Một chủ sở hữu tiền điện tử tên là Phillipe Christodoulou đã phát hiện ra một ứng dụng mà anh đã cài đặt trên iPhone của mình là giả mạo vào tháng 2 vừa qua, khi kiểm tra khoản tiết kiệm của mình. Ứng dụng, được cho là một sản phẩm đồng hành của nhà sản xuất thiết bị lưu trữ tiền điện tử Treznor, hóa ra lại không hề có mối liên kết nào với công ty này.
Sai lầm đã khiến anh phải trả giá đắt. Christodoulou tuyên bố anh đã mất 17,1 bitcoin, có trị giá khoảng 600.000 USD vào thời điểm đó. Ứng dụng giả mạo này đã chuyển toàn bộ số tiền điện tử cho những kẻ lừa đảo đứng phía sau.
Tuy nó đã được liệt kê trong App Store dưới thương hiệu Treznor, tuy nhiên công ty chuyên sản xuất ví lạnh này cho biết họ không tạo ra bất kỳ ứng dụng nào cho các sản phẩm phần cứng của mình. Và những tên trộm đã lợi dụng lỗ hổng này để tạo ra ứng dụng và lưu trữ nó trên App Store vào tháng 1, với mục đích ăn cắp tiền.
Theo Christodoulou, ứng dụng nói trên có gần 5 sao dựa trên các bài đánh giá, chính điều này đã giúp anh đủ tin tưởng vào ứng dụng để tải nó xuống. Sau sự cố kể trên, anh cho biết mình đã không còn lòng tin vào Apple, bởi công ty đã xem xét một cách hời hợp và cho phép ứng dụng này xuất hiện trong App Store.
"Họ đã phản bội lòng tin mà tôi dành cho họ", Christodoulou nói. "Apple không đáng bị bỏ qua vì điều này."
Theo Apple, ứng dụng đã vào được App Store bằng cách thay đổi mục đích sau khi được chấp nhận vào cửa hàng. Ứng dụng ban đầu được giới thiệu là một ứng dụng "mật mã" và nó "không liên quan đến bất kỳ loại tiền điện tử nào". Apple đã cho phép nó xuất hiện trong App Store từ ngày 22/1.
Sau đó, ứng dụng đã chuyển đổi mục đích thành ví tiền điện tử, một động thái mà Apple không cho phép. Sau khi được Treznor thông báo về ứng dụng giả mạo, Apple đã rút nó khỏi App Store và cấm nhà phát triển, nhưng ngay sau đó là một ứng dụng có tên Treznor khác lại xuất hiện trên App Store.
Về cơ bản, ban đầu Apple đã cấm các ví điện tử xuất hiện trên App Store, nhưng sau đó đã cho phép chúng vào năm 2014, đồng thời đặt ra nhiều hạn chế về cách các ứng dụng này hoạt động. Tuy nhiên, hiện có nhiều cách để mua tiền điện tử từ iPhone và các phần cứng khác của Apple.
"Niềm tin của người dùng là nền tảng lý do tại sao chúng tôi tạo ra App Store và chúng tôi chỉ làm sâu sắc hơn cam kết đó trong những năm qua", đại diện Apple cho biết. "Trong một số trường hợp hạn chế khi bọn tội phạm lừa đảo người dùng, chúng tôi sẽ nhanh chóng hành động chống lại những kẻ này cũng như để ngăn chặn những vi phạm tương tự trong tương lai."
Apple cho biết họ đã xóa khoảng 6.500 ứng dụng tương tự khỏi App Store vào năm 2020 vì có "các tính năng ẩn hoặc không có giấy tờ", nhiều trong số đó là ứng dụng lừa đảo.
Christodoulou không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng bởi vụ lừa đảo này. 5 người dùng đã báo cáo các vụ trộm thông qua ứng dụng trên iOS với tổng trị giá 1,6 triệu USD. Các ứng dụng Treznor giả mạo trên Android cũng được cho là đã đánh cắp tổng cộng 600.000 USD.
Theo Genk
Sai lầm đã khiến anh phải trả giá đắt. Christodoulou tuyên bố anh đã mất 17,1 bitcoin, có trị giá khoảng 600.000 USD vào thời điểm đó. Ứng dụng giả mạo này đã chuyển toàn bộ số tiền điện tử cho những kẻ lừa đảo đứng phía sau.
Tuy nó đã được liệt kê trong App Store dưới thương hiệu Treznor, tuy nhiên công ty chuyên sản xuất ví lạnh này cho biết họ không tạo ra bất kỳ ứng dụng nào cho các sản phẩm phần cứng của mình. Và những tên trộm đã lợi dụng lỗ hổng này để tạo ra ứng dụng và lưu trữ nó trên App Store vào tháng 1, với mục đích ăn cắp tiền.
Theo Christodoulou, ứng dụng nói trên có gần 5 sao dựa trên các bài đánh giá, chính điều này đã giúp anh đủ tin tưởng vào ứng dụng để tải nó xuống. Sau sự cố kể trên, anh cho biết mình đã không còn lòng tin vào Apple, bởi công ty đã xem xét một cách hời hợp và cho phép ứng dụng này xuất hiện trong App Store.
"Họ đã phản bội lòng tin mà tôi dành cho họ", Christodoulou nói. "Apple không đáng bị bỏ qua vì điều này."
Theo Apple, ứng dụng đã vào được App Store bằng cách thay đổi mục đích sau khi được chấp nhận vào cửa hàng. Ứng dụng ban đầu được giới thiệu là một ứng dụng "mật mã" và nó "không liên quan đến bất kỳ loại tiền điện tử nào". Apple đã cho phép nó xuất hiện trong App Store từ ngày 22/1.
Sau đó, ứng dụng đã chuyển đổi mục đích thành ví tiền điện tử, một động thái mà Apple không cho phép. Sau khi được Treznor thông báo về ứng dụng giả mạo, Apple đã rút nó khỏi App Store và cấm nhà phát triển, nhưng ngay sau đó là một ứng dụng có tên Treznor khác lại xuất hiện trên App Store.
Về cơ bản, ban đầu Apple đã cấm các ví điện tử xuất hiện trên App Store, nhưng sau đó đã cho phép chúng vào năm 2014, đồng thời đặt ra nhiều hạn chế về cách các ứng dụng này hoạt động. Tuy nhiên, hiện có nhiều cách để mua tiền điện tử từ iPhone và các phần cứng khác của Apple.
"Niềm tin của người dùng là nền tảng lý do tại sao chúng tôi tạo ra App Store và chúng tôi chỉ làm sâu sắc hơn cam kết đó trong những năm qua", đại diện Apple cho biết. "Trong một số trường hợp hạn chế khi bọn tội phạm lừa đảo người dùng, chúng tôi sẽ nhanh chóng hành động chống lại những kẻ này cũng như để ngăn chặn những vi phạm tương tự trong tương lai."
Apple cho biết họ đã xóa khoảng 6.500 ứng dụng tương tự khỏi App Store vào năm 2020 vì có "các tính năng ẩn hoặc không có giấy tờ", nhiều trong số đó là ứng dụng lừa đảo.
Christodoulou không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng bởi vụ lừa đảo này. 5 người dùng đã báo cáo các vụ trộm thông qua ứng dụng trên iOS với tổng trị giá 1,6 triệu USD. Các ứng dụng Treznor giả mạo trên Android cũng được cho là đã đánh cắp tổng cộng 600.000 USD.
Tham khảo Apple Insider
Theo Genk