Hướng dẫn Dedicated Sever và VPS, sự khác biệt nằm ở đâu?

PVS

Super Moderator
Thành viên BQT
Tham gia
28/02/2015
Bài viết
16,829
Được Like
12,720
1. Virtual private server (vps) – Máy chủ ảo

VPS là dịch vụ máy chủ chạy dưới dạng chia sẻ từ 1 tài nguyên server chính hoạt động như một Dedicated Server. Người quản trị (khách hàng) có quyền cao nhất để toàn quyền quản trị Server.

Có thể hiểu VPS như một giải pháp dung hòa giữa Shared Hosting và Dedicated Server theo cả nghĩa chi phí và cách thức vận hành. VPS hoạt động với phần tài nguyên được chia sẻ theo từng phân vùng khác nhau trên một Hardware Node (máy chủ vật lý gốc) nhưng hoàn toàn độc lập như một Dedicated Server, có hệ điều hành và trình quản trị riêng, không chịu ảnh hưởng của các VPS khác cùng Hardware Node và ngược lại. DN sử dụng VPS cũng có quyền cao nhất (Root Access) để quản trị hệ thống một cách toàn diện nhất, tùy ý cài đặt, vận hành các phần mềm bất kỳ lên VPS, trong khi đây là điều bị hạn chế khi sử dụng dịch vụ Shared Hosting.


Với đặc điểm trên, VPS trở thành giải pháp phù hợp hơn cho DN vừa và nhỏ, nổi bật ở khả năng tiết kiệm chi phí (thường là 1/2 so với Dedicated Server). Một ưu điểm lớn nữa của VPS là khi muốn nâng cấp tài nguyên hoặc gặp sự cố mà hệ thống cần tái tạo (Reload) lại hệ điều hành thì có thể thực hiện rất nhanh mà hoàn toàn không mất thời gian cài đặt lại từ đầu. Các nguy cơ về hacking được giảm tối đa, nhất là các DN không có đội ngũ IT riêng có thể thuê nhà cung cấp quản trị VPS cho mình và có thể khóa hết các đường truy cập nhạy cảm, chỉ mở vào từ Hardware Node của nhà cung cấp.


2. Dedicated server – Máy chủ riêng

Là dịch vụ thuê máy chủ dùng riêng. Dịch vụ thuê máy chủ dùng riêng độc lập dành cho những Website lớn, hoạt động cung cấp thông tin, hoặc hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, làm dịch vụ Hosting, cần nhu cầu trao đổi dữ liệu lớn, số người truy cập đông và ổn định cũng như bảo mật cao. Người quản lý và khai thác máy chủ được giữ quyền truy cập cao nhất (Root Access), Server riêng được coi là giải pháp tối ưu cho việc vận hành website, hệ thống e-mail và các giải pháp trực tuyến khác của DN. Ưu thế của giải pháp này là DN sử dụng độc lập một hệ thống riêng, không chia sẻ với ai và đặc biệt sức tải của server có thể mở rộng rất lớn, không hạn chế việc cài đặt những phần mềm đặc thù cho một số ngành nghề đặc biệt. Tuy nhiên, với DN nhỏ và vừa, đây lại là giải pháp có một số hạn chế nhất định như chi phí thuê hệ thống server và chi phí bản quyền phần mềm như hệ điều hành, chương trình điều khiển khá cao, và cần có đội ngũ IT chuyên nghiệp riêng để tự quản trị và vận hành server vì nhà cung cấp sẽ giao quyền truy xuất cao nhất (Root Access) của server cho DN tự quản lý.


Các nhà cung cấp server tại Việt Nam hiện nay cũng đã đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng khi lựa chọn các cấu hình server khác nhau, phù hợp với khả năng tài chính cũng như nhu cầu thực tế. Server đặt tại các data center trong nước hiện nay là lựa chọn ưu tiên vì tốc độ truy xuất và hỗ trợ trực tiếp cao hơn so với việc thuê các server ở nước ngoài.

3. Khác biệt giữa VPS và Dedicated Server là gì?

Dedicated Server (máy chủ riêng): được coi là giải pháp tối ưu cho việc vận hành website, hệ thống e-mail và các giải pháp trực tuyến khác của doanh nghiệp. Ưu thế của giải pháp này là doanh nghiệp sử dụng độc lập một hệ thống riêng, không chia sẻ với ai và đặc biệt sức tải của server có thể mở rộng vô hạn (dựa vào những công nghệ cho phép kết hợp khả năng điện toán của nhiều server,...), không hạn chế việc cài đặt những phần mềm đặc thù cho một số ngành nghề đặc biệt.

VPS: Là một công nghệ rất mới tại Việt Nam. Có thể hiểu VPS như một giải pháp dung hòa giữa Share Hosting và Dedicated Server theo cả nghĩa chi phí và cách thức vận hành. VPS hoạt động với phần tài nguyên được chia sẻ theo từng phân vùng khác nhau trên một Hardware Node (máy chủ vật lý gốc) nhưng hoàn toàn độc lập như một Dedicated Server, có hệ điều hành và trình quản trị riêng, không chịu ảnh hưởng của các VPS khác cùng Hardware Node và ngược lại. Doanh nghiệp sử dụng VPS cũng có quyền cao nhất (Root Access) để quản trị hệ thống một cách toàn diện nhất, tùy ý cài đặt, vận hành các phần mềm bất kỳ lên VPS, trong khi đây là điều bị hạn chế, thậm chí cấm kỵ đối với dịch vụ Share Hosting.

Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có sự lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của mình!
 

Top Bottom