Theo báo cáo mới từ Wall Street Journal, Trung Quốc đang cấm quân đội và nhân viên chính phủ sử dụng xe Tesla, với lý do những chiếc ô tô điện này tiềm ẩn rủi ro an ninh do việc thu thập dữ liệu từ nhà sản xuất.
Theo đó, những người làm việc cho quân đội, "các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành công nghiệp nhạy cảm" và các cơ quan chính phủ khác sẽ bị cấm lái xe Tesla. Quyết định này được đưa ra sau khi một "đánh giá an ninh" đã cho thấy khả năng liên tục ghi lại cảnh quay của các camera ngoại thất của Tesla. Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng những hình ảnh đó có thể được gửi trở lại Mỹ.
Tesla là công ty mới nhất vướng vào cuộc xung đột thương mại âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc, bất chấp việc Trung Quốc đã chọn nắm lấy Tesla để thúc đẩy ngành sản xuất xe điện. Quyết định chống lại Tesla dường như cũng đáp trả các hạn chế của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei, khi cho là có nguy cơ bảo mật tiềm ẩn.
Và quyết định mới này cũng có thể làm phức tạp thêm cho sự phát triển của Tesla ở Trung Quốc, khi các quyết định của chính phủ nước này có xu hướng cộng hưởng đáng kể giống như trong các ngành công nghiệp khác. Tesla đã có năm đầu tiên có lãi vào 2020, phần lớn nhờ vào sự nổi tiếng của thương hiệu này ở Trung Quốc. Đây cũng là thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới, và Tesla là nhà cung cấp xe điện bán chạy nhất.
Sản xuất ô tô ở Trung Quốc từ lâu đã là mục tiêu của Tesla. Đầu tiên, công ty xác nhận rằng họ đang đàm phán với chính phủ Trung Quốc để mở một nhà máy ở đó vào mùa hè năm 2017. Trung Quốc thậm chí còn nới lỏng các quy định liên quan đến các nhà sản xuất nước ngoài để giúp Tesla có thêm thời gian. Các nhà sản xuất lớn khác, như GM và Ford, đã phải sản xuất ô tô ở Trung Quốc theo đúng các quy tắc liên doanh.
Người phát ngôn của Tesla đã không trả lời yêu cầu bình luận (công ty này gần đây thậm chí đã giải thể văn phòng quan hệ báo chí của mình). Tuy nhiên trước đó, công ty đã đưa ra một tuyên bố về việc thu thập dữ liệu của mình.
"Chính sách bảo vệ quyền riêng tư của Tesla tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc", công ty cho biết. "Tesla rất coi trọng việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng."
Hãng cũng cho biết các camera bên trong xe không được bật đối với tất cả các xe Tesla ở Trung Quốc.
Tesla cũng đã gặp phải một số sự cố bảo mật tồi tệ trong những năm gần đây. Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu bảo mật ở Trung Quốc đã chứng minh rằng họ có thể hack xe ô tô của công ty từ xa qua mạng Wi-Fi, cho phép thực hiện các can thiệp như bóp phanh, bật cốp và bật và tắt cần gạt nước trên kính chắn gió của xe. Trong khi đó, gần đây nhất một tin tặc đã truy cập vào hệ thống hàng trăm camera an ninh nội bộ của công ty thông qua nhà cung cấp bên thứ ba và điều này cũng gây ra nhiều lo ngại.
Theo Genk
Theo đó, những người làm việc cho quân đội, "các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành công nghiệp nhạy cảm" và các cơ quan chính phủ khác sẽ bị cấm lái xe Tesla. Quyết định này được đưa ra sau khi một "đánh giá an ninh" đã cho thấy khả năng liên tục ghi lại cảnh quay của các camera ngoại thất của Tesla. Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng những hình ảnh đó có thể được gửi trở lại Mỹ.
Tesla là công ty mới nhất vướng vào cuộc xung đột thương mại âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc, bất chấp việc Trung Quốc đã chọn nắm lấy Tesla để thúc đẩy ngành sản xuất xe điện. Quyết định chống lại Tesla dường như cũng đáp trả các hạn chế của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei, khi cho là có nguy cơ bảo mật tiềm ẩn.
Và quyết định mới này cũng có thể làm phức tạp thêm cho sự phát triển của Tesla ở Trung Quốc, khi các quyết định của chính phủ nước này có xu hướng cộng hưởng đáng kể giống như trong các ngành công nghiệp khác. Tesla đã có năm đầu tiên có lãi vào 2020, phần lớn nhờ vào sự nổi tiếng của thương hiệu này ở Trung Quốc. Đây cũng là thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới, và Tesla là nhà cung cấp xe điện bán chạy nhất.
Sản xuất ô tô ở Trung Quốc từ lâu đã là mục tiêu của Tesla. Đầu tiên, công ty xác nhận rằng họ đang đàm phán với chính phủ Trung Quốc để mở một nhà máy ở đó vào mùa hè năm 2017. Trung Quốc thậm chí còn nới lỏng các quy định liên quan đến các nhà sản xuất nước ngoài để giúp Tesla có thêm thời gian. Các nhà sản xuất lớn khác, như GM và Ford, đã phải sản xuất ô tô ở Trung Quốc theo đúng các quy tắc liên doanh.
Người phát ngôn của Tesla đã không trả lời yêu cầu bình luận (công ty này gần đây thậm chí đã giải thể văn phòng quan hệ báo chí của mình). Tuy nhiên trước đó, công ty đã đưa ra một tuyên bố về việc thu thập dữ liệu của mình.
"Chính sách bảo vệ quyền riêng tư của Tesla tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc", công ty cho biết. "Tesla rất coi trọng việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng."
Hãng cũng cho biết các camera bên trong xe không được bật đối với tất cả các xe Tesla ở Trung Quốc.
Tesla cũng đã gặp phải một số sự cố bảo mật tồi tệ trong những năm gần đây. Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu bảo mật ở Trung Quốc đã chứng minh rằng họ có thể hack xe ô tô của công ty từ xa qua mạng Wi-Fi, cho phép thực hiện các can thiệp như bóp phanh, bật cốp và bật và tắt cần gạt nước trên kính chắn gió của xe. Trong khi đó, gần đây nhất một tin tặc đã truy cập vào hệ thống hàng trăm camera an ninh nội bộ của công ty thông qua nhà cung cấp bên thứ ba và điều này cũng gây ra nhiều lo ngại.
Tham khảo TheVerge
Theo Genk