Trí tuệ nhân tạo là một mảng lớn trong hoạt động kinh doanh của Google, và tại hội thảo I/O năm nay, công ty đã công bố một số thành quả đạt được sau quá trình nghiên cứu phát triển khả năng hiểu ngôn ngữ của AI. Ngôi sao chính của sự kiện hôm nay là một mô hình AI thử nghiệm mang tên LaMDA, mà theo Google là một ngày không xa có thể tăng cường sức mạnh cho các trợ lý AI chuyên về hội thoại của hãng, cho phép chúng thực hiện được những cuộc nói chuyện tự nhiên hơn.
"Thật sự ấn tượng khi thấy cách LaMDA thực hiện một cuộc nói chuyện về chủ đề bất kỳ" - theo lời CEO Google, Sundar Pichai. "Cuộc hội thoại dễ hiểu và thú vị đến bất ngờ. Nhưng nó vẫn đang trong thời kỳ nghiên cứu sơ khởi, do đó mọi thứ vẫn chưa trôi chảy được"
Để biểu diễn khả năng của LaMDA, công ty đã cho chiếu các video thể hiện hai cuộc trò chuyện ngắn do mô hình này thực hiện. Trong video đầu tiên, LaMDA trả lời các câu hỏi khi giả vờ như nó là Sao Diêm vương, và trong video thứ hai, nó đổi vai sang một chiếc…máy bay giấy. Pichai nói rằng mô hình có thể trích dẫn những sự thật và sự kiện xuyên suốt cuộc trò chuyện, ví dụ như khi tàu thăm dò New Horizons ghé thăm Sao Diêm vương vào năm 2015 (vì một số lý không ai rõ, cả Pichai và LaMDA đều gọi Sao Diêm vương là một hành tinh, trong khi ai cũng biết nó thực ra là một ngôi sao lùn). Bạn có thể xem hai cuộc hội thoại trong video dưới đây:
Khá ấn tượng đúng không? Dù chưa được huấn luyện chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, LaMDA vẫn có thể nói từ góc nhìn của hai vật thể không hề liên quan đến nhau. Điều đó thể hiện sự vượt trội của Google trong thế giới AI, nơi hãng đã luôn tìm cách bứt phá khả năng hiểu và phát sinh ngôn ngữ trong suốt một thời gian dài. Đáng chú ý hơn cả, Google chính là công ty tiên phong sử dụng một kỹ thuật học máy gọi là "transformers", vốn cực kỳ xuất sắc về khả năng xử lý ngôn ngữ, và hỗ trợ công trình của các đối thủ như GPT-3 của OpenAI.
Nhưng mục đích của việc thảo luận với một cỗ máy là gì? Theo Pichai, một phần lớn công việc của AI do Google phát triển là thu thập thông tin, bất kể thông qua diễn dịch các ngôn ngữ khác hay hiểu thứ người dùng cần khi họ tìm kiếm trên web. Nếu Google có thể tạo ra AI có khả năng hiểu ngôn ngữ tốt hơn, họ sẽ có thể cải thiện các sản phẩm cốt lõi của mình. Google sẽ có thể biến việc tìm kiếm hay thậm chí là quá trình sử dụng điện thoại của bạn thành một cuộc trò chuyện - một thứ tự nhiên và trôi chảy.
Nhưng đó là điều cực kỳ khó khăn. Theo Pichai, "Ngôn ngữ là thứ vô cùng phức tạp. Chúng ta sử dụng nó để kể chuyện, đùa cợt, và chia sẻ ý tưởng… Sự giàu có và linh hoạt của ngôn ngữ khiến nó trở thành một trong những công cụ vĩ đại nhất của nhân loại và là một trong những thách thức lớn nhất của ngành khoa học máy tính"
Một điểm đáng chú ý trong bài thuyết trình là việc Google nhấn mạnh rằng sẽ đảm bảo LaMDA luôn tuân thủ các nguyên tắc của AI: ví dụ, đảm bảo nó mang lại lợi ích cho xã hội, không thành kiến, và nhiều vấn đề khác. Đây là một lĩnh vực mà Google sẽ phải nghiên cứu nhiều hơn nữa, đặc biệt sau khi công ty sa thải hai trong số các chuyên gia giỏi nhất của mình về đạo đức AI là Timnit Gebru và Margaret Mitchell.
Nguyên nhân họ bị sa thải khá phức tạp, nhưng có thể xuất phát từ một báo cáo nghiên cứu của bộ đôi này (cùng các đồng nghiệp khác) về những mối nguy hiểm tiềm tàng liên quan những loại mô hình ngôn ngữ mà Google vừa công bố ở trên. Hiển nhiên, công ty không đề cập đến những nguy cơ này trên sân khấu. Dù chưa giải quyết dứt điểm được vụ việc, Google dường như vẫn quá ám ảnh với tương lai AI của mình đến nỗi họ quên mất phải đón đầu những nguy cơ trước mắt.
Theo Genk
"Thật sự ấn tượng khi thấy cách LaMDA thực hiện một cuộc nói chuyện về chủ đề bất kỳ" - theo lời CEO Google, Sundar Pichai. "Cuộc hội thoại dễ hiểu và thú vị đến bất ngờ. Nhưng nó vẫn đang trong thời kỳ nghiên cứu sơ khởi, do đó mọi thứ vẫn chưa trôi chảy được"
Để biểu diễn khả năng của LaMDA, công ty đã cho chiếu các video thể hiện hai cuộc trò chuyện ngắn do mô hình này thực hiện. Trong video đầu tiên, LaMDA trả lời các câu hỏi khi giả vờ như nó là Sao Diêm vương, và trong video thứ hai, nó đổi vai sang một chiếc…máy bay giấy. Pichai nói rằng mô hình có thể trích dẫn những sự thật và sự kiện xuyên suốt cuộc trò chuyện, ví dụ như khi tàu thăm dò New Horizons ghé thăm Sao Diêm vương vào năm 2015 (vì một số lý không ai rõ, cả Pichai và LaMDA đều gọi Sao Diêm vương là một hành tinh, trong khi ai cũng biết nó thực ra là một ngôi sao lùn). Bạn có thể xem hai cuộc hội thoại trong video dưới đây:
Mô hình LaMDA của Google nói chuyện với tư cách Sao Diêm vương
Mô hình LaMDA của Google nói chuyện với tư cách máy bay giấy
Mô hình LaMDA của Google nói chuyện với tư cách máy bay giấy
Khá ấn tượng đúng không? Dù chưa được huấn luyện chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, LaMDA vẫn có thể nói từ góc nhìn của hai vật thể không hề liên quan đến nhau. Điều đó thể hiện sự vượt trội của Google trong thế giới AI, nơi hãng đã luôn tìm cách bứt phá khả năng hiểu và phát sinh ngôn ngữ trong suốt một thời gian dài. Đáng chú ý hơn cả, Google chính là công ty tiên phong sử dụng một kỹ thuật học máy gọi là "transformers", vốn cực kỳ xuất sắc về khả năng xử lý ngôn ngữ, và hỗ trợ công trình của các đối thủ như GPT-3 của OpenAI.
Nhưng mục đích của việc thảo luận với một cỗ máy là gì? Theo Pichai, một phần lớn công việc của AI do Google phát triển là thu thập thông tin, bất kể thông qua diễn dịch các ngôn ngữ khác hay hiểu thứ người dùng cần khi họ tìm kiếm trên web. Nếu Google có thể tạo ra AI có khả năng hiểu ngôn ngữ tốt hơn, họ sẽ có thể cải thiện các sản phẩm cốt lõi của mình. Google sẽ có thể biến việc tìm kiếm hay thậm chí là quá trình sử dụng điện thoại của bạn thành một cuộc trò chuyện - một thứ tự nhiên và trôi chảy.
Nhưng đó là điều cực kỳ khó khăn. Theo Pichai, "Ngôn ngữ là thứ vô cùng phức tạp. Chúng ta sử dụng nó để kể chuyện, đùa cợt, và chia sẻ ý tưởng… Sự giàu có và linh hoạt của ngôn ngữ khiến nó trở thành một trong những công cụ vĩ đại nhất của nhân loại và là một trong những thách thức lớn nhất của ngành khoa học máy tính"
Một điểm đáng chú ý trong bài thuyết trình là việc Google nhấn mạnh rằng sẽ đảm bảo LaMDA luôn tuân thủ các nguyên tắc của AI: ví dụ, đảm bảo nó mang lại lợi ích cho xã hội, không thành kiến, và nhiều vấn đề khác. Đây là một lĩnh vực mà Google sẽ phải nghiên cứu nhiều hơn nữa, đặc biệt sau khi công ty sa thải hai trong số các chuyên gia giỏi nhất của mình về đạo đức AI là Timnit Gebru và Margaret Mitchell.
Nguyên nhân họ bị sa thải khá phức tạp, nhưng có thể xuất phát từ một báo cáo nghiên cứu của bộ đôi này (cùng các đồng nghiệp khác) về những mối nguy hiểm tiềm tàng liên quan những loại mô hình ngôn ngữ mà Google vừa công bố ở trên. Hiển nhiên, công ty không đề cập đến những nguy cơ này trên sân khấu. Dù chưa giải quyết dứt điểm được vụ việc, Google dường như vẫn quá ám ảnh với tương lai AI của mình đến nỗi họ quên mất phải đón đầu những nguy cơ trước mắt.
Tham khảo: TheVerge
Theo Genk