Hình ảnh đầu tiên về phần lõi tên lửa sắp rơi xuống Trái đất
Một mảnh lớn tên lửa do Trung Quốc phóng vào ngày 29/4 hiện đang quay quanh Trái đất và sắp rơi xuống bầu khí quyển. Nhưng vì phần này của tên lửa không được điều khiển nên không rõ nó sẽ quay trở lại bầu khí quyển ở đâu hoặc rơi xuống đất khi nào.
Các chuyên gia hiện tin rằng tên lửa có thể hạ cánh ở bất kỳ đâu trong phạm vi vĩ độ 40 về phía bắc nam của Xích đạo.
Nhà vật lý thiên văn người Italy Gianluca Masi, người điều hành Dự án Kính viễn vọng Ảo, đá chụp bức ảnh phơi sáng 0,5 giây của mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc bằng kính viễn vọng tự động Paramount 43 cm.
Tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi từ quỹ đạo. Ảnh: Gianluca Masi.
Thomas Reiter, một phi hành gia và điều phối viên liên ngành của ESA chia sẻ hôm qua 7/5 rằng rất ít có khả năng các mảnh vỡ từ tên lửa mất kiểm soát của Trung Quốc sẽ rơi trúng các khu vực có người sinh sống. Nhưng nếu tên lửa rơi gần khu vực có người ở, các nhà chức trách sẽ chỉ có "rất ít giờ" để đưa ra cảnh báo cho mọi người.
Ông nói rằng vì lý do này, "chúng ta có thể nói rằng nguy cơ một thứ gì đó va vào khu vực sinh sống có thể so sánh với một người bị sét đánh".
Tỷ lệ người bị sét đánh chỉ mỗi năm trên thế giới chỉ là 1/1.200.000, theo nghiên cứu của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ - NOAA.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, vì không rõ tên lửa sẽ hạ cánh ở đâu cho đến giây phút cuối cùng, "rất tiếc là rất khó để đưa ra cảnh báo cho những khu vực đó, ví dụ, nếu nó rơi xuống các khu vực có người sinh sống."
"Cảnh báo trước sẽ có trong vòng vài giờ, thậm chí có thể ít hơn", Reiter nói.
Các đường màu xanh lam và trắng thể hiện sự không chắc chắn trong mô hình dự đoán phạm vi nơi phần lõi tên lửa Long March 5B có thể rơi.
Phần lõi tên lửa hiện đang di chuyển vòng quanh thế giới cứ 90 phút một lần
Khi phần lõi tên lửa rơi qua bầu khí quyển của Trái đất, ma sát sẽ làm nóng không khí xung quanh nó lên khoảng 3.000 độ F. Tên lửa có thể sẽ bị vỡ trong nhiệt độ này và các bộ phận của nó có thể bốc cháy, nhưng các mảnh nhỏ khác có thể tồn tại.
Các chuyên gia chỉ có thể ước tính phần thân tên lửa sẽ lao vào Trái đất. Một nguyên tắc chung là 20% đến 40% khối lượng của một vật thể lớn sẽ sống sót khi rơi qua bầu khí quyển. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là một vật thể nặng từ 5 đến 9 tấn. Nó có thể bao gồm thùng nhiên liệu, bộ phận đẩy, các bộ phận lớn của động cơ tên lửa, và các mảnh kim loại và vật liệu cách nhiệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết nước này không có kế hoạch bắn hạ phần còn lại của tên lửa Trung Quốc.
"Chúng tôi có khả năng làm rất nhiều việc, nhưng chúng tôi không có kế hoạch bắn hạ nó", ông chia sẻ với The Guardian. "Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ hạ cánh ở một nơi mà nó sẽ không gây hại cho bất kỳ ai. Hy vọng rằng ở đại dương, hoặc một nơi nào đó tương tự".
Ông cũng nói rằng tên lửa dự kiến sẽ rơi vào khoảng giữa thứ Bảy và Chủ nhật. Không rõ chính xác khi nào và ở đâu.
Các mảnh vỡ nằm rải rác gần Boca Chica, Texas, Mỹ sau vụ nổ của một nguyên mẫu chưa được phóng của tên lửa Starship do SpaceX phát triển hồi tháng 3.
"Trung Quốc nợ cộng đồng quốc tế một lời giải thích"
Thông thường, sau khi phóng, tên lửa tự đẩy mình vào bầu khí quyển và rơi trở lại Trái đất xuống các khu vực đại dương xa xôi như Nam Thái Bình Dương - trong một quá trình được gọi là "tái nhập cảnh có kiểm soát".
Các tên lửa cũ của Trung Quốc cũng tuân theo thông lệ này. Nhưng hai ngày sau khi Long March 5B được phóng đi, các nhà quan sát trên Trái đất nhận ra rằng tầng trên của nó đang quay quanh hành tinh và từ từ mất độ cao. Điều này không giống như hầu hết các giai đoạn của tên lửa hiện đại, cho thấy nó đã rơi vào một quỹ đạo không ổn định. Các chuyên gia không chắc đây là một tai nạn hay đơn giản là tên lửa này được thiết kế như vậy. Nhà chức trách Trung Quốc chưa đưa ra lời giải thích.
Nếu bất kỳ bộ phận nào của tên lửa đáp xuống khu vực có người hoặc tài sản của họ, Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại. Theo Công ước về trách nhiệm trong không gian năm 1972, quốc gia phóng tên lửa phải chịu trách nhiệm về tên lửa của mình và bất kỳ thiệt hại nào mà chúng gây ra.
"Tôi ngại dùng từ vô trách nhiệm", John Logsdon, người sáng lập Viện chính sách Không gian của Đại học George Washington và một cựu thành viên của Hội đồng Cố vấn NASA, cho biết. "Tôi muốn phía Trung Quốc chia sẻ rõ hơn về lý do tại sao điều này lại xảy ra."
"Tôi hơi bối rối không hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Đó chỉ là việc cố ý coi thường các nguyên tắc quốc tế? Hay vì đó là một thiết bị mới và nó không được thiết kế phù hợp để thực hiện một chuyến quay về có kiểm soát? Dù là điều gì thì không may là nó sẽ khiến nhiều người gặp rủi ro", ông nói thêm.
"Tôi nghĩ ở mức tối thiểu, Trung Quốc nợ cộng đồng quốc tế một lời giải thích", Logsdon nói.
Tên lửa Long March-5B Y2, mang theo mô-đun cốt lõi của trạm vũ trụ của Trung Quốc tại Trung tâm Phóng Vũ trụ Văn Xương, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 23/4
Đừng sợ bị bỏ lỡ, "không may" là bạn còn có nhiều cơ hội chứng kiến lại sự kiện này
Phần lõi tên lửa Trung Quốc đang rơi trở lại Trái đất trên thực tế chỉ là một trong 11 vụ phóng mà Trung Quốc đang lên kế hoạch, trong quá trình xây dựng một trạm vũ trụ mới trên quỹ đạo.
Theo Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), hai trong số các vụ phóng sắp tới của quốc gia này có kế hoạch sử dụng tên lửa Long-March 5. Đó là loại tên lửa tương tự như tên lửa đã để lại phần lõi quay trở lại bầu khí quyển vào cuối tuần này.
8 lần phóng khác sử dụng tên lửa Long March-7 và Long March-2F nhỏ hơn. Trong đó 4 chiếc sẽ chở hàng và 4 chiếc chở các phi hành gia, theo CGTN đưa tin .
Long March-5B là một trong những tên lửa lớn nhất thế giới được thiết kế để đưa thứ gì đó đạt độ cao quỹ đạo. Chúng có thể mang trọng tải lên đến 27 tấn và có kích thước cao 50 mét rộng 5 mét khi đứng trên mặt đất. Theo kế hoạch, nó sẽ mang các mô-đun của trạm vũ trụ Thiên Cung lên quỹ đạo.
Toàn bộ sứ mệnh đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2023.
Theo Genk
Một mảnh lớn tên lửa do Trung Quốc phóng vào ngày 29/4 hiện đang quay quanh Trái đất và sắp rơi xuống bầu khí quyển. Nhưng vì phần này của tên lửa không được điều khiển nên không rõ nó sẽ quay trở lại bầu khí quyển ở đâu hoặc rơi xuống đất khi nào.
Các chuyên gia hiện tin rằng tên lửa có thể hạ cánh ở bất kỳ đâu trong phạm vi vĩ độ 40 về phía bắc nam của Xích đạo.
Nhà vật lý thiên văn người Italy Gianluca Masi, người điều hành Dự án Kính viễn vọng Ảo, đá chụp bức ảnh phơi sáng 0,5 giây của mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc bằng kính viễn vọng tự động Paramount 43 cm.
Tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B rơi từ quỹ đạo. Ảnh: Gianluca Masi.
Thomas Reiter, một phi hành gia và điều phối viên liên ngành của ESA chia sẻ hôm qua 7/5 rằng rất ít có khả năng các mảnh vỡ từ tên lửa mất kiểm soát của Trung Quốc sẽ rơi trúng các khu vực có người sinh sống. Nhưng nếu tên lửa rơi gần khu vực có người ở, các nhà chức trách sẽ chỉ có "rất ít giờ" để đưa ra cảnh báo cho mọi người.
Ông nói rằng vì lý do này, "chúng ta có thể nói rằng nguy cơ một thứ gì đó va vào khu vực sinh sống có thể so sánh với một người bị sét đánh".
Tỷ lệ người bị sét đánh chỉ mỗi năm trên thế giới chỉ là 1/1.200.000, theo nghiên cứu của Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ - NOAA.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, vì không rõ tên lửa sẽ hạ cánh ở đâu cho đến giây phút cuối cùng, "rất tiếc là rất khó để đưa ra cảnh báo cho những khu vực đó, ví dụ, nếu nó rơi xuống các khu vực có người sinh sống."
"Cảnh báo trước sẽ có trong vòng vài giờ, thậm chí có thể ít hơn", Reiter nói.
Các đường màu xanh lam và trắng thể hiện sự không chắc chắn trong mô hình dự đoán phạm vi nơi phần lõi tên lửa Long March 5B có thể rơi.
Phần lõi tên lửa hiện đang di chuyển vòng quanh thế giới cứ 90 phút một lần
Khi phần lõi tên lửa rơi qua bầu khí quyển của Trái đất, ma sát sẽ làm nóng không khí xung quanh nó lên khoảng 3.000 độ F. Tên lửa có thể sẽ bị vỡ trong nhiệt độ này và các bộ phận của nó có thể bốc cháy, nhưng các mảnh nhỏ khác có thể tồn tại.
Các chuyên gia chỉ có thể ước tính phần thân tên lửa sẽ lao vào Trái đất. Một nguyên tắc chung là 20% đến 40% khối lượng của một vật thể lớn sẽ sống sót khi rơi qua bầu khí quyển. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là một vật thể nặng từ 5 đến 9 tấn. Nó có thể bao gồm thùng nhiên liệu, bộ phận đẩy, các bộ phận lớn của động cơ tên lửa, và các mảnh kim loại và vật liệu cách nhiệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết nước này không có kế hoạch bắn hạ phần còn lại của tên lửa Trung Quốc.
"Chúng tôi có khả năng làm rất nhiều việc, nhưng chúng tôi không có kế hoạch bắn hạ nó", ông chia sẻ với The Guardian. "Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ hạ cánh ở một nơi mà nó sẽ không gây hại cho bất kỳ ai. Hy vọng rằng ở đại dương, hoặc một nơi nào đó tương tự".
Ông cũng nói rằng tên lửa dự kiến sẽ rơi vào khoảng giữa thứ Bảy và Chủ nhật. Không rõ chính xác khi nào và ở đâu.
Các mảnh vỡ nằm rải rác gần Boca Chica, Texas, Mỹ sau vụ nổ của một nguyên mẫu chưa được phóng của tên lửa Starship do SpaceX phát triển hồi tháng 3.
"Trung Quốc nợ cộng đồng quốc tế một lời giải thích"
Thông thường, sau khi phóng, tên lửa tự đẩy mình vào bầu khí quyển và rơi trở lại Trái đất xuống các khu vực đại dương xa xôi như Nam Thái Bình Dương - trong một quá trình được gọi là "tái nhập cảnh có kiểm soát".
Các tên lửa cũ của Trung Quốc cũng tuân theo thông lệ này. Nhưng hai ngày sau khi Long March 5B được phóng đi, các nhà quan sát trên Trái đất nhận ra rằng tầng trên của nó đang quay quanh hành tinh và từ từ mất độ cao. Điều này không giống như hầu hết các giai đoạn của tên lửa hiện đại, cho thấy nó đã rơi vào một quỹ đạo không ổn định. Các chuyên gia không chắc đây là một tai nạn hay đơn giản là tên lửa này được thiết kế như vậy. Nhà chức trách Trung Quốc chưa đưa ra lời giải thích.
Nếu bất kỳ bộ phận nào của tên lửa đáp xuống khu vực có người hoặc tài sản của họ, Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại. Theo Công ước về trách nhiệm trong không gian năm 1972, quốc gia phóng tên lửa phải chịu trách nhiệm về tên lửa của mình và bất kỳ thiệt hại nào mà chúng gây ra.
"Tôi ngại dùng từ vô trách nhiệm", John Logsdon, người sáng lập Viện chính sách Không gian của Đại học George Washington và một cựu thành viên của Hội đồng Cố vấn NASA, cho biết. "Tôi muốn phía Trung Quốc chia sẻ rõ hơn về lý do tại sao điều này lại xảy ra."
"Tôi hơi bối rối không hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Đó chỉ là việc cố ý coi thường các nguyên tắc quốc tế? Hay vì đó là một thiết bị mới và nó không được thiết kế phù hợp để thực hiện một chuyến quay về có kiểm soát? Dù là điều gì thì không may là nó sẽ khiến nhiều người gặp rủi ro", ông nói thêm.
"Tôi nghĩ ở mức tối thiểu, Trung Quốc nợ cộng đồng quốc tế một lời giải thích", Logsdon nói.
Tên lửa Long March-5B Y2, mang theo mô-đun cốt lõi của trạm vũ trụ của Trung Quốc tại Trung tâm Phóng Vũ trụ Văn Xương, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 23/4
Đừng sợ bị bỏ lỡ, "không may" là bạn còn có nhiều cơ hội chứng kiến lại sự kiện này
Phần lõi tên lửa Trung Quốc đang rơi trở lại Trái đất trên thực tế chỉ là một trong 11 vụ phóng mà Trung Quốc đang lên kế hoạch, trong quá trình xây dựng một trạm vũ trụ mới trên quỹ đạo.
Theo Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), hai trong số các vụ phóng sắp tới của quốc gia này có kế hoạch sử dụng tên lửa Long-March 5. Đó là loại tên lửa tương tự như tên lửa đã để lại phần lõi quay trở lại bầu khí quyển vào cuối tuần này.
8 lần phóng khác sử dụng tên lửa Long March-7 và Long March-2F nhỏ hơn. Trong đó 4 chiếc sẽ chở hàng và 4 chiếc chở các phi hành gia, theo CGTN đưa tin .
Long March-5B là một trong những tên lửa lớn nhất thế giới được thiết kế để đưa thứ gì đó đạt độ cao quỹ đạo. Chúng có thể mang trọng tải lên đến 27 tấn và có kích thước cao 50 mét rộng 5 mét khi đứng trên mặt đất. Theo kế hoạch, nó sẽ mang các mô-đun của trạm vũ trụ Thiên Cung lên quỹ đạo.
Toàn bộ sứ mệnh đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2023.
Tham khảo BI, Independent
Theo Genk