Công ty quyết định trả cho toàn bộ nhân viên mức lương tối thiểu 70.000 USD và cái kết

Ngay sau vụ việc này, chỉ hai nhân viên lâu năm rời khỏi công ty (trong số 120 người).

Dù bản thân Price phải cắt bớt lương của mình từ 1 triệu USD để bằng với mức 70.000 USD mà anh trả cho nhân viên, nhưng anh không may lại bị kéo vào một vụ kiện với đối tác kinh doanh và anh trai mình, những người khẳng định Price đang nhận được khoản tiền bồi thường "quá cao".

Năm năm sau, công ty của Price vẫn duy trì được tỉ lệ nhân viên trung thành cực kỳ ấn tượng, lên đến hơn 90%, và vẫn sinh lời. Đại dịch virus corona ập đến, khiến mọi thứ rối tung lên như những gì nó đã gây ra cho tất cả chúng ta. Số lượng giao dịch của các doanh nghiệp nhỏ - vốn chiếm phần lớn trong hoạt động kinh doanh của Gravity - giảm hơn 50% chỉ trong một đêm. Và đó là lúc câu chuyện về công ty xử lý thẻ tín dụng ở Seattle này trở nên thú vị.

Trong một thời gian ngắn, Gravity đã mất khoảng một nửa doanh thu, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nhỏ bị tác động mạnh bởi đại dịch.

Vào đầu tháng 4, Dan Price, một trong những nhà sáng lập và CEO của Gravity, triệu tập 200 nhân viên tham gia một cuộc họp khẩn cấp qua Zoom, trong đó chia sẻ với họ rằng công ty đang phải đốt đến 1,5 triệu USD tiền mặt mỗi tháng. Price cảnh báo nếu tình hình tiếp diễn và không có hành động nào được đưa ra, công ty sẽ nhanh chóng cạn sạch tiền mặt chỉ trong vòng 4 tháng.

d6e54541-136d-40c2-8539-6ec724ffb1a1-1612025443731840121909.jpeg


Dan Price


"80% nhân viên đã đồng ý cắt lương của họ" - Price nói trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom. "10 người viết rằng họ sẵn sàng làm việc miễn phí, và vài chục người đề nghị chỉ nhận 50% lương".

"Khi tôi chứng kiến điều đó, tôi đã rất cảm động, nước mắt chảy dài trên mắt"

Gravity đã áp dụng giải pháp được các nhân viên đưa ra, với một chút điều chỉnh. Không nhân viên nào bị giảm quá một nửa lương, và với những người đã kiếm được dưới 100.000 USD, mức giảm chỉ là 30%.

Đến tháng 7/2020, công ty đã bình ổn và bắt đầu hoàn trả lại mọi nhân viên từng hi sinh nguồn thu nhập cho lợi ích chung.

Trong những doanh nghiệp khác, việc các nhân viên hi sinh vì ông chủ như trên là một điều khá mơ hồ. Nhưng có vẻ như Price đã thành công khi xây dựng được một đội ngũ luôn tin tưởng vào sứ mệnh của họ, và xem công ty của họ như một "bản giao hưởng" phối hợp hoàn hảo giữa nhân viên - ông chủ. Và đó là điều khá ấn tượng, đặc biệt khi họ làm việc trong một công ty giao dịch tài chính điều hành bởi một gã tên..."Giá cả"

Tham khảo: BoingBoing

Theo Genk
 

Top Bottom