PCO
FirstSergeant
- Tham gia
- 16/03/2015
- Bài viết
- 1,269
- Được Like
- 235
Nhiều người cho rằng, để nói về loạt smartphone Android hiện nay, chúng ta có thể sử dụng tới từ "tẻ nhạt".
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, xu hướng của thị trường smartphone nói chung đã chuyển dịch từ công cuộc chạy đua cấu hình tới việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Thay vì liên tục nâng cấp RAM, chipset hay những thông số viển vông trên các thiết bị cầm tay, các nhà sản xuất đã tập trung tung ra các tính năng mới trên smartphone nhằm giúp con người giải trí và làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, có một yếu tố dường như đã bị các ông lớn bỏ ngỏ chính là thiết kế. Nói thì dễ, chứ làm mới khó bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư công sức nghiêm túc, đi kèm với sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Khi mỏng, nhẹ thôi là chưa đủ, người dùng đòi hỏi nhiều hơn ở các smartphone thế hệ mới, bởi năm này qua năm khác, thiết bị cầm tay nào ra đời cũng hầu như na ná nhau.
Xperia Z4 của Sony chính là minh chứng cho sự thiếu sáng tạo của làng smartphone Android
Ở đây chúng ta sẽ không nói về Samsung với bộ đôi Galaxy S6 và S6 edge thế hệ mới với thiết kế cực độc đáo. Nhờ có sự đột phá đưa vào màn hình cong ở 2 viền, chiếc S6 edge đã vực dậy doanh số khá thảm hại của người tiền nhiệm Galaxy S5, đồng thời đưa thương hiệu Samsung lên một tầm cao mới, khác xa với những vỏ nhựa hay hoa văn đục lỗ trước kia.
Vậy sự nghèo nàn trong thiết kế của Android tới từ đâu? Chúng ta có thể liệt kê ra vô số nhà sản xuất như HTC, Sony hay thậm chí là cả LG. Hãy nhìn vào chiếc One M9 và One M8 của HTC, vẫn là khung kim loại, thiết kế tương tự, liệu bạn có nhìn ra sự khác biệt? Hay như chiếc LG G4 và LG G3, ngoài thiết kế cong nhẹ, G4 gần như chiếc G3 đắp thêm một tấm da lên mặt sau.
Còn với Xperia Z3+/Z4 được các tín đồ Sony chờ đợi bấy lâu, ai đó phải thốt lên rằng, "xin hãy chỉ ra điểm khác biệt với người tiền nhiệm Z3". Tất nhiên, sẽ có rất nhiều cho rằng một sản phẩm đã đủ tốt, vậy tại sao cần phải thay đổi nó? Nếu bạn suy nghĩ như vậy thật, các nhà sản xuất sẽ chẳng bao giờ có được một sản thế hệ mới tốt hơn, đẹp hơn, ít nhất là cho tới thời điểm này.
Vậy tới bao giờ chúng ta mới được nhìn thấy sự đột phá như Nokia N9?
Nokia N9, chiếc smartphone cho thấy sự đột phá một thời trong thiết kế
Có thể nói rằng, vào thời điểm được tung ra, chiếc N9 của Nokia được coi là một sự đột phá trong thiết kế đúng nghĩa với làng smartphone thế giới. Và cho tới tận hôm nay, rất nhiều smartphone Lumia của Microsoft đã được ra đời nhờ triết lý thiết kế này. Do đó, có thể tạm hiểu, sự sáng tạo trong thiết kế chính là việc tạo được cảm hứng phát triển cho những sản phẩm đời sau.
Tương tự như Motorola với chiếc Moto X được tung ra vào năm 2013, rất nhiều người đã đánh giá cao thiết kế này với triết lý hướng tới sự giản dị, thân thiện. Thậm chí, cho tới những năm sau đó, chiếc Moto X 2014, Moto G hay Moto E đã được thừa hưởng triết lý này. Và đây là lý do tại sao những thế hệ Nexus 5 hay Nexus 6 bị đánh đồng với các sản phẩm của Motorola.
Thế nhưng, cái gì quá cũng không tốt. Việc quá trung thành với một triết lý nào đó có thể khiến một dòng smartphone trở nên nhàm chán. Hơn ai hết, Samsung là người hiểu rất rõ vấn đề này và phải trả giá bằng những trái đắng trong năm ngoái. Do đó, trong năm nay, vận đen có thể đến với những Sony, HTC hay LG, và ít nhất trong năm nay, chúng ta sẽ khó theo dõi thêm những đột phá như Nokia hay Samsung từng làm.
Khi thiết kế chỉ được xếp ở vị trí số hai
Bạn có nhận ra được sự khác biệt giữa 2 chiếc One M8 và One M9?
Nếu thiết kế không còn được coi là điểm nhấn của một sản phẩm, vậy tương lai của những chiếc smartphone trong tương lai sẽ đi về đâu. Đây sẽ là câu hỏi khó trả lời, nhưng có thể thấy, hầu hết các nhà sản xuất đều "dọa dẫm" người dùng bằng những thông số kỹ thuật ấn tượng hay những tính năng đột phá. Tuy nhiên, đây sẽ lại chính là "gót chân A-sin" của các đại gia công nghệ trong năm nay.
Bởi một sản phẩm chỉ tốt thôi là chưa bao giờ đủ, các nhà sản xuất cần cho người dùng thấy, tại sao họ nên nâng cấp hoặc mua mới 1 chiếc smartphone nếu chúng chỉ được nâng cấp về cấu hình. Tất nhiên, khi những Sony, HTC hay LG đưa ra những sản phẩm mới mà cũ, chính họ đã tước đi cơ hội để chào mời người dùng với những thiết bị cầm tay này.
Cũng cần nói rằng, việc thị trường smartphone phát triển nhanh như hiện nay cũng đi cùng rất nhiều kỳ vọng của người dùng về những sản phẩm mới phải nâng cấp hay khác biệt với những smartphone cũ. Trong khi đó, rõ ràng các nhà sản xuất lớn lại đang có dấu hiệu trùng xuống bất thường. Vậy điều gì đang thực sự diễn ra ở phía sau "cánh gà" kia?
Smartwatch, làn gió mới của làng công nghệ
Smartwatch mới thực sự là đích đến của các đại gia công nghệ
Smartwatch chính là lý do khả quan nhất trong lĩnh vực smartphone. Chỉ cần nhìn vào số lượng các smartwatch, lẫn số lượng các nhà sản xuất tham gia vào sân chơi thiết bị đeo trong năm ngoái và năm nay, có thể thấy các ông lớn đã thực sự đầu tư nghiêm túc vào lĩnh vực này. Mở màn thị trường Android Wear, LG G Watch và Samsung Gear Live đã thực sự tạo nên làn sóng chạy đua smartwatch hiện nay.
Liên tục các ASUS ZenWatch, LG G Watch hay Huawei Watch đã được ra đời. Điểm đáng chú ý chính là mỗi một thiết bị đeo đều mang trong mình những triết lý khác nhau, không giống như sự nhàm chán mà smartphone mang lại. Thậm chí, ngay cả Apple, thương hiệu nổi tiếng với những chiếc iPhone cũng phải tham gia thị trường thiết bị đeo với Apple Watch.
Tất nhiên, cũng chính những lãnh đạo của Apple cũng từng phải thừa nhận rằng, tiềm năng của Watch, hay các thiết bị đeo tương tự là chưa thực sự cao. Nhưng công nghệ luôn biến chuyển, khi smartphone không còn là xu thế, thì tất yếu smartwatch sẽ lên ngôi. Và hy vọng rằng, sự sáng tạo của smartphone chỉ đơn thuần là ngủ vùi chứ không phải là "hết cửa" như hiện nay.
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, xu hướng của thị trường smartphone nói chung đã chuyển dịch từ công cuộc chạy đua cấu hình tới việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Thay vì liên tục nâng cấp RAM, chipset hay những thông số viển vông trên các thiết bị cầm tay, các nhà sản xuất đã tập trung tung ra các tính năng mới trên smartphone nhằm giúp con người giải trí và làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, có một yếu tố dường như đã bị các ông lớn bỏ ngỏ chính là thiết kế. Nói thì dễ, chứ làm mới khó bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư công sức nghiêm túc, đi kèm với sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Khi mỏng, nhẹ thôi là chưa đủ, người dùng đòi hỏi nhiều hơn ở các smartphone thế hệ mới, bởi năm này qua năm khác, thiết bị cầm tay nào ra đời cũng hầu như na ná nhau.
Xperia Z4 của Sony chính là minh chứng cho sự thiếu sáng tạo của làng smartphone Android
Ở đây chúng ta sẽ không nói về Samsung với bộ đôi Galaxy S6 và S6 edge thế hệ mới với thiết kế cực độc đáo. Nhờ có sự đột phá đưa vào màn hình cong ở 2 viền, chiếc S6 edge đã vực dậy doanh số khá thảm hại của người tiền nhiệm Galaxy S5, đồng thời đưa thương hiệu Samsung lên một tầm cao mới, khác xa với những vỏ nhựa hay hoa văn đục lỗ trước kia.
Vậy sự nghèo nàn trong thiết kế của Android tới từ đâu? Chúng ta có thể liệt kê ra vô số nhà sản xuất như HTC, Sony hay thậm chí là cả LG. Hãy nhìn vào chiếc One M9 và One M8 của HTC, vẫn là khung kim loại, thiết kế tương tự, liệu bạn có nhìn ra sự khác biệt? Hay như chiếc LG G4 và LG G3, ngoài thiết kế cong nhẹ, G4 gần như chiếc G3 đắp thêm một tấm da lên mặt sau.
Còn với Xperia Z3+/Z4 được các tín đồ Sony chờ đợi bấy lâu, ai đó phải thốt lên rằng, "xin hãy chỉ ra điểm khác biệt với người tiền nhiệm Z3". Tất nhiên, sẽ có rất nhiều cho rằng một sản phẩm đã đủ tốt, vậy tại sao cần phải thay đổi nó? Nếu bạn suy nghĩ như vậy thật, các nhà sản xuất sẽ chẳng bao giờ có được một sản thế hệ mới tốt hơn, đẹp hơn, ít nhất là cho tới thời điểm này.
Vậy tới bao giờ chúng ta mới được nhìn thấy sự đột phá như Nokia N9?
Nokia N9, chiếc smartphone cho thấy sự đột phá một thời trong thiết kế
Có thể nói rằng, vào thời điểm được tung ra, chiếc N9 của Nokia được coi là một sự đột phá trong thiết kế đúng nghĩa với làng smartphone thế giới. Và cho tới tận hôm nay, rất nhiều smartphone Lumia của Microsoft đã được ra đời nhờ triết lý thiết kế này. Do đó, có thể tạm hiểu, sự sáng tạo trong thiết kế chính là việc tạo được cảm hứng phát triển cho những sản phẩm đời sau.
Tương tự như Motorola với chiếc Moto X được tung ra vào năm 2013, rất nhiều người đã đánh giá cao thiết kế này với triết lý hướng tới sự giản dị, thân thiện. Thậm chí, cho tới những năm sau đó, chiếc Moto X 2014, Moto G hay Moto E đã được thừa hưởng triết lý này. Và đây là lý do tại sao những thế hệ Nexus 5 hay Nexus 6 bị đánh đồng với các sản phẩm của Motorola.
Thế nhưng, cái gì quá cũng không tốt. Việc quá trung thành với một triết lý nào đó có thể khiến một dòng smartphone trở nên nhàm chán. Hơn ai hết, Samsung là người hiểu rất rõ vấn đề này và phải trả giá bằng những trái đắng trong năm ngoái. Do đó, trong năm nay, vận đen có thể đến với những Sony, HTC hay LG, và ít nhất trong năm nay, chúng ta sẽ khó theo dõi thêm những đột phá như Nokia hay Samsung từng làm.
Khi thiết kế chỉ được xếp ở vị trí số hai
Bạn có nhận ra được sự khác biệt giữa 2 chiếc One M8 và One M9?
Nếu thiết kế không còn được coi là điểm nhấn của một sản phẩm, vậy tương lai của những chiếc smartphone trong tương lai sẽ đi về đâu. Đây sẽ là câu hỏi khó trả lời, nhưng có thể thấy, hầu hết các nhà sản xuất đều "dọa dẫm" người dùng bằng những thông số kỹ thuật ấn tượng hay những tính năng đột phá. Tuy nhiên, đây sẽ lại chính là "gót chân A-sin" của các đại gia công nghệ trong năm nay.
Bởi một sản phẩm chỉ tốt thôi là chưa bao giờ đủ, các nhà sản xuất cần cho người dùng thấy, tại sao họ nên nâng cấp hoặc mua mới 1 chiếc smartphone nếu chúng chỉ được nâng cấp về cấu hình. Tất nhiên, khi những Sony, HTC hay LG đưa ra những sản phẩm mới mà cũ, chính họ đã tước đi cơ hội để chào mời người dùng với những thiết bị cầm tay này.
Cũng cần nói rằng, việc thị trường smartphone phát triển nhanh như hiện nay cũng đi cùng rất nhiều kỳ vọng của người dùng về những sản phẩm mới phải nâng cấp hay khác biệt với những smartphone cũ. Trong khi đó, rõ ràng các nhà sản xuất lớn lại đang có dấu hiệu trùng xuống bất thường. Vậy điều gì đang thực sự diễn ra ở phía sau "cánh gà" kia?
Smartwatch, làn gió mới của làng công nghệ
Smartwatch mới thực sự là đích đến của các đại gia công nghệ
Smartwatch chính là lý do khả quan nhất trong lĩnh vực smartphone. Chỉ cần nhìn vào số lượng các smartwatch, lẫn số lượng các nhà sản xuất tham gia vào sân chơi thiết bị đeo trong năm ngoái và năm nay, có thể thấy các ông lớn đã thực sự đầu tư nghiêm túc vào lĩnh vực này. Mở màn thị trường Android Wear, LG G Watch và Samsung Gear Live đã thực sự tạo nên làn sóng chạy đua smartwatch hiện nay.
Liên tục các ASUS ZenWatch, LG G Watch hay Huawei Watch đã được ra đời. Điểm đáng chú ý chính là mỗi một thiết bị đeo đều mang trong mình những triết lý khác nhau, không giống như sự nhàm chán mà smartphone mang lại. Thậm chí, ngay cả Apple, thương hiệu nổi tiếng với những chiếc iPhone cũng phải tham gia thị trường thiết bị đeo với Apple Watch.
Tất nhiên, cũng chính những lãnh đạo của Apple cũng từng phải thừa nhận rằng, tiềm năng của Watch, hay các thiết bị đeo tương tự là chưa thực sự cao. Nhưng công nghệ luôn biến chuyển, khi smartphone không còn là xu thế, thì tất yếu smartwatch sẽ lên ngôi. Và hy vọng rằng, sự sáng tạo của smartphone chỉ đơn thuần là ngủ vùi chứ không phải là "hết cửa" như hiện nay.
Nguồn: Thegioididong
Bài viết liên quan
Bài viết mới