Vào ngày 11/11/2020, Apple đã công bố "M1", con chip độc quyền đầu tiên dành cho máy Mac. Hiệu năng cao của chip M1 đã khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên.
Trong một thông cáo báo chí, Apple tuyên bố rằng "M1 mang lại hiệu suất CPU nhanh hơn 3,5 lần, hiệu suất GPU nhanh hơn 6 lần và máy học (machine learning) nhanh hơn tới 15 lần, đồng thời cho phép tuổi thọ pin dài hơn gấp đôi so với máy Mac thế hệ trước".
Có thể nói, con chip này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công ty, cũng như một bước ngoặt lớn của Apple. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau thành công này, con chip M1 lại chính là "lần đặt cược cuối cùng" của cố CEO Steve Jobs. Bởi, sự ra đời của M1 chính là việc hiện thực hóa tầm nhìn của ông khi sinh thời.
Được thành lập bởi Steve Jobs, Apple ra mắt chiếc Macintosh đầu tiên vào năm 1984, 23 năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt. Tuy nhiên, khi máy tính cá nhân ở thời kỳ đỉnh cao, sự kết hợp giữa Microsoft và Intel đã đưa sản phẩm của hai công ty này trở thành xu hướng chủ đạo, khiến máy Mac không thể chiếm lĩnh thị trường. Do sự phụ thuộc giữa Microsoft và Intel, Apple buộc phải sử dụng chip của IBM và Motorola với hiệu suất kém hơn trên Mac. Sau đó, để có thể sinh tồn ở mảng thị trường này, Apple buộc phải sử dụng chip của Intel, thông qua đó tiếp tục mở rộng thị phần hộ cho Intel.
Từ kinh nghiệm của chính mình, Steve Jobs sau đó đã tạo ra iPhone với suy nghĩ rằng: "Apple phải tạo ra và kiểm soát mọi thứ để duy trì tính cạnh tranh."
Do đó, đối với iPhone, Apple phát triển tất cả phần mềm, phần cứng, chip trải nghiệm người dùng, hay cái mà Steve Jobs thích gọi là "toàn bộ widget". Các chip dòng "A" của Apple sau đó được cài đặt trong iPhone 4 và iPad đời đầu, và kể từ đó, các con chip này đã trở nên mạnh mẽ hơn và được phát triển để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Nhiều chuyên gia đã giải thích rằng tại sao các chip dòng A có thể cải thiện hiệu suất mà không làm tăng điện năng tiêu thụ chính là do Apple kiểm soát toàn bộ widget và có thể điều chỉnh sự cân bằng của phần cứng, phần mềm và chip.
Nhưng mặt khác, trong nhiều năm, chỉ riêng dòng máy Mac tại Apple là không thể hiện thực hóa ý tưởng "kiểm soát toàn bộ widget" của Steve Jobs. Mãi tới 9 năm sau khi ông mất, M1 mới ra đời, hoàn toàn đảm nhiệm "quyền kiểm soát toàn bộ widget" lần đầu tiên.
Mặc dù chip M1 mạnh hơn nhiều so với chip iPhone và iPad, nhưng nó có cấu trúc giống nhau. Nó sử dụng Kiến trúc bộ nhớ hợp nhất (UMA) của Apple, có nghĩa là một nhóm bộ nhớ (DRAM) nằm trên cùng một con chip với các thành phần khác nhau cần truy cập vào bộ nhớ đó - như CPU, GPU, bộ xử lý hình ảnh và các engine thần kinh. Do đó, toàn bộ chip có thể truy cập dữ liệu mà không cần sao chép giữa các thành phần khác nhau và thông qua các kết nối. Điều này cho phép chúng truy cập bộ nhớ với độ trễ rất thấp và ở băng thông cao hơn. Kết quả là một hiệu suất tốt hơn nhiều với mức tiêu thụ điện năng ít hơn.
Với công nghệ mới này, mọi thứ từ dịch vụ truyền hình trực tiếp, chơi game, xử lý hình ảnh và sử dụng web sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Đồng thời cơ chế này có thể giảm mức tiêu thụ pin và cải thiện hiệu suất.
Một số nhà phân tích dự đoán rằng sự ra đời của chip M1 với cấu trúc như vậy có thể dẫn đến những đột phá hơn nữa cho Apple, cũng như ngành công nghiệp PC. Và đó không chỉ là với các đối thủ như AMD hay Intel. Qualcomm mới chính là mục tiêu cao nhất ở đây.
Craig Federigi, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, chỉ ra rằng các thông số kỹ thuật thường được sử dụng trong ngành hiện nay không chỉ ra chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong thực tế.
Johnny Slouge, Phó Chủ tịch Cấp cao về Công nghệ Phần cứng của Apple, cũng nói về điều này, rằng: "Vấn đề không phải là gigahertz hay megahertz, mà là khách hàng nhận được gì từ nó."
Ví dụ như chip M1 có thể xây dựng một công cụ đồ họa tích hợp cao cấp và kết hợp nó với một UMA hiệu suất cao để làm được nhiều việc hơn, so với một cỗ máy chỉ có một GPU. Trong các máy tính hiện đại, đồ họa được tạo thành từ nhiều chuyển động dữ liệu và các máy tính có một GPU đơn sẽ bị tước hiệu năng bởi quá trình chuyển dữ liệu đó.
Phó chủ tịch cấp cao của Apple về Kỹ thuật Phần mềm, Craig Federighi
"Chúng tôi đang phát triển một loại silicon tùy chỉnh hoàn toàn phù hợp với sản phẩm và cách phần mềm sẽ sử dụng nó. Khi chúng tôi thiết kế chip của mình, giống như 3 hoặc 4 năm trước thời hạn, Craig và tôi đang ngồi trong cùng một phòng để xác định những gì chúng tôi muốn cung cấp, và sau đó chúng tôi làm việc cùng nhau. Bạn không thể làm điều này với tư cách là Intel hoặc AMD, hay bất kỳ ai khác", Slouge nói.
Steve Jobs đã đúng. Và trong khi kế thừa ý tưởng "kiểm soát toàn bộ widget" của ông, Apple vẫn đang tiếp tục phát triển phần cứng và phần mềm với tầm nhìn hướng tới tương lai. Con đường này có thể khó khăn và chông gai, nhưng thành quả gặt hái được sẽ hoàn toàn huy hoàng và xứng đáng, như cách iPhone đã làm được trong quá khứ.
Theo Genk
Trong một thông cáo báo chí, Apple tuyên bố rằng "M1 mang lại hiệu suất CPU nhanh hơn 3,5 lần, hiệu suất GPU nhanh hơn 6 lần và máy học (machine learning) nhanh hơn tới 15 lần, đồng thời cho phép tuổi thọ pin dài hơn gấp đôi so với máy Mac thế hệ trước".
Có thể nói, con chip này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công ty, cũng như một bước ngoặt lớn của Apple. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau thành công này, con chip M1 lại chính là "lần đặt cược cuối cùng" của cố CEO Steve Jobs. Bởi, sự ra đời của M1 chính là việc hiện thực hóa tầm nhìn của ông khi sinh thời.
Được thành lập bởi Steve Jobs, Apple ra mắt chiếc Macintosh đầu tiên vào năm 1984, 23 năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt. Tuy nhiên, khi máy tính cá nhân ở thời kỳ đỉnh cao, sự kết hợp giữa Microsoft và Intel đã đưa sản phẩm của hai công ty này trở thành xu hướng chủ đạo, khiến máy Mac không thể chiếm lĩnh thị trường. Do sự phụ thuộc giữa Microsoft và Intel, Apple buộc phải sử dụng chip của IBM và Motorola với hiệu suất kém hơn trên Mac. Sau đó, để có thể sinh tồn ở mảng thị trường này, Apple buộc phải sử dụng chip của Intel, thông qua đó tiếp tục mở rộng thị phần hộ cho Intel.
Từ kinh nghiệm của chính mình, Steve Jobs sau đó đã tạo ra iPhone với suy nghĩ rằng: "Apple phải tạo ra và kiểm soát mọi thứ để duy trì tính cạnh tranh."
Do đó, đối với iPhone, Apple phát triển tất cả phần mềm, phần cứng, chip trải nghiệm người dùng, hay cái mà Steve Jobs thích gọi là "toàn bộ widget". Các chip dòng "A" của Apple sau đó được cài đặt trong iPhone 4 và iPad đời đầu, và kể từ đó, các con chip này đã trở nên mạnh mẽ hơn và được phát triển để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Nhiều chuyên gia đã giải thích rằng tại sao các chip dòng A có thể cải thiện hiệu suất mà không làm tăng điện năng tiêu thụ chính là do Apple kiểm soát toàn bộ widget và có thể điều chỉnh sự cân bằng của phần cứng, phần mềm và chip.
Nhưng mặt khác, trong nhiều năm, chỉ riêng dòng máy Mac tại Apple là không thể hiện thực hóa ý tưởng "kiểm soát toàn bộ widget" của Steve Jobs. Mãi tới 9 năm sau khi ông mất, M1 mới ra đời, hoàn toàn đảm nhiệm "quyền kiểm soát toàn bộ widget" lần đầu tiên.
Mặc dù chip M1 mạnh hơn nhiều so với chip iPhone và iPad, nhưng nó có cấu trúc giống nhau. Nó sử dụng Kiến trúc bộ nhớ hợp nhất (UMA) của Apple, có nghĩa là một nhóm bộ nhớ (DRAM) nằm trên cùng một con chip với các thành phần khác nhau cần truy cập vào bộ nhớ đó - như CPU, GPU, bộ xử lý hình ảnh và các engine thần kinh. Do đó, toàn bộ chip có thể truy cập dữ liệu mà không cần sao chép giữa các thành phần khác nhau và thông qua các kết nối. Điều này cho phép chúng truy cập bộ nhớ với độ trễ rất thấp và ở băng thông cao hơn. Kết quả là một hiệu suất tốt hơn nhiều với mức tiêu thụ điện năng ít hơn.
Với công nghệ mới này, mọi thứ từ dịch vụ truyền hình trực tiếp, chơi game, xử lý hình ảnh và sử dụng web sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Đồng thời cơ chế này có thể giảm mức tiêu thụ pin và cải thiện hiệu suất.
Một số nhà phân tích dự đoán rằng sự ra đời của chip M1 với cấu trúc như vậy có thể dẫn đến những đột phá hơn nữa cho Apple, cũng như ngành công nghiệp PC. Và đó không chỉ là với các đối thủ như AMD hay Intel. Qualcomm mới chính là mục tiêu cao nhất ở đây.
Craig Federigi, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, chỉ ra rằng các thông số kỹ thuật thường được sử dụng trong ngành hiện nay không chỉ ra chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong thực tế.
Johnny Slouge, Phó Chủ tịch Cấp cao về Công nghệ Phần cứng của Apple, cũng nói về điều này, rằng: "Vấn đề không phải là gigahertz hay megahertz, mà là khách hàng nhận được gì từ nó."
Ví dụ như chip M1 có thể xây dựng một công cụ đồ họa tích hợp cao cấp và kết hợp nó với một UMA hiệu suất cao để làm được nhiều việc hơn, so với một cỗ máy chỉ có một GPU. Trong các máy tính hiện đại, đồ họa được tạo thành từ nhiều chuyển động dữ liệu và các máy tính có một GPU đơn sẽ bị tước hiệu năng bởi quá trình chuyển dữ liệu đó.
Phó chủ tịch cấp cao của Apple về Kỹ thuật Phần mềm, Craig Federighi
"Chúng tôi đang phát triển một loại silicon tùy chỉnh hoàn toàn phù hợp với sản phẩm và cách phần mềm sẽ sử dụng nó. Khi chúng tôi thiết kế chip của mình, giống như 3 hoặc 4 năm trước thời hạn, Craig và tôi đang ngồi trong cùng một phòng để xác định những gì chúng tôi muốn cung cấp, và sau đó chúng tôi làm việc cùng nhau. Bạn không thể làm điều này với tư cách là Intel hoặc AMD, hay bất kỳ ai khác", Slouge nói.
Steve Jobs đã đúng. Và trong khi kế thừa ý tưởng "kiểm soát toàn bộ widget" của ông, Apple vẫn đang tiếp tục phát triển phần cứng và phần mềm với tầm nhìn hướng tới tương lai. Con đường này có thể khó khăn và chông gai, nhưng thành quả gặt hái được sẽ hoàn toàn huy hoàng và xứng đáng, như cách iPhone đã làm được trong quá khứ.
Tham khảo OM
Theo Genk