Bí quyết lựa chọn hệ điều hành phù hợp khi triển khai máy chủ ảo

photo-1-16076562110032026713873.jpg


4 lựa chọn quen thuộc nhất hiện nay có thể kể đến: Ubuntu, CentOS, Debian và Windows. Đây đều là những hệ điều hành phổ biến và thông dụng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. BizFly Cloud hiện là nhà cung cấp các dịch vụ hạ tầng hỗ trợ cả 4 hệ điều hành kể trên. Vậy sự khác biệt của 4 hệ điều hành này là gì và hệ điều hành nào sẽ là phù hợp với bạn nhất? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một cách ngắn gọn nhất về từng hệ điều hành cũng như điểm mạnh và điểm yếu của mỗi hệ điều hành.

Ubuntu

photo-1-1607656213234551857844.jpg


Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên kiến trúc của hệ điều hành Debian. Kể từ khi phát hành vào năm 2004, Ubuntu giờ là một trong những hệ điều hành Linux phổ biến nhất với giao diện thân thiện với cả người dùng cơ bản và chuyên viên kỹ thuật.

Đây chính là điểm mạnh lớn nhất của Ubuntu và nếu bạn là một người mới trong việc thiết lập máy chủ, Ubuntu là một sự lựa chọn hoàn hảo. Ubuntu có một cộng đồng người sử dụng lớn cũng như nhiều tài liệu kỹ thuật có sẵn và được cập nhật thường xuyên. Ubuntu cũng có rất nhiều phần mềm hỗ trợ và được cập nhật thường xuyên. Phần mềm quản lý gói apt-get của Ubuntu cũng vô cùng dễ dàng sử dụng.

Tuy nhiên, Ubuntu lại chiếm nhiều dung tích đĩa hơn so với hầu hết các hệ điều hành khác trong bài viết này. Đồng thời, mỗi phiên bản của Ubuntu cũng có vòng đời hỗ trợ dài hạn (Long-Term Supported - LTS) ngắn hơn so với những điều hành còn lại.

CentOS

photo-2-16076562132381659483042.jpg


CentOS là một điều hành mã nguồn mở dựa trên kiến trúc của RHEL (Red Hat Enterprise Linux). Được phát hành cùng năm 2004 với Ubuntu, nếu Ubuntu nổi tiếng với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, CentOS lại được đánh giá rất cao trong vai trò hệ điều hành cho máy chủ nhờ sự tương đồng với RHEL.

Điểm mạnh của CentOS nằm ở sự bảo mật và tính ổn định và Red Hat cũng là một công ty đi đầu trong việc phát triển phần mềm cho doanh nghiệp. Đây là một sự lựa chọn phù hợp đối với các doanh nghiệp. Một số phiên bản của CentOS cũng có vòng đời hỗ trợ dài hạn khá lâu, lên đến tận 10 năm và phần mềm quản lý gói yum cũng rất dễ sử dụng. Ngoài ra CentOS cũng có độ tương thích cao với những bộ điều khiển máy chủ phổ biến như cPanel, điều mà Ubuntu không có.

Một điểm yếu của CentOS là không có một lịch cập nhật có cố định và những bản cập nhật lớn thường cách nhau cũng khá là lâu, dẫn tới việc một số phần mềm hỗ trợ cho CentOS có thể bị lỗi thời cho với những phiên bản hệ điều hành Linux khác.

Debian

photo-3-16076562132391797305803.jpg


Debian vốn là hệ điều hành nền tảng của Ubuntu. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là hai hệ điều hành giống nhau và không có gì để phân biệt giữa hai hệ điều hành này cả.

Về điểm mạnh, vì sự tương đồng với Ubuntu, Debian cũng có một lượng lớn phần mềm hỗ trợ lớn và những phần mềm này cũng được cập nhật thường xuyên. Nhưng ở bản thân hệ điều hành, Debian và Ubuntu lại khác nhau về chu kỳ cập nhật. Nếu Ubuntu được cập nhật thường xuyên hơn và có vòng đời hỗ trợ dài hạn ngắn hơn, Debian lại có vòng đời hỗ trợ dài hạn lâu hơn. Do đó, Debian được coi là hệ điều hành ổn định và cũng có tính bảo mật cao hơn khi so với Ubuntu. Tính bảo mật và sự ổn định là hai yếu tố vô cùng quan trọng khi cân nhắc hệ điều hành cho máy chủ, đặc biệt là với các doanh nghiệp.

Về điểm yếu, Debian sẽ là hệ điều hành khó sử dụng hơn. So với Ubuntu, một số tùy chỉnh ở Debian sẽ khó thực hiện hơn vì tính ổn định được đặt lên hàng đầu.

Tuy nhiên với những doanh nghiệp đề cao tính ổn định và bảo mật cao cũng như muốn tận dụng nguồn nhân lực có nền tảng kiến thức Ubuntu có sẵn, Debian là một sự lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp này.

Windows

photo-4-1607656213242179977311.jpg


Cuối cùng trong danh sách này là Windows, hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Windows Server là phiên bản máy chủ của hệ điều hành Windows do Microsoft phát triển mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Đây cũng là hệ điều hành mã nguồn đóng duy nhất trong danh sách này.

Điểm mạnh lớn nhất là của Windows là độ phổ biến và dễ sử dụng. Khi sử dụng hệ điều hành Windows cho máy chủ, người dùng có thể dễ dàng sử dụng các phần mềm khác của Microsoft, ví dụ như Microsoft SQL. Và vì hệ điều hành và phần mềm được phát triển và cập nhật thường xuyên bởi chính Microsoft nên tính ổn định và dòng đời hỗ trợ dài hạn của Windows Server cũng rất lâu (hơn 10 năm).

Nhưng vì Windows Server là một hệ điều hành mã nguồn đóng, việc tùy chỉnh sẽ là khó khăn hơn so với những hệ điều hành Linux phía trên. Đây cũng là con dao hai lưỡi khi Windows Server sẽ hoạt động tốt với những phần mềm khác cũng từ Microsoft. Nếu người dùng muốn tận dụng những phần mềm khác do bên thứ ba phát triển, Windows có lẽ không phải là sự lựa chọn hàng đầu.

Vừa rồi là những chia sẻ ngắn gọn về những hệ điều hành phổ biến cho máy chủ đang được hỗ trợ bởi BizFly Cloud. Hy vọng bài viết này đã giúp chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi hệ điều hành và hệ điều hành nào sẽ phù hợp với trường hợp nào.

Để trải nghiệm trực tiếp những hệ điều hành khác nhau này trên BizFly Cloud, hãy nhanh tay đăng ký tài khoản BizFly Cloud để dùng thử miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn cho +20 dịch vụ đám mây: Cloud Server, CDN, Simple Storage, Load Balancer, Business Email, Kubernetses,... tại: https://bizflycloud.vn

Hotline hỗ trợ: (024) 7302 8888 / (028) 7302 8888

BizFly Cloud - Nâng cấp hạ tầng - Nâng tầm doanh nghiệp

Theo Genk
 

Top Bottom