Ngày 9/3 sẽ diễn ra phiên tòa xét xử Phó Chủ tịch Samsung
Phiên tòa này dự kiến sẽ được bắt đầu vào thứ Năm (9/3) tới. Đây sẽ là nơi trả lời cho câu hỏi về tương lai Samsung và Phó Chủ tịch Lee Jae-yong.
Theo hãng tin Reuters, nhà lãnh đạo của Samsung, Lee Jae-yong, sẽ bị xét xử trong tuần này với các tội danh tham nhũng và hối lộ tổng thống Hàn Quốc.
Hôm qua (6/3), tại một cuộc họp báo, công tố viên đặc biệt Park Young-soo đã tiết lộ về cuộc điều tra đối với "Thái tử Samsung". Theo kế hoạch, phiên tòa xử ông Lee sẽ được tiến hành vào thứ Năm (9/3) tới.
"Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong đã thông đồng với những người khác, trong đó có Trưởng phòng Chiến lược Choi Gee-sung để đưa hối lộ Tổng thống và người bạn của Tổng thống là bà Choi Soon-sil nhằm mục đích vận động để nhận được sự đồng ý, hỗ trợ kế nhiệm điều hành tập đoàn Samsung", Reuters đưa tin.
Ông Lee, 48 tuổi, đã bị kết án hối lộ liên quan đến bê bối tham nhũng chính trị ở Hàn Quốc, dẫn đến việc Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị đình chỉ. Reuters cho biết quyết định đình chỉ chức vụ Tổng thống có thể sẽ diễn ra vào đầu tuần này. Tổng thống và bà Choi không thừa nhận hành vi sai trái nào.
Trong khi đó, tập đoàn Samsung và ông Lee vẫn cho rằng họ vô tội.
"Chúng tôi không đồng ý với những phát hiện của công tố viên", một phát ngôn viên của Samsung cho biết trong một tuyên bố. "Samsung không hề trả tiền hối lộ hoặc trả tiền vì bất kỳ yêu cầu bất hợp pháp nào nhằm tìm kiếm lợi ích. Các thủ tục tố tụng trong tương lai sẽ cho thấy sự thật".
Vấn đề hiện nay là liệu hàng triệu USD mà Samsung đóng góp vào hai quỹ do người bạn của Tổng thống Park là Choi Soon-sil điều hành, có phải là khoản tiền đút lót để đưa quỹ hưu trí Hàn Quốc trở lại sáp nhập giữa hai công ty mẹ của tập đoàn Samsung. Vụ sáp nhập này giúp quyền thế của gia đình Lee đối với Samsung mạnh lên rất nhiều.
Samsung cho biết họ đã đóng góp tiền cho quỹ của bà Choi nhưng từ chối việc họ thực hiện điều đó để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Bà Choi cũng đã phủ nhận không hề tham gia vào vụ sáp nhập, trong khi ông Lee đưa ra chứng cứ rằng ông không đóng vai trò gì trong việc Samsung quyết định đưa 17 triệu USD cho quỹ của bà Choi.
Theo Bloomberg, công tố viên Park nói rằng ông Lee đã khai man khi tuyên bố không hề tham gia vào việc Samsung đóng góp cho bà Choi. Các Giám đốc điều hành của Samsung cũng tạo ra các hợp đồng giả mạo để lập khoản tiền mặt hối lộ.
Ông Lee đã được đưa vào danh sách người sẽ tiếp quản công ty Samsung kể từ khi cha của ông là Kun-Hee Lee nhập viện năm 2014 sau cơn đau tim. Những động thái gần đây của tòa án Hàn Quốc nhằm truy tố ông Lee đã đặt ra những câu hỏi về tương lai của ông tại Samsung.
Hồi tháng trước, Samsung nói rằng hãng sẽ siết chặt các quy tắc đóng góp tài chính cho các loại quỹ ủng hộ, để tăng tính minh bạch sau những cáo buộc về ông Lee. Công ty cho biết bây giờ với những khoản đóng góp trị giá 1 tỷ won (884.000 USD) hoặc cao hơn sẽ phải được sự đồng ý của ban giám đốc. Trước đây, chỉ những khoản thanh toán chiếm 0,5% cổ phần – tức từ 680 tỷ won trở lên – mới cần có sự chấp thuận của hội đồng quản trị.
Phiên tòa này dự kiến sẽ được bắt đầu vào thứ Năm (9/3) tới. Đây sẽ là nơi trả lời cho câu hỏi về tương lai Samsung và Phó Chủ tịch Lee Jae-yong.
Theo hãng tin Reuters, nhà lãnh đạo của Samsung, Lee Jae-yong, sẽ bị xét xử trong tuần này với các tội danh tham nhũng và hối lộ tổng thống Hàn Quốc.
Hôm qua (6/3), tại một cuộc họp báo, công tố viên đặc biệt Park Young-soo đã tiết lộ về cuộc điều tra đối với "Thái tử Samsung". Theo kế hoạch, phiên tòa xử ông Lee sẽ được tiến hành vào thứ Năm (9/3) tới.
"Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong đã thông đồng với những người khác, trong đó có Trưởng phòng Chiến lược Choi Gee-sung để đưa hối lộ Tổng thống và người bạn của Tổng thống là bà Choi Soon-sil nhằm mục đích vận động để nhận được sự đồng ý, hỗ trợ kế nhiệm điều hành tập đoàn Samsung", Reuters đưa tin.
Ông Lee, 48 tuổi, đã bị kết án hối lộ liên quan đến bê bối tham nhũng chính trị ở Hàn Quốc, dẫn đến việc Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị đình chỉ. Reuters cho biết quyết định đình chỉ chức vụ Tổng thống có thể sẽ diễn ra vào đầu tuần này. Tổng thống và bà Choi không thừa nhận hành vi sai trái nào.
Trong khi đó, tập đoàn Samsung và ông Lee vẫn cho rằng họ vô tội.
"Chúng tôi không đồng ý với những phát hiện của công tố viên", một phát ngôn viên của Samsung cho biết trong một tuyên bố. "Samsung không hề trả tiền hối lộ hoặc trả tiền vì bất kỳ yêu cầu bất hợp pháp nào nhằm tìm kiếm lợi ích. Các thủ tục tố tụng trong tương lai sẽ cho thấy sự thật".
Vấn đề hiện nay là liệu hàng triệu USD mà Samsung đóng góp vào hai quỹ do người bạn của Tổng thống Park là Choi Soon-sil điều hành, có phải là khoản tiền đút lót để đưa quỹ hưu trí Hàn Quốc trở lại sáp nhập giữa hai công ty mẹ của tập đoàn Samsung. Vụ sáp nhập này giúp quyền thế của gia đình Lee đối với Samsung mạnh lên rất nhiều.
Samsung cho biết họ đã đóng góp tiền cho quỹ của bà Choi nhưng từ chối việc họ thực hiện điều đó để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Bà Choi cũng đã phủ nhận không hề tham gia vào vụ sáp nhập, trong khi ông Lee đưa ra chứng cứ rằng ông không đóng vai trò gì trong việc Samsung quyết định đưa 17 triệu USD cho quỹ của bà Choi.
Theo Bloomberg, công tố viên Park nói rằng ông Lee đã khai man khi tuyên bố không hề tham gia vào việc Samsung đóng góp cho bà Choi. Các Giám đốc điều hành của Samsung cũng tạo ra các hợp đồng giả mạo để lập khoản tiền mặt hối lộ.
Ông Lee đã được đưa vào danh sách người sẽ tiếp quản công ty Samsung kể từ khi cha của ông là Kun-Hee Lee nhập viện năm 2014 sau cơn đau tim. Những động thái gần đây của tòa án Hàn Quốc nhằm truy tố ông Lee đã đặt ra những câu hỏi về tương lai của ông tại Samsung.
Hồi tháng trước, Samsung nói rằng hãng sẽ siết chặt các quy tắc đóng góp tài chính cho các loại quỹ ủng hộ, để tăng tính minh bạch sau những cáo buộc về ông Lee. Công ty cho biết bây giờ với những khoản đóng góp trị giá 1 tỷ won (884.000 USD) hoặc cao hơn sẽ phải được sự đồng ý của ban giám đốc. Trước đây, chỉ những khoản thanh toán chiếm 0,5% cổ phần – tức từ 680 tỷ won trở lên – mới cần có sự chấp thuận của hội đồng quản trị.
Nguồn: Vnreview