM GHÉP NỐI, khi đường cong được chuyển sang thẳng một cách mềm mại.
Không tin, bạn nào làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa hãy thử làm sẽ biết nó khó như thế nào và khả năng thất bại là cao. Tôi cũng phải nói luôn, là góc bo kiểu này còn khó hơn nhiều với hình Superellipse được nhắc đến mấy ngày qua, cùng câu chuyện góc bo trị giá 7 tỷ VNĐ.
Sở dĩ nó khó hơn vì Superellipse dù sao cũng đã được định nghĩa bằng một công thức toán học rõ ràng, bởi nhà toán học người Pháp Gabriel Lamé và về trực giác bạn biết rằng nó không có điểm ghép nối ĐẦY THÁCH THỨC giữa cong và thẳng.
Để có được kết quả này không hề đơn giản, nó là cả một quá trình nghiên cứu R&D, của đội ngũ thiết kế đồ họa tại Bkav. Và tôi không dấu tự hào khi đã trực tiếp tham gia, định hướng để chúng tôi sở hữu được CÔNG NGHỆ LÕI khi thiết kế các góc bo như thế này !"
Thế nhưng, chỉ... 1 ngày sau tuyên bố của ông Quảng, một người dùng trên Youtube mang tên TianDev đã có thể phác hoạ lại logo "công nghệ lõi" của BKAV. Điều đáng nói ở đây là thay vì sử dụng các phần mềm đồ hoạ như Adobe Photoshop hay Adobe Illustrator, anh này lại sử dụng... HTML và CSS để vẽ logo trình duyệt Chim Lạc của BKAV.
Rõ ràng, để cho ra một tác phẩm đồ hoạ bằng những dòng code là một phạm trù rất khác so với việc sử dụng những phần mềm chuyên nghiệp. Thế nhưng, kết quả mà lập trình viên này cho ra là hết sức ấn tượng. Nếu tạm coi logo của BKAV đạt điểm 10, thì logo được tạo bằng HTML và CSS của lập trình viên này có lẽ phải đạt tới 8 điểm.
Logo Chim Lạc được vẽ bằng HTML và CSS (ảnh: TianDev)
Dù vậy, theo khẳng định của chủ kênh Youtube trên, việc đăng tải video này chỉ "mang tính chất học hỏi và chia sẻ, ngoài ra không có ý gì khác". Thực tế, Youtuber này cũng đã đăng tải toàn bộ phần mã nguồn HTML và CSS của logo để những ai quan tâm có thể tham khảo.
Độc giả có thể xem toàn bộ quá trình tạo logo "công nghệ lõi" của BKAV tại đây và mã nguồn tại đây.
Theo Genk
Nhiều người dùng đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi một logo đơn giản lại có giá trị cao tới như vậy. Theo Xiaomi chia sẻ, nhà thiết kế Kenya Hara đã sử dụng hình "superelipse" (siêu elipse), mà theo ông nói rằng nó "không đơn giản chỉ là thiết kế lại hình thù mà còn thể hiện tinh thần nội bộ của Xiaomi".
Không lâu sau đó, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã lập tức "bắt trend" và nói về bộ icon bo góc của Bphone. Theo ông Quảng, để tạo ra icon của Bphone thậm chí còn khó hơn cả hình superelipse trên logo trị giá 7 tỷ đồng của Xiaomi. Và BKAV đã nắm giữ trong mình "công nghệ lõi" để tạo ra những icon liền mạch, không có những nét răng cưa, không có những điểm ghép nối. Ông Quảng khẳng định mình và đội ngũ BKAV đã tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể đạt được thành quả này.
"Hình bên dưới là icon phóng to của Bphone và của một hãng khác. Để ý góc bo cong và đặc biệt là điểm ghép nối giữa nó với cạnh thẳng, bạn sẽ nhận ra điều khác biệt. Một bên là góc bo bị răng cưa, điểm ghép nối có thể phân biệt rõ, một bên góc bo liền mạch và gần như KHÔNG NHẬN RA ĐƯỢC ĐIỂM GHÉP NỐI, khi đường cong được chuyển sang thẳng một cách mềm mại.
Không tin, bạn nào làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa hãy thử làm sẽ biết nó khó như thế nào và khả năng thất bại là cao. Tôi cũng phải nói luôn, là góc bo kiểu này còn khó hơn nhiều với hình Superellipse được nhắc đến mấy ngày qua, cùng câu chuyện góc bo trị giá 7 tỷ VNĐ.
Sở dĩ nó khó hơn vì Superellipse dù sao cũng đã được định nghĩa bằng một công thức toán học rõ ràng, bởi nhà toán học người Pháp Gabriel Lamé và về trực giác bạn biết rằng nó không có điểm ghép nối ĐẦY THÁCH THỨC giữa cong và thẳng.
Để có được kết quả này không hề đơn giản, nó là cả một quá trình nghiên cứu R&D, của đội ngũ thiết kế đồ họa tại Bkav. Và tôi không dấu tự hào khi đã trực tiếp tham gia, định hướng để chúng tôi sở hữu được CÔNG NGHỆ LÕI khi thiết kế các góc bo như thế này !"
Thế nhưng, chỉ... 1 ngày sau tuyên bố của ông Quảng, một người dùng trên Youtube mang tên TianDev đã có thể phác hoạ lại logo "công nghệ lõi" của BKAV. Điều đáng nói ở đây là thay vì sử dụng các phần mềm đồ hoạ như Adobe Photoshop hay Adobe Illustrator, anh này lại sử dụng... HTML và CSS để vẽ logo trình duyệt Chim Lạc của BKAV.
Rõ ràng, để cho ra một tác phẩm đồ hoạ bằng những dòng code là một phạm trù rất khác so với việc sử dụng những phần mềm chuyên nghiệp. Thế nhưng, kết quả mà lập trình viên này cho ra là hết sức ấn tượng. Nếu tạm coi logo của BKAV đạt điểm 10, thì logo được tạo bằng HTML và CSS của lập trình viên này có lẽ phải đạt tới 8 điểm.
Logo Chim Lạc được vẽ bằng HTML và CSS (ảnh: TianDev)
Dù vậy, theo khẳng định của chủ kênh Youtube trên, việc đăng tải video này chỉ "mang tính chất học hỏi và chia sẻ, ngoài ra không có ý gì khác". Thực tế, Youtuber này cũng đã đăng tải toàn bộ phần mã nguồn HTML và CSS của logo để những ai quan tâm có thể tham khảo.
Độc giả có thể xem toàn bộ quá trình tạo logo "công nghệ lõi" của BKAV tại đây và mã nguồn tại đây.
Theo Genk