Những động thái gần đây của Mark Zuckerberg cho thấy người sáng lập Facebook đang muốn tham gia vào bộ máy chính quyền Mỹ. Zuckerberg đã hành động giống như một chính khách hơn là CEO của một công ty công nghệ.
Theo Business Insider, hồi đầu tuần này, Zuckerberg đã tuyên bố rằng mục tiêu trong năm 2017 của anh là đi thăm và gặp gỡ người dân ở tất cả các bang của Hoa Kỳ. Nghe qua thì nó giống như một chiến dịch vận động tranh cử của một chính trị gia.
Gần đây Zuckerberg cũng thừa nhận anh không còn là một người vô thần và thấy rằng tôn giáo là "rất quan trọng".
Vào đầu năm 2016, Mark Zuckerberg đã yêu cầu Hội đồng quản trị Facebook thông qua một quy định cho phép anh vẫn duy trì quyền biểu quyết ở công ty ngay cả khi anh đã rời đi để làm việc cho cơ quan công quyền trong vòng 2 năm. Văn bản mà Zuckerberg đệ trình được một cổ đông tiết lộ khi ông này đệ đơn kiện Facebook. Zuckerberg đã khăng khăng yêu cầu Hội đồng quản trị chấp thuận văn bản này, ngay cả khi một thành viên hội đồng nhận xét nó là "đặc biệt vô trách nhiệm".
Một dấu hiệu khác cho thấy sự quan tâm của Mark Zuckerberg đối với cơ quan công quyền là một email bị rò rỉ do COO của Facebook là Sheryl Sandberg gửi đến John Podesta – người phụ trách chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà Hillary Clinton. Email này được WikiLeak tiết lộ. Nó cho thấy bà Sandberg đã gợi ý Podesta gặp mặt Mark Zuckerberg. Bà Sandberg nói rằng Zuckerberg đã "gặp gỡ với nhiều người để tìm hiểu về các bước đi tiếp theo cho các hoạt động xã hội và thiện nguyện của anh".
Lá thư Sandberg gửi cho Podesta có đoạn viết: "Như ông biết đấy, anh ấy còn trẻ và ham học hỏi, luôn luôn cầu tiến ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp cho đến những hoạt động thiện nguyện của mình. Anh ấy đã bắt đầu suy nghĩ về việc làm cách nào để định hình những nỗ lực tích cực nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thiện nguyện. Anh ấy cũng đặc biệt mong muốn gặp gỡ những người có thể giúp mình hiểu được làm cách nào có thể tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mà anh ấy quan tâm, chẳng hạn như giáo dục, nhập cư hay nghiên cứu khoa học cơ bản".
Cuối năm 2015, Zuckerberg đã tuyên bố anh và vợ sẽ bán 99% tài sản của họ tại Facebook, tương đương 45 tỷ USD để thành lập một quỹ từ thiện do vợ chồng anh đứng tên.
Zuckerberg có thể làm việc cho chính phủ nhiều hơn 2 năm?
Nếu Zuckerberg quyết định làm việc cho chính phủ Mỹ, anh có thể trở thành thành viên trong ban lãnh đạo của một cơ quan nào đấy trực thuộc Chính phủ hơn là chạy đua vào chức Tổng thống. Mục tiêu của Zuckerberg là làm việc bên ngoài khoảng 2 năm mà vẫn nắm quyền kiểm soát công ty. Rõ ràng mục tiêu này là không đủ thời gian cho một nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm.
Theo trang TechCrunch, Zuckerberg có thể làm việc cho Chính phủ trong thời gian dài hơn 2 năm nếu anh ấy đạt điều kiện sở hữu ít nhất 30% cổ phần Facebook (đã đạt được từ tháng 6/2016) và thảo luận chuyện này với Hội đồng quản trị của công ty.
Nếu Zuckerberg sở hữu ít hơn 30% cổ phần và vẫn muốn làm việc với thời gian dài hơn 2 năm, anh ấy cần phải được sự chấp thuận của phần lớn các thành viên trong Hội đồng quản trị. Đây là quy định trong văn bản mà Facebook đệ trình lên Ủy ban Chứng Khoán Mỹ (SEC).
Trong vai trò là một giám đốc điều hành có ảnh hưởng nhất trong giới công nghệ, Zuckerberg đã từng gặp gỡ với nhiều vị lãnh đạo các chính phủ trên thế giới. Zuckerberg từng nói rằng phần thú vị nhất trong công việc của mình là được tiếp xúc với các chính trị gia và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Trong 8 năm qua, Zuckerberg đã được nói chuyện với Tổng thống Obama vài lần, nhưng anh lại vắng mặt trong cuộc gặp mới đây giữa giới công nghệ và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump.
Trong bài viết trên Facebook về mục tiêu năm 2017 gặp gỡ người dân tại mọi tiểu bang, Zuckerberg đã giải thích về vai trò của công nghệ dưới góc nhìn chính trị: "Dường như chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử. Trong nhiều thập kỷ, công nghệ và toàn cầu hóa đã giúp chúng ta kết nối và đạt năng suất cao hơn. Nó tạo ra nhiều lợi ích nhưng cũng khiến cho cuộc sống của nhiều người khó khăn hơn. Tôi đã cảm nhận được sự phân hóa rõ rệt trong xã hội. Chúng ta cần phải tìm ra cách thức để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người".
Facebook hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về nguyện vọng chính trị tiềm năng của Zuckerberg.
Theo Business Insider, hồi đầu tuần này, Zuckerberg đã tuyên bố rằng mục tiêu trong năm 2017 của anh là đi thăm và gặp gỡ người dân ở tất cả các bang của Hoa Kỳ. Nghe qua thì nó giống như một chiến dịch vận động tranh cử của một chính trị gia.
Gần đây Zuckerberg cũng thừa nhận anh không còn là một người vô thần và thấy rằng tôn giáo là "rất quan trọng".
Vào đầu năm 2016, Mark Zuckerberg đã yêu cầu Hội đồng quản trị Facebook thông qua một quy định cho phép anh vẫn duy trì quyền biểu quyết ở công ty ngay cả khi anh đã rời đi để làm việc cho cơ quan công quyền trong vòng 2 năm. Văn bản mà Zuckerberg đệ trình được một cổ đông tiết lộ khi ông này đệ đơn kiện Facebook. Zuckerberg đã khăng khăng yêu cầu Hội đồng quản trị chấp thuận văn bản này, ngay cả khi một thành viên hội đồng nhận xét nó là "đặc biệt vô trách nhiệm".
Một dấu hiệu khác cho thấy sự quan tâm của Mark Zuckerberg đối với cơ quan công quyền là một email bị rò rỉ do COO của Facebook là Sheryl Sandberg gửi đến John Podesta – người phụ trách chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà Hillary Clinton. Email này được WikiLeak tiết lộ. Nó cho thấy bà Sandberg đã gợi ý Podesta gặp mặt Mark Zuckerberg. Bà Sandberg nói rằng Zuckerberg đã "gặp gỡ với nhiều người để tìm hiểu về các bước đi tiếp theo cho các hoạt động xã hội và thiện nguyện của anh".
Lá thư Sandberg gửi cho Podesta có đoạn viết: "Như ông biết đấy, anh ấy còn trẻ và ham học hỏi, luôn luôn cầu tiến ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp cho đến những hoạt động thiện nguyện của mình. Anh ấy đã bắt đầu suy nghĩ về việc làm cách nào để định hình những nỗ lực tích cực nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thiện nguyện. Anh ấy cũng đặc biệt mong muốn gặp gỡ những người có thể giúp mình hiểu được làm cách nào có thể tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mà anh ấy quan tâm, chẳng hạn như giáo dục, nhập cư hay nghiên cứu khoa học cơ bản".
Cuối năm 2015, Zuckerberg đã tuyên bố anh và vợ sẽ bán 99% tài sản của họ tại Facebook, tương đương 45 tỷ USD để thành lập một quỹ từ thiện do vợ chồng anh đứng tên.
Zuckerberg có thể làm việc cho chính phủ nhiều hơn 2 năm?
Nếu Zuckerberg quyết định làm việc cho chính phủ Mỹ, anh có thể trở thành thành viên trong ban lãnh đạo của một cơ quan nào đấy trực thuộc Chính phủ hơn là chạy đua vào chức Tổng thống. Mục tiêu của Zuckerberg là làm việc bên ngoài khoảng 2 năm mà vẫn nắm quyền kiểm soát công ty. Rõ ràng mục tiêu này là không đủ thời gian cho một nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm.
Theo trang TechCrunch, Zuckerberg có thể làm việc cho Chính phủ trong thời gian dài hơn 2 năm nếu anh ấy đạt điều kiện sở hữu ít nhất 30% cổ phần Facebook (đã đạt được từ tháng 6/2016) và thảo luận chuyện này với Hội đồng quản trị của công ty.
Nếu Zuckerberg sở hữu ít hơn 30% cổ phần và vẫn muốn làm việc với thời gian dài hơn 2 năm, anh ấy cần phải được sự chấp thuận của phần lớn các thành viên trong Hội đồng quản trị. Đây là quy định trong văn bản mà Facebook đệ trình lên Ủy ban Chứng Khoán Mỹ (SEC).
Zuckerberg nói chuyện với Tổng thống Obama tại trụ sở Facebook năm 2011
Trong vai trò là một giám đốc điều hành có ảnh hưởng nhất trong giới công nghệ, Zuckerberg đã từng gặp gỡ với nhiều vị lãnh đạo các chính phủ trên thế giới. Zuckerberg từng nói rằng phần thú vị nhất trong công việc của mình là được tiếp xúc với các chính trị gia và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Trong 8 năm qua, Zuckerberg đã được nói chuyện với Tổng thống Obama vài lần, nhưng anh lại vắng mặt trong cuộc gặp mới đây giữa giới công nghệ và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump.
Trong bài viết trên Facebook về mục tiêu năm 2017 gặp gỡ người dân tại mọi tiểu bang, Zuckerberg đã giải thích về vai trò của công nghệ dưới góc nhìn chính trị: "Dường như chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử. Trong nhiều thập kỷ, công nghệ và toàn cầu hóa đã giúp chúng ta kết nối và đạt năng suất cao hơn. Nó tạo ra nhiều lợi ích nhưng cũng khiến cho cuộc sống của nhiều người khó khăn hơn. Tôi đã cảm nhận được sự phân hóa rõ rệt trong xã hội. Chúng ta cần phải tìm ra cách thức để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người".
Facebook hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về nguyện vọng chính trị tiềm năng của Zuckerberg.
Nguồn: Vnreview