Khi Lôi Quân bước trên sân khấu để công bố việc Xiaomi tham gia cuộc đua xe điện (EV), một thị trường hiện có tính cạnh tranh rất cao tại Trung Quốc, người sáng lập kiêm CEO của công ty đã so sánh ô tô thông minh là những chiếc "smartphone có bốn cửa".
Gọi sáng kiến này là "dự án kinh doanh lớn cuối cùng", ông đã nhấn mạnh nó với một giọng điệu tự tin, mô tả xe điện là "lựa chọn tự nhiên" cho nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc để mở rộng cái gọi là hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT), một tầm nhìn mà Lôi Quân đã cố gắng đem bán cho các nhà đầu tư trong nhiều năm qua.
Bản thân ông từ lâu cũng đã chào mời Xiaomi như một công ty Internet có khả năng sản xuất phần cứng.
"Tôi gọi Xiaomi là vận động viên ba môn phối hợp của nền kinh tế mới, nơi vừa sản xuất phần cứng và thiết bị, bán sản phẩm của mình thông qua thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ trên Internet", ông từng nói với SCMP trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2018.
Lôi Quân khoe chiếc điện thoại thông minh có thể gập lại mang thương hiệu Mi Mix Fold trong một sự kiện ra mắt sản phẩm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/3/2021.
Tại thời điểm đó, các nhà đầu tư có thể đã hoài nghi. Nhưng hiện tại, báo cáo kết quả tài chính mới nhất của công ty đã nói lên rằng tuyên bố đó là chính xác.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã tăng gấp đôi lợi nhuận vào năm 2020 so với năm trước đó, thu về hơn 20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3 tỷ USD). Doanh thu từ dịch vụ internet tăng gần 20%; doanh thu từ IoT và các sản phẩm đời sống tăng 8,6%.
Và với việc muốn đột phá trên thị trường EV, Xiaomi muốn tái hiện lại thành công trong lịch sử của công ty. Đó là vào thời điểm thành lập công ty vào năm 2010, cũng là lúc người tiêu dùng đang chuyển dần từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh.
Xiaomi đã có thể tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ ban đầu bằng cách giới thiệu các sản phẩm có giá cả phải chăng. Thiết bị cầm tay đầu tiên của công ty giá chỉ 1.999 nhân dân tệ (khoảng 300 USD), được báo cáo đã nhận được hơn 300.000 đơn đặt hàng trong vòng 34 giờ đầu tiên kể từ khi ra mắt.
Li Lianfeng, giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường IDC, cho biết: "Nếu bạn so sánh ngành công nghiệp ô tô với điện thoại di động, nó cũng đang ở một thời điểm quan trọng tương tự như quá trình chuyển đổi từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh."
"Các rào cản gia nhập trong ngành công nghiệp xe điện thực sự đã thấp hơn với sự tiến bộ trong công nghệ pin và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự chấp nhận của người tiêu dùng cũng không phải là một trở ngại lớn như trước", ông Li chia sẻ. "Cuộc đua sắp tới là để những người chơi đáp ứng nhu cầu cụ thể của những nhóm người tiêu dùng khác nhau."
Theo Danny Chen, một nhân sự cao cấp trong ngành công nghiệp ô tô tại cơ quan xếp hạng tín dụng Pengyuan International, thì chìa khóa cho tất cả những người chơi trong cuộc đua này là phát triển một thứ gì đó độc đáo.
"Các nhà sản xuất ô tô đang cạnh tranh để phát triển một sản phẩm làm thay đổi cục diện, như cách iPhone đã thay đổi phân khúc điện thoại di động," Chen chia sẻ.
Một cửa hàng Xiaomi ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 18/8/2020 tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Thị trường xe điện ở Trung Quốc cũng đã được thúc đẩy bởi các khoản trợ cấp đáng kể của chính phủ nước này trong những năm gần đây. Với cương vị là thị trường xe hơi toàn thế giới, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy mục tiêu đầy tham vọng trở thành quốc gia trung hòa carbon vào năm 2060. Hàng trăm công ty đã chú ý đến lời kêu gọi này.
"Chúng tôi không nghĩ rằng đã quá muộn để gia nhập thị trường này", nhà phân tích Paul Gong của UBS cho biết, đồng thời nói thêm rằng thị trường xe điện Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng gấp 10 lần trong thập kỷ tới. Ông cũng chia sẻ quan điểm rằng các công ty khác nhau có thể giành được thị phần bằng cách phát huy thế mạnh của riêng mình.
Tuy nhiên, bất chấp tiềm năng của thị trường, các nhà phân tích cảnh báo rằng việc sản xuất một chiếc xe điện rất khác với việc lắp ráp một chiếc điện thoại thông minh.
"Thị trường xe điện đòi hỏi đầu tư dài hạn và một loạt các khả năng khác nhau", Charlie Dai, nhà phân tích chính tại công ty nghiên cứu thị trường Forrester cho biết. "Sự phức tạp về công nghệ, mô hình kinh doanh và hệ sinh thái mạng lưới cung cấp rất khác nhau… không chỉ đối với bản thân chiếc xe, mà còn là sự đầu tư vào toàn bộ hệ sinh thái, chẳng hạn như pin, điều khiển động cơ, cọc sạc và các dịch vụ sau bán hàng".
"Đối với ô tô, các yêu cầu về công nghệ, đặc biệt là về độ an toàn, cao hơn nhiều so với điện thoại di động… toàn bộ hệ sinh thái đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn", chuyên gia Li từ IDC cũng nhấn mạnh.
Và thời gian cũng là điều cốt yếu đối với Xiaomi.
Do sự phức tạp của chuỗi cung ứng và các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt trong ngành công nghiệp xe hơi, nói chung sẽ phải mất nhiều năm để có thể đưa ra thị trường một chiếc xe mới.
Và ngay ở hiện tại, người tiêu dùng Trung Quốc đã có rất nhiều tùy chọn xe điện để lựa chọn, cao cấp như Tesla cho đến các loại xe bình dân có giá chỉ 4.500 USD, chẳng hạn như HongGuang Mini EV của Wuling Motors. Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, cả hai nhà sản xuất nói trên đều đứng sau hai mẫu xe điện bán chạy nhất của Trung Quốc vào năm ngoái.
Cũng góp mặt trong cuộc chơi EV này là các nhà sản xuất xe điện nội địa khác của Trung Quốc như BYD, SAIC và GWM, cũng như các công ty khởi nghiệp Xpeng và NIO. Một số gã khổng lồ công nghệ - bao gồm công ty công cụ tìm kiếm Baidu và công ty viễn thông khổng lồ Huawei - cũng đang cân nhắc bước vào đấu trường này.
Áp lực cạnh tranh mới cũng có thể đến từ các thương hiệu nước ngoài. Chris Jones, trưởng nhóm phân tích ô tô của Canalys cho biết, vào thời điểm Xiaomi công bố sẽ ra mắt xe điện, các nhà sản xuất ô tô truyền thống như Volkswagen, Toyota, Honda và Nissan cũng sẽ không chịu ngồi yên.
Jones nói: "Có rất nhiều điều sẽ xảy ra trên thị trường từ bây giờ cho đến khi chiếc Xiaomi EV đầu tiên xuất hiện trên đường phố trong tương lai."
Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi Lôi Quân phát biểu trong sự kiện giới thiệu sản phẩm mới của công ty tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/3/2021
Tuy nhiên, bất chấp các thách thức, CEO Lôi Quân của Xiaomi vẫn nhận thấy cơ hội sẽ giành được một phần của thị trường đang phát triển nhanh chóng và quá mức hấp dẫn đến nỗi khó có thể bỏ qua.
"Xe điện thông minh đại diện cho một trong những cơ hội kinh doanh lớn nhất trong thập kỷ tới và đại diện cho một thành phần không thể thiếu của cuộc sống thông minh", ông viết trong một bức thư nội bộ sau buổi ra mắt sản phẩm.
Vị CEO này cũng cho biết ông đã bắt đầu quan tâm đến ngành công nghiệp xe điện sau khi gặp người sáng lập Tesla, Elon Musk vào năm 2013 và mua chiếc xe điện của riêng mình từ thương hiệu Mỹ này.
Ông hy vọng rằng một ngày nào đó xe điện của Xiaomi sẽ trở thành vật sở hữu quý giá của những Mi fan - một cộng đồng những người đam mê Xiaomi mà công ty đã tích cực vun đắp trong những năm qua.
Và một cách mà Xiaomi có thể giảm chi phí sản xuất xe điện là hợp tác với các nhà sản xuất lâu đời. Tập đoàn công nghệ Foxconn là một ví dụ, đã ký một thỏa thuận với nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Trung Quốc là Zhejiang Geely Holding Group hồi tháng Giêng vừa qua để lắp ráp ô tô điện theo đơn đặt hàng.
Và trong mọi trường hợp, Xiaomi đã chỉ ra rằng họ sẵn sàng chi tiền cho dù kết quả sẽ ra sao.
Trong sự kiện ra mắt sản phẩm vừa qua, Lôi Quân cho biết công ty có 108 tỷ nhân dân tệ dự trữ tiền mặt vào cuối năm 2020. Công ty cũng đang sở hữu hơn 10.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và có kế hoạch thuê thêm 5.000 vào năm 2021.
"Chúng tôi có thể đủ khả năng để chấp nhận thất bại", ông tuyên bố.
Theo Genk
Gọi sáng kiến này là "dự án kinh doanh lớn cuối cùng", ông đã nhấn mạnh nó với một giọng điệu tự tin, mô tả xe điện là "lựa chọn tự nhiên" cho nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc để mở rộng cái gọi là hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT), một tầm nhìn mà Lôi Quân đã cố gắng đem bán cho các nhà đầu tư trong nhiều năm qua.
Bản thân ông từ lâu cũng đã chào mời Xiaomi như một công ty Internet có khả năng sản xuất phần cứng.
"Tôi gọi Xiaomi là vận động viên ba môn phối hợp của nền kinh tế mới, nơi vừa sản xuất phần cứng và thiết bị, bán sản phẩm của mình thông qua thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ trên Internet", ông từng nói với SCMP trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2018.
Lôi Quân khoe chiếc điện thoại thông minh có thể gập lại mang thương hiệu Mi Mix Fold trong một sự kiện ra mắt sản phẩm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/3/2021.
Tại thời điểm đó, các nhà đầu tư có thể đã hoài nghi. Nhưng hiện tại, báo cáo kết quả tài chính mới nhất của công ty đã nói lên rằng tuyên bố đó là chính xác.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã tăng gấp đôi lợi nhuận vào năm 2020 so với năm trước đó, thu về hơn 20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3 tỷ USD). Doanh thu từ dịch vụ internet tăng gần 20%; doanh thu từ IoT và các sản phẩm đời sống tăng 8,6%.
Và với việc muốn đột phá trên thị trường EV, Xiaomi muốn tái hiện lại thành công trong lịch sử của công ty. Đó là vào thời điểm thành lập công ty vào năm 2010, cũng là lúc người tiêu dùng đang chuyển dần từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh.
Xiaomi đã có thể tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ ban đầu bằng cách giới thiệu các sản phẩm có giá cả phải chăng. Thiết bị cầm tay đầu tiên của công ty giá chỉ 1.999 nhân dân tệ (khoảng 300 USD), được báo cáo đã nhận được hơn 300.000 đơn đặt hàng trong vòng 34 giờ đầu tiên kể từ khi ra mắt.
Li Lianfeng, giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường IDC, cho biết: "Nếu bạn so sánh ngành công nghiệp ô tô với điện thoại di động, nó cũng đang ở một thời điểm quan trọng tương tự như quá trình chuyển đổi từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh."
"Các rào cản gia nhập trong ngành công nghiệp xe điện thực sự đã thấp hơn với sự tiến bộ trong công nghệ pin và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự chấp nhận của người tiêu dùng cũng không phải là một trở ngại lớn như trước", ông Li chia sẻ. "Cuộc đua sắp tới là để những người chơi đáp ứng nhu cầu cụ thể của những nhóm người tiêu dùng khác nhau."
Theo Danny Chen, một nhân sự cao cấp trong ngành công nghiệp ô tô tại cơ quan xếp hạng tín dụng Pengyuan International, thì chìa khóa cho tất cả những người chơi trong cuộc đua này là phát triển một thứ gì đó độc đáo.
"Các nhà sản xuất ô tô đang cạnh tranh để phát triển một sản phẩm làm thay đổi cục diện, như cách iPhone đã thay đổi phân khúc điện thoại di động," Chen chia sẻ.
Một cửa hàng Xiaomi ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 18/8/2020 tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Thị trường xe điện ở Trung Quốc cũng đã được thúc đẩy bởi các khoản trợ cấp đáng kể của chính phủ nước này trong những năm gần đây. Với cương vị là thị trường xe hơi toàn thế giới, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy mục tiêu đầy tham vọng trở thành quốc gia trung hòa carbon vào năm 2060. Hàng trăm công ty đã chú ý đến lời kêu gọi này.
"Chúng tôi không nghĩ rằng đã quá muộn để gia nhập thị trường này", nhà phân tích Paul Gong của UBS cho biết, đồng thời nói thêm rằng thị trường xe điện Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng gấp 10 lần trong thập kỷ tới. Ông cũng chia sẻ quan điểm rằng các công ty khác nhau có thể giành được thị phần bằng cách phát huy thế mạnh của riêng mình.
Tuy nhiên, bất chấp tiềm năng của thị trường, các nhà phân tích cảnh báo rằng việc sản xuất một chiếc xe điện rất khác với việc lắp ráp một chiếc điện thoại thông minh.
"Thị trường xe điện đòi hỏi đầu tư dài hạn và một loạt các khả năng khác nhau", Charlie Dai, nhà phân tích chính tại công ty nghiên cứu thị trường Forrester cho biết. "Sự phức tạp về công nghệ, mô hình kinh doanh và hệ sinh thái mạng lưới cung cấp rất khác nhau… không chỉ đối với bản thân chiếc xe, mà còn là sự đầu tư vào toàn bộ hệ sinh thái, chẳng hạn như pin, điều khiển động cơ, cọc sạc và các dịch vụ sau bán hàng".
"Đối với ô tô, các yêu cầu về công nghệ, đặc biệt là về độ an toàn, cao hơn nhiều so với điện thoại di động… toàn bộ hệ sinh thái đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn", chuyên gia Li từ IDC cũng nhấn mạnh.
Và thời gian cũng là điều cốt yếu đối với Xiaomi.
Do sự phức tạp của chuỗi cung ứng và các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt trong ngành công nghiệp xe hơi, nói chung sẽ phải mất nhiều năm để có thể đưa ra thị trường một chiếc xe mới.
Và ngay ở hiện tại, người tiêu dùng Trung Quốc đã có rất nhiều tùy chọn xe điện để lựa chọn, cao cấp như Tesla cho đến các loại xe bình dân có giá chỉ 4.500 USD, chẳng hạn như HongGuang Mini EV của Wuling Motors. Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, cả hai nhà sản xuất nói trên đều đứng sau hai mẫu xe điện bán chạy nhất của Trung Quốc vào năm ngoái.
Cũng góp mặt trong cuộc chơi EV này là các nhà sản xuất xe điện nội địa khác của Trung Quốc như BYD, SAIC và GWM, cũng như các công ty khởi nghiệp Xpeng và NIO. Một số gã khổng lồ công nghệ - bao gồm công ty công cụ tìm kiếm Baidu và công ty viễn thông khổng lồ Huawei - cũng đang cân nhắc bước vào đấu trường này.
Áp lực cạnh tranh mới cũng có thể đến từ các thương hiệu nước ngoài. Chris Jones, trưởng nhóm phân tích ô tô của Canalys cho biết, vào thời điểm Xiaomi công bố sẽ ra mắt xe điện, các nhà sản xuất ô tô truyền thống như Volkswagen, Toyota, Honda và Nissan cũng sẽ không chịu ngồi yên.
Jones nói: "Có rất nhiều điều sẽ xảy ra trên thị trường từ bây giờ cho đến khi chiếc Xiaomi EV đầu tiên xuất hiện trên đường phố trong tương lai."
Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Xiaomi Lôi Quân phát biểu trong sự kiện giới thiệu sản phẩm mới của công ty tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 30/3/2021
Tuy nhiên, bất chấp các thách thức, CEO Lôi Quân của Xiaomi vẫn nhận thấy cơ hội sẽ giành được một phần của thị trường đang phát triển nhanh chóng và quá mức hấp dẫn đến nỗi khó có thể bỏ qua.
"Xe điện thông minh đại diện cho một trong những cơ hội kinh doanh lớn nhất trong thập kỷ tới và đại diện cho một thành phần không thể thiếu của cuộc sống thông minh", ông viết trong một bức thư nội bộ sau buổi ra mắt sản phẩm.
Vị CEO này cũng cho biết ông đã bắt đầu quan tâm đến ngành công nghiệp xe điện sau khi gặp người sáng lập Tesla, Elon Musk vào năm 2013 và mua chiếc xe điện của riêng mình từ thương hiệu Mỹ này.
Ông hy vọng rằng một ngày nào đó xe điện của Xiaomi sẽ trở thành vật sở hữu quý giá của những Mi fan - một cộng đồng những người đam mê Xiaomi mà công ty đã tích cực vun đắp trong những năm qua.
Và một cách mà Xiaomi có thể giảm chi phí sản xuất xe điện là hợp tác với các nhà sản xuất lâu đời. Tập đoàn công nghệ Foxconn là một ví dụ, đã ký một thỏa thuận với nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Trung Quốc là Zhejiang Geely Holding Group hồi tháng Giêng vừa qua để lắp ráp ô tô điện theo đơn đặt hàng.
Và trong mọi trường hợp, Xiaomi đã chỉ ra rằng họ sẵn sàng chi tiền cho dù kết quả sẽ ra sao.
Trong sự kiện ra mắt sản phẩm vừa qua, Lôi Quân cho biết công ty có 108 tỷ nhân dân tệ dự trữ tiền mặt vào cuối năm 2020. Công ty cũng đang sở hữu hơn 10.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và có kế hoạch thuê thêm 5.000 vào năm 2021.
"Chúng tôi có thể đủ khả năng để chấp nhận thất bại", ông tuyên bố.
Tham khảo SCMP
Theo Genk