Thời gian gần đây, nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc thường đăng tải thông tin về việc một số người buôn bán sản phẩm thước đo kém chất lượng trên mạng xã hội hoặc các trang thương mại điện tử.
Tưởng rằng đây chỉ là các sản phẩm hàng giả, hàng nhái nhưng khi kiểm tra thực tế, hóa ra có sự tồn tại của một thị trường ngầm chuyên buôn bán những sản phẩm đo đạc với độ sai lệch đáng kể. Và chúng không tồn tại một cách ngẫu nhiên mà thực sự có chủ đích.
Chia sẻ của một thương gia chuyên buôn bán mặt hàng "thước đo sai số" cho biết các sản phẩm này có thể dễ dàng thay đổi giá trị đo bằng cách điều chỉnh khoảng cách giữa các thang đo. Ví dụ, một chiếc thước dây mà họ bán có thể cho kết quả đo chiều dài của một vật 4 mét thành 5 mét, tương đương với sai số hơn 25% trên mỗi cm.
Thước đo xịn và hàng sai số khi đặt cạnh nhau thể hiện rõ sự khác biệt.
Thậm chí, nhiều chủ buôn cho biết, "lỗi" của thước có thể do người mua tùy chỉnh và họ sẵn sàng làm theo mọi thông số kỹ thuật theo nhu cầu của thượng đế. Trong một cửa hàng trực tuyến, có thể nhận thấy có vô số loại sản phẩm dạng này được buôn bán với các sai số khác nhau. Lấy một thước dây gia dụng có tổng chiều dài 5 mét làm ví dụ, thương gia này cung cấp các lựa chọn như "thực tế 80 cm, hiển thị 1 mét", "thực tế 85 cm, hiển thị 1 mét", "thực tế 90 cm, hiển thị 1 mét" và nhiều loại thông số kỹ thuật khác nữa.
"Giá trị đo của thước có thể thay đổi trong khoảng 5% đến 10% tùy theo nhu cầu của khách hàng. Vì là hàng tùy chỉnh nên giá cả của chúng về cơ bản là cao hơn thước dây bình thường từ 5 đến 6 lần", một chủ cửa hàng giới thiệu dịch vụ của mình.
Theo thông tin từ một cửa hàng, có thời điểm có hơn 200 người cùng liên hệ để mua "thước đo sai số" và thậm chí nhu cầu về loại thước dây này còn vượt qua cả thước dây tiêu chuẩn, trở thành sản phẩm bán chạy nhất của cửa hàng.
Các thước đo lỗi này thường có sai số 5-10%, tùy theo nhu cầu người mua.
Tìm hiểu sâu hơn, hóa ra hầu hết những người mua "thước đo sai số" này đều đến từ những người làm trong nghề kỹ thuật và trang trí. Chúng được họ sử dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ đánh lừa kết quả nghiệm thu sản phẩm khi chiều dài của một số sản phẩm xây dựng ngắn hơn tiêu chuẩn được đề ra. Có người thì dùng loại thước này như một biện pháp hỗ trợ để tránh việc bị phạt khi kiểm tra, nghiệm thu công trình. Trong lĩnh vực trang trí, có người lén dùng nó để đánh lừa chủ nhà, nhằm tăng tiền chi phí xây dựng. Bởi sai số trên thước từ 5% tới 10% cũng tương đương với việc chi phí phải trả bị đội giá lên 5-10%.
Một phụ nữ sống ở tỉnh Phúc Kiến cho biết mình đã là nạn nhân của "thước đo sai số" trong một lần cải tạo nhà trước đó.
"Lúc đó, chúng tôi mua một căn nhà mới cần lắp cửa sổ và đã nhờ đội trang trí. Họ thực hiện phép đo và cho tôi nhìn vào kết quả, cuối cùng tính toán rằng nó sẽ có giá 8.000 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu đồng)" cô chia sẻ.
Nhưng vài tháng sau, khi hỏi chủ sở hữu của một căn hộ cùng loại cũng tu sửa nhà, đơn giá lại không hề giống nhau. Tổng chi phí của người hàng xóm chỉ 6000 tệ (khoảng 21 triệu đồng). Vì hai ngôi nhà giống nhau nên kích thước cửa sổ cũng giống nhau nên mức giá chênh lệch lớn như vậy đã khiến cô nghi ngờ. Sau đó, khi tự tay đo đạc lại, cô nhận thấy rằng chiều dài thực tế đã ít hơn khoảng 10% so con số mà nhóm trang trí đã đo cho mình nhìn.
Lương tâm của những người sử dụng thước đo lỗi cũng đã bị nó thu hẹp.
Một người làm trong lĩnh vực trang trí cũng cho biết một số ít nhóm làm trong lĩnh vực nội thất hiện đang sử dụng "thước đo sai số" để thu lợi.
"Trước tiên, họ có thể quan sát xem chủ sở hữu có nhạy cảm với việc đo lường trên các dự án trang trí khác hay không. Nếu thấy rằng chủ sở hữu tin tưởng bọn họ quá mức, những người này khi tiến hành lắp đặt cửa sổ, ốp chân tường và các dự án nội thất có chiều dài đáng kể khác, có thể sử dụng loại thước đo lỗi này để trục lợi", người này cho biết. "Vì trong nhiều chi tiết trang trí, bản thân nguyên vật liệu có giá trị không thấp, cộng với việc tích lũy lâu dài, họ có thể tăng doanh thu lên tới 10% hoặc nhiều hơn"
Anh cũng đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng rằng đối với việc mua và đo đạc vật liệu trang trí, gia chủ không nên "lười biếng". Tốt nhất, gia chủ nên tự mua thước dây và đo đạc dưới sự hướng dẫn của nhóm phụ trách trang trí nội thất để đảm bảo mọi việc như ý và không bị lừa dối.
Theo Genk
Tưởng rằng đây chỉ là các sản phẩm hàng giả, hàng nhái nhưng khi kiểm tra thực tế, hóa ra có sự tồn tại của một thị trường ngầm chuyên buôn bán những sản phẩm đo đạc với độ sai lệch đáng kể. Và chúng không tồn tại một cách ngẫu nhiên mà thực sự có chủ đích.
Chia sẻ của một thương gia chuyên buôn bán mặt hàng "thước đo sai số" cho biết các sản phẩm này có thể dễ dàng thay đổi giá trị đo bằng cách điều chỉnh khoảng cách giữa các thang đo. Ví dụ, một chiếc thước dây mà họ bán có thể cho kết quả đo chiều dài của một vật 4 mét thành 5 mét, tương đương với sai số hơn 25% trên mỗi cm.
Thước đo xịn và hàng sai số khi đặt cạnh nhau thể hiện rõ sự khác biệt.
Thậm chí, nhiều chủ buôn cho biết, "lỗi" của thước có thể do người mua tùy chỉnh và họ sẵn sàng làm theo mọi thông số kỹ thuật theo nhu cầu của thượng đế. Trong một cửa hàng trực tuyến, có thể nhận thấy có vô số loại sản phẩm dạng này được buôn bán với các sai số khác nhau. Lấy một thước dây gia dụng có tổng chiều dài 5 mét làm ví dụ, thương gia này cung cấp các lựa chọn như "thực tế 80 cm, hiển thị 1 mét", "thực tế 85 cm, hiển thị 1 mét", "thực tế 90 cm, hiển thị 1 mét" và nhiều loại thông số kỹ thuật khác nữa.
"Giá trị đo của thước có thể thay đổi trong khoảng 5% đến 10% tùy theo nhu cầu của khách hàng. Vì là hàng tùy chỉnh nên giá cả của chúng về cơ bản là cao hơn thước dây bình thường từ 5 đến 6 lần", một chủ cửa hàng giới thiệu dịch vụ của mình.
Theo thông tin từ một cửa hàng, có thời điểm có hơn 200 người cùng liên hệ để mua "thước đo sai số" và thậm chí nhu cầu về loại thước dây này còn vượt qua cả thước dây tiêu chuẩn, trở thành sản phẩm bán chạy nhất của cửa hàng.
Các thước đo lỗi này thường có sai số 5-10%, tùy theo nhu cầu người mua.
Tìm hiểu sâu hơn, hóa ra hầu hết những người mua "thước đo sai số" này đều đến từ những người làm trong nghề kỹ thuật và trang trí. Chúng được họ sử dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ đánh lừa kết quả nghiệm thu sản phẩm khi chiều dài của một số sản phẩm xây dựng ngắn hơn tiêu chuẩn được đề ra. Có người thì dùng loại thước này như một biện pháp hỗ trợ để tránh việc bị phạt khi kiểm tra, nghiệm thu công trình. Trong lĩnh vực trang trí, có người lén dùng nó để đánh lừa chủ nhà, nhằm tăng tiền chi phí xây dựng. Bởi sai số trên thước từ 5% tới 10% cũng tương đương với việc chi phí phải trả bị đội giá lên 5-10%.
Một phụ nữ sống ở tỉnh Phúc Kiến cho biết mình đã là nạn nhân của "thước đo sai số" trong một lần cải tạo nhà trước đó.
"Lúc đó, chúng tôi mua một căn nhà mới cần lắp cửa sổ và đã nhờ đội trang trí. Họ thực hiện phép đo và cho tôi nhìn vào kết quả, cuối cùng tính toán rằng nó sẽ có giá 8.000 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu đồng)" cô chia sẻ.
Nhưng vài tháng sau, khi hỏi chủ sở hữu của một căn hộ cùng loại cũng tu sửa nhà, đơn giá lại không hề giống nhau. Tổng chi phí của người hàng xóm chỉ 6000 tệ (khoảng 21 triệu đồng). Vì hai ngôi nhà giống nhau nên kích thước cửa sổ cũng giống nhau nên mức giá chênh lệch lớn như vậy đã khiến cô nghi ngờ. Sau đó, khi tự tay đo đạc lại, cô nhận thấy rằng chiều dài thực tế đã ít hơn khoảng 10% so con số mà nhóm trang trí đã đo cho mình nhìn.
Lương tâm của những người sử dụng thước đo lỗi cũng đã bị nó thu hẹp.
Một người làm trong lĩnh vực trang trí cũng cho biết một số ít nhóm làm trong lĩnh vực nội thất hiện đang sử dụng "thước đo sai số" để thu lợi.
"Trước tiên, họ có thể quan sát xem chủ sở hữu có nhạy cảm với việc đo lường trên các dự án trang trí khác hay không. Nếu thấy rằng chủ sở hữu tin tưởng bọn họ quá mức, những người này khi tiến hành lắp đặt cửa sổ, ốp chân tường và các dự án nội thất có chiều dài đáng kể khác, có thể sử dụng loại thước đo lỗi này để trục lợi", người này cho biết. "Vì trong nhiều chi tiết trang trí, bản thân nguyên vật liệu có giá trị không thấp, cộng với việc tích lũy lâu dài, họ có thể tăng doanh thu lên tới 10% hoặc nhiều hơn"
Anh cũng đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng rằng đối với việc mua và đo đạc vật liệu trang trí, gia chủ không nên "lười biếng". Tốt nhất, gia chủ nên tự mua thước dây và đo đạc dưới sự hướng dẫn của nhóm phụ trách trang trí nội thất để đảm bảo mọi việc như ý và không bị lừa dối.
Tham khảo Sina
Theo Genk