Sân bay vũ trụ sẽ trông ra sao nếu các chuyến bay thương mại lên không gian trở thành hiện thực

Các chuyến bay thương mại lên không gian sẽ là một ngành công nghiệp nở rộ trong tương lai không xa, mặc cho những tác động của đại dịch COVID-19. Trên toàn cầu, giá trị của ngành công nghiệp vũ trụ ước tính sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030, đạt mức gần 1 nghìn tỷ USD - theo Ngân hàng Hoa Kỳ.

Các công ty như Virgin Galactic, Blue Origin, và SpaceX đang đầu tư vào thị trường này, trong đó SpaceX đang cộng tác với Space Adventures để gửi lên không gian một nhóm nhỏ các du khách vào đầu năm 2021.

Khi các chuyến bay thương mại trở thành hiện thực, hành khách có thể khởi hành từ các sân bay vũ trụ trông giống như các bản thiết kế mà bạn sắp thấy dưới đây. Sân bay này sẽ trở thành một loại trung tâm vận tải mới, kết hợp giữa du hành không gian với xe hơi tự lái, nghiên cứu, giải trí, và kiến trúc tương lai.

Tất nhiên, Spaceport City chưa phải là hiện thực. Ở thời điểm này, nó chỉ là một dự án kiến trúc được thực hiện bởi Hiệp hội Sân bay vũ trụ Nhật Bản (SPJ), công ty truyền thông Dentsu, nhà thiết kế Canaria, và kiến trúc sư Noiz.

Theo đó, sân bay tại Tokyo này sẽ điều phối các chuyến bay tàu con thoi thương mại kéo dài 2 giờ, đưa các hành khách vào không gian ở độ cao khoảng 62 dặm (gần 100km) trước khi quay về Trái đất. Các tàu con thoi được phóng từ vị trí nằm ngang giống máy bay truyền thống, chứ không phải theo phương dọc như các tên lửa.

Du khách phải đến sân bay để thực hiện thủ tục kiểm tra thể chất và huấn luyện, kéo dài 3 ngày. Nhân viên sẽ đưa họ ra sân bay vào ngày xuất phát trong một chiếc limousine riêng và đưa họ lên phi thuyền. Bạn bè và gia đình có thể xem trực tiếp quá trình phóng tàu trong phòng chờ của sân bay vũ trụ.

jpeg-image-14-1604496711040954782638.jpeg


Spaceport City sẽ hoạt động như một trung tâm phục vụ các nghiên cứu và hoạt động kinh doanh liên quan không gian, và sẽ bao gồm một học viện giáo dục để học về vũ trụ. Nơi đây cũng sẽ tổ chức nhiều sự kiện bao gồm các show thời trang vũ trụ và các cuộc hội thảo quốc tế, nhưng cũng sẽ có cả một khách sạn, một rạp phim 4D, một bể bơi, một bảo tàng nghệ thuật, một phòng gym, một thuỷ cung, và một...sàn disco. Ngoài ra, bạn có thể mua thực phẩm phi hành gia bao gồm sâu bọ, tảo, và thịt làm từ rau củ tại một nhà hàng và shop trang trại tại Spaceport City.

Một mái nhà khá lớn phủ các tấm năng lượng mặt trời nằm "lơ lửng" phía trên các toà nhà và hai tầng của các plaza lớn. Sân, vườn không gian mở, và thậm chí là các trang trại có thể được xây dựng ngay bên trên chiếc mái này.

jpeg-image-12-16044966900451085836699.jpeg


Khu phức hợp được chia thành nhiều khu vực khác nhau, dựa trên những yêu cầu về an ninh để từ đó cân bằng với những yêu cầu về an toàn liên quan nhiều chức năng khác nhau của sân bay, trong đó một số khu vực được kết nối với nhau thông qua những cây cầu trên không.

Sân bay có hai toà tháp lớn - một cho khách đi và một cho khách đến. Theo các nhà thiết kế, hai toà tháp này sẽ giúp sân bay trở nên dễ dàng nhận biết từ rất xa trên không trung.

jpeg-image-13-1604496699819669295274.jpeg


Toàn bộ công trình sẽ là một "hệ sinh thái nhỏ", với hệ thống vận tải thông minh của riêng mình, bao gồm xe hơi tự lái, tàu tự hành, và xe scooter điện. Sân bay cũng sẽ được kết nối với các mạng lưới vận tải mặt đất.

SPJ muốn biến sân bay vũ trụ tại Nhật trở thành hiện thực "càng sớm càng tốt" nhằm mở rộng ngành công nghiệp vũ trụ của đất nước. Hiệp hội hi vọng một sân bay vũ trụ tại đây sẽ đi vào vận hành trong 10 năm tới, biến nó thành sân bay vũ trụ đầu tiên ở châu Á. Để đạt được điều đó, hiệp hội hiện đang làm việc với hơn 20 công ty, bao gồm Mitsubishi, Airbus Nhật Bản, và các hãng hàng không trong nước.

"Du hành vũ trụ vốn một thời chỉ dành cho một số người, sẽ được mở cửa cho mọi người" - SPJ nói trong buổi họp báo.

jpeg-image-11-16044966798481949857783.jpeg


Dù Tokyo là vị trí được SPJ lựa chọn, một khu vực khác của Nhật Bản hiện đang là tuyến đầu trong cuộc chạy đua không gian của nước này. Hồi tháng 4, đảo Kyushu, ở phía nam Nhật Bản, đã được chọn bởi công ty vũ trụ Orbit của Virgin làm một trong năm sân bay để phóng các vệ tinh thương mại cỡ nhỏ vào vệ tinh. Virgin Orbit đang làm việc với ANA Holdings, chủ sở hữu của hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản, và Spaceport Japan liên quan dự án ở sân bay Oita, và tiết lộ rằng họ có thể phóng một tàu vũ trụ từ Nhật Bản "sớm nhất vào năm 2022"

"Chúng tôi háo hức được làm nơi đặt sân bay vũ trụ cất cánh và hạ cánh theo phương ngang đầu tiên ở Nhật Bản" - thị trưởng quận Oita, Katsusada Hirose, nói. "Chúng tôi hi vọng sẽ được hỗ trợ hàng loạt các công ty thuộc ngành công nghiệp vũ trụ tại quận của mình, bắt đầu với việc hợp tác với Virgin Orbit"

Tham khảo: BusinessInsider

Theo Genk
 

Top Bottom