Gần đây, trên đường phố Trung Quốc, nhiều người tự động chia ô tô thành hai loại: một là Tesla, hai là những chiếc xe hơi khác.
Sau sự cố ngày 19/4 tại triển lãm ô tô Thượng Hải, khi một người dùng trèo lên nóc xe Tesla để phản đối chính sách của công ty và đòi quyền lợi cho bản thân mà câu chuyện tới nay vẫn chưa được giải quyết một cách trọn vẹn, cái nhìn của nhiều người dân nước này đối với công ty xe điện Mỹ đã dần thay đổi. Cùng với đó là những vụ tai nạn và vấn đề về sự cố phanh xe thường xuyên xảy ra khiến nhiều người tiêu dùng khiếp sợ.
Có thể nói, nhiều mâu thuẫn tích tụ từ trước của Tesla đã cùng bùng nổ trong mùa hè này. Trong vài tháng trở lại đây, Tesla đã trở thành "kẻ thù của toàn dân" ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn. Nhiều chủ xe Tesla bất chợt nhận ra rằng họ dần được những người khác "chào hỏi" một cách tử tế hoặc ác ý, đôi khi là chế giễu và thậm chí cả tấn công cá nhân. Có người bị hạn chế di chuyển vào một số khu vực, bị chỉ trỏ khi đi trên đường, bị gọi là "kẻ phản bội", thậm chí trở thành đối tượng chế giễu cho một số người quay TikTok.
Hãng xe hơi với vầng hào quang của Elon Musk đang trải qua cơn khủng hoảng dư luận chưa từng có ở thị trường lớn nhất của chính mình.
Nỗi khổ của chủ xe Tesla
A Minh đã cảm thấy rõ ràng sự thay đổi của tình hình.
Cuối năm ngoái, anh mua một chiếc Tesla Model 3. Khi đó, Tesla là biểu tượng của công nghệ và gu thẩm mỹ. Mỗi khi mở cửa xe bước ra, anh nhận thấy trong mắt nhiều người xung quanh lộ rõ vẻ ghen tị. Tuy nhiên, gần đây anh phát hiện ra rằng thái độ của mọi người đối với Tesla đã thay đổi đáng kể. Khi gặp bạn bè, nhiều người đã hỏi rằng: "Cậu có thể dừng xe không?".
"Rõ ràng là dù không làm gì cả, nhưng luôn có cảm giác như tôi vừa làm gì đó sai lầm", anh thở dài.
Không chỉ có A Minh gặp rắc rối vì điều này. Todd (biệt danh của một người dùng giấu tên) cũng có một chiếc Tesla ở nhà. Có lần khi anh tiễn người thân ra sân bay, trước khi lên xe, người thân hơi lo lắng hỏi: "Tesla, có an toàn không?". Tệ hơn nữa, có lần khi anh chở người sắp làm sếp mới của mình đi công chuyện. Nhưng trước khi lên xe, vị sếp đã im lặng nhìn chiếc xe của anh một lúc, cuối cùng thở ra một câu: "Là Tesla à". Giờ Todd đang lo lắng không biết công việc sắp tới của mình có suôn sẻ không.
Một người dùng khác là Giang Hạo cho biết không chỉ người thân, bạn bè hay ông chủ chú ý tới mà thậm chí chỉ cần lái xe Tesla trên đường là sẽ trở thành mục tiêu bị chỉ điểm. Anh chia sẻ: "Trong quá trình đỗ xe và lái xe, tôi thỉnh thoảng thấy người đi bộ bên đường hoặc chủ xe hơi khác mỉm cười với mình. Lúc đầu tôi không hiểu điều này có nghĩa là gì, nhưng sau đó tôi mới biết mọi người đang cười chế giễu. Làm sao tôi dám lái xe Tesla nữa đây?"
Trước đây, mỗi khi chuyển làn hoặc tìm chỗ trong bãi đậu xe, Giang Hạo sẽ bị thúc giục nếu di chuyển quá chậm. Nhưng gần đây, chỉ cần anh lái chiếc Tesla ra ngoài, mọi người dường như đã kiên nhẫn hơn. "Hình như là họ sợ chiếc xe của tôi có chuyện", anh nói.
Thậm chí, có một đêm, khi Giang Hạo đang chuẩn bị lái xe rời khỏi nhà hàng, tất cả những lái xe khác đã vây quanh anh bàn tán: "Đây có phải là chiếc xe không thể ngăn cản đúng không?", "Chiếc xe này có thể đâm vào thứ gì đó bất cứ lúc nào"...
Một chủ xe Tesla đã dán nhãn đầy tự ti vào phía sau xe mình, nội dung của nó hàm ý là "ba lần tới cửa mà không thể vào, do chiếc xe này không thể dừng lại".
Ngày càng nhiều chủ sở hữu Tesla nhận thấy rằng họ đang được xếp vào nhóm đặc biệt. Chỉ vì đã mua xe Tesla, nhiều chủ xe đã bị phân biệt đối xử, chế giễu, thậm chí là sách nhiễu và đồng thời họ cũng phải chịu áp lực từ dư luận.
Mãnh Mãnh, sống ở Nam Kinh, nhận thấy rằng khi cô đi rửa xe, liền có người tới hỏi: "Bạn có hối hận khi mua chiếc xe này không?". Còn khi đang chạy xe trên đường, một số người thậm chí còn lái vượt lên để xem ai đang điều khiển chiếc Tesla. Trong lần tức giận vì bức xúc, cô thực sự muốn mua một miếng dán có nội dung: "Hỏng phanh, xin đừng làm phiền" để dán vào đuôi xe. Nhưng không ngờ khi tìm kiếm trên trang mạng Taobao, cô phát hiện hóa ra thực sự có bạn những miếng dán có nội dung dành riêng cho xe Tesla.
Không chỉ "Hỏng phanh", nhiều thương nhân cũng bán các miếng dán khác như "Tránh xa, xe Tesla đây". Còn dành cho xe hơi khác thì có nội dung: "Đề phòng va chạm từ phía sau, xin xe Tesla hãy vượt qua".
Miếng dán thông báo "xe hỏng phanh", dành cho người sở hữu xe Tesla được rao bán rầm rộ.
Và không chỉ dư luận, nhiều cơ quan chính phủ và khu dân cư thậm chí đã cấm không cho xe Tesla vào. Tại một cộng đồng dân cư ở quận Thành Quanh, tỉnh Cam Túc, một tấm biển ghi "Tesla bị cấm vào" được dán ngay trên trụ cổng vào.
"Tôi cảm thấy mình đã trở thành người ở dưới đáy xã hội, bị đám đông coi thường", Mãnh Mãnh thở dài.
Theo quan điểm của A Minh, Tesla nên nhanh chóng công khai sự thật về các vụ kiện và tranh chấp với người dùng Trung Quốc. Nếu đó là nguyên nhân từ chiếc xe, công ty nên đưa ra lời giải thích thỏa đáng. Còn nếu không, cũng nên lên tiếng để những chủ sở hữu xe Tesla như mình không còn bị mang tiếng xấu.
Những người muốn mua Tesla đang sợ hãi
Khi dư luận tiếp tục dậy sóng, Tesla gần như bị gắn liền với hình ảnh một chiếc xe không phanh. Một số người dự định mua xe hơi đã quay lưng lại với thương hiệu này.
Một người thuộc thế hệ 90 trở về sau nói rằng anh ta sẽ đi đường vòng khi nhìn thấy một chiếc Tesla, bởi cảm thấy rằng nó không an toàn. Một người khác sở hữu một chiếc ô tô chạy xăng thì đã mắng Tesla là rác rưởi: "Chỉ cần đọc tin tức là biết nó không đáng tin cậy". Có người dù đã đặt cọc mua xe Tesla vào tháng 4 nhưng sau khi thấy nhiều báo cáo khác nhau về lỗi phanh của hãng xe này đã hủy đơn đặt hàng và chuyển sang mua thương hiệu khác.
Tại các cửa hàng trưng bày Tesla ở Trung Quốc, cảnh xếp hàng chờ lái thử từng diễn ra hồi đầu năm nay đã không còn nữa. Trong một cửa hàng lớn ở khu vực trung tâm, trong 2 tiếng chỉ có hai hoặc ba khách hàng đến xem. Một nhân viên bán hàng thẳng thắn cho biết: "Những khách hàng tôi gặp gần đây về cơ bản đều hỏi về sự cố hỏng phanh".
Một cửa hàng bán xe Tesla đã đóng cửa.
Liên quan đến sự cố mất phanh, nhiều nhân viên bán hàng của cửa hàng Tesla cho rằng đó là do các chiến dịch truyền thông vô đạo đức.
Todd cho biết anh cũng tham gia nhiều cộng đồng người dùng mua xe Tesla ở Bắc Kinh và Chiết Giang. Anh cho biết: "Có khoảng 2.000 chủ xe thực sự trong các nhóm này, nhưng tôi chưa từng thấy một vụ tai nạn do mất phanh nào trong nhóm." Vì lý do này, Todd tin rằng khả năng xe Tesla bị hỏng phanh là rất thấp.
Cũng có nhiều chủ xe khác lên tiếng "bênh vực" Tesla bất chấp dư luận phản đối. Họ khen ngợi chiếc xe này rất dễ lái và hậu mãi tốt.
Có thể nói, cái nhìn về Tesla ở Trung Quốc hiện đang phân cực. Những người tin tưởng Elon Musk và ủng hộ Tesla vẫn chọn ủng hộ Tesla, trong khi những người có ý kiến về Tesla cho rằng chất lượng hoàn thiện của chiếc xe điện này là cẩu thả, và nó "nên rời khỏi Trung Quốc".
Theo các chuyên gia trong ngành, làn sóng dư luận này về lâu dài sẽ không ảnh hưởng nhiều tới Tesla. Những người thích Tesla vẫn sẽ thích Tesla. Nhưng tất nhiên, với những nhóm người chưa từng tiếp xúc với Tesla thì trước quá nhiều thông tin tiêu cực, những người này có thể sẽ không sẵn sàng muốn lái thử.
Và các thông tin tiêu cực cũng khiến cho giá xe Tesla cũ bị hạ thấp một cách nhanh chóng. Một nhân viên bán xe cũ cho biết: "Tesla là hãng xe năng lượng mới mất giá nhanh nhất. Gần đây, trước những thông tin tiêu cực, xe cũ thực sự không dễ bán, giá giảm tương đối lớn".
Người này ví dụ một chiếc Tesla Model 3 có giá gốc là 250.000 nhân dân tệ, nhưng xe đã qua sử dụng chưa đầy một năm ở tình trạng tốt giờ cũng chỉ có thể bán với giá khoảng 200.000 nhân dân tệ, mất giá tới 20%.
Tương lai nào cho Tesla?
Tesla đã từng ở vị thế đỉnh cao. Năm 2020, dưới sự u ám của dịch bệnh, Tesla đã giao được gần nửa triệu xe, giá cổ phiếu tăng gấp 7 lần và giá trị thị trường của hãng vươn lên đứng đầu trong số các công ty ô tô toàn cầu. Đầu năm nay, doanh số Tesla ở thị trường lớn nhất của mình, Trung Quốc, vẫn tăng trưởng mạnh, tới mức trang web bán hàng thường xuyên bị sập do quá tải lượng người truy cập.
Nhưng chỉ vài tháng sau, từ sự cố bảo vệ quyền lợi tại Triển lãm ô tô Thượng Hải, vầng hào quang của Tesla không còn, các tin đồn lan truyền và dư luận quay lưng.
Sự cố tại Triển lãm xe hơi Thượng Hải đã tạo nên làn sóng tẩy chay Tesla ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, tác động của chúng tới doanh số bán hàng hiện tại vẫn chưa quá rõ ràng. Doanh số bán xe Tesla trong tháng 5 vừa qua đã tăng mạnh so với tháng 4, nhưng theo các chuyên gia trong ngành, đây là con số thể hiện đơn đặt hàng từ trước, chứ không phản ánh tình hình thực tế. Một loạt sự cố an toàn cũng sẽ có ảnh hưởng đến Tesla, nhưng chúng khó có thể tiêu diệt hoàn toàn hãng xe này.
"Xét cho cùng, Tesla vẫn có những lợi thế nhất định về nhận thức thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống cọc sạc, dịch vụ sau bán hàng, bao gồm cả tính năng lái xe tự động", người này cho biết.
Nhưng liệu Tesla có thể tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu hay không hiện đang là một dấu hỏi. Một số ô tô sản xuất nội địa do Trung Quốc tự phát triển đã trở nên rất cạnh tranh và bắt đầu bắt kịp doanh số với hãng xe Mỹ.
Trong những năm đầu, nhóm mua hàng chính của Tesla là những người quan tâm đến công nghệ tiên tiến, nên công ty có thể dựa vào công nghệ và sản phẩm tiên tiến để bù đắp cho những khiếm khuyết trong bán hàng và kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của các loại xe điện, ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn đến vấn đề an toàn.
Giáo sư Ferdi Dudenhoeffer, một chuyên gia ô tô nổi tiếng của Đức, cũng chỉ ra rằng mục tiêu bán hàng của Tesla tại thị trường Trung Quốc đã không đạt được kỳ vọng. Do đó, Elon Musk đang nỗ lực xuất khẩu ô tô sang thị trường châu Âu. Ông nhận định xe điện Tesla là những sản phẩm tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, nhưng nó dường như có một vấn đề lớn về chất lượng và độ an toàn. Nhưng người tiêu dùng châu Âu quan tâm nhiều hơn đến độ tin cậy và ổn định.
Trước đây, "nguyên tắc" mà Tesla luôn giữ vững là miễn họ nhanh chân bán được nhiều xe hơn thì những tin đồn và chỉ trích sẽ không bắt kịp mình. Nhưng dư luận đã buộc Tesla phải thực hiện một số thay đổi, chẳng hạn như thành lập một trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc để bản địa hóa việc lưu trữ dữ liệu. Các báo cáo khác từ nhiều nguồn giấu tên cũng nói rằng Tesla hiện đang tìm cách mở rộng mối quan hệ với chính phủ và các hiệp hội ngành ở Trung Quốc.
Còn về độ an toàn và độ tin cậy, liệu Tesla có chấp nhận nhìn thẳng vào vấn đề để cải thiện và hoàn thiện nó hay không, vẫn cần thêm thời gian để trả lời.
Theo Genk
Sau sự cố ngày 19/4 tại triển lãm ô tô Thượng Hải, khi một người dùng trèo lên nóc xe Tesla để phản đối chính sách của công ty và đòi quyền lợi cho bản thân mà câu chuyện tới nay vẫn chưa được giải quyết một cách trọn vẹn, cái nhìn của nhiều người dân nước này đối với công ty xe điện Mỹ đã dần thay đổi. Cùng với đó là những vụ tai nạn và vấn đề về sự cố phanh xe thường xuyên xảy ra khiến nhiều người tiêu dùng khiếp sợ.
Có thể nói, nhiều mâu thuẫn tích tụ từ trước của Tesla đã cùng bùng nổ trong mùa hè này. Trong vài tháng trở lại đây, Tesla đã trở thành "kẻ thù của toàn dân" ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn. Nhiều chủ xe Tesla bất chợt nhận ra rằng họ dần được những người khác "chào hỏi" một cách tử tế hoặc ác ý, đôi khi là chế giễu và thậm chí cả tấn công cá nhân. Có người bị hạn chế di chuyển vào một số khu vực, bị chỉ trỏ khi đi trên đường, bị gọi là "kẻ phản bội", thậm chí trở thành đối tượng chế giễu cho một số người quay TikTok.
Hãng xe hơi với vầng hào quang của Elon Musk đang trải qua cơn khủng hoảng dư luận chưa từng có ở thị trường lớn nhất của chính mình.
Nỗi khổ của chủ xe Tesla
A Minh đã cảm thấy rõ ràng sự thay đổi của tình hình.
Cuối năm ngoái, anh mua một chiếc Tesla Model 3. Khi đó, Tesla là biểu tượng của công nghệ và gu thẩm mỹ. Mỗi khi mở cửa xe bước ra, anh nhận thấy trong mắt nhiều người xung quanh lộ rõ vẻ ghen tị. Tuy nhiên, gần đây anh phát hiện ra rằng thái độ của mọi người đối với Tesla đã thay đổi đáng kể. Khi gặp bạn bè, nhiều người đã hỏi rằng: "Cậu có thể dừng xe không?".
"Rõ ràng là dù không làm gì cả, nhưng luôn có cảm giác như tôi vừa làm gì đó sai lầm", anh thở dài.
Không chỉ có A Minh gặp rắc rối vì điều này. Todd (biệt danh của một người dùng giấu tên) cũng có một chiếc Tesla ở nhà. Có lần khi anh tiễn người thân ra sân bay, trước khi lên xe, người thân hơi lo lắng hỏi: "Tesla, có an toàn không?". Tệ hơn nữa, có lần khi anh chở người sắp làm sếp mới của mình đi công chuyện. Nhưng trước khi lên xe, vị sếp đã im lặng nhìn chiếc xe của anh một lúc, cuối cùng thở ra một câu: "Là Tesla à". Giờ Todd đang lo lắng không biết công việc sắp tới của mình có suôn sẻ không.
Một người dùng khác là Giang Hạo cho biết không chỉ người thân, bạn bè hay ông chủ chú ý tới mà thậm chí chỉ cần lái xe Tesla trên đường là sẽ trở thành mục tiêu bị chỉ điểm. Anh chia sẻ: "Trong quá trình đỗ xe và lái xe, tôi thỉnh thoảng thấy người đi bộ bên đường hoặc chủ xe hơi khác mỉm cười với mình. Lúc đầu tôi không hiểu điều này có nghĩa là gì, nhưng sau đó tôi mới biết mọi người đang cười chế giễu. Làm sao tôi dám lái xe Tesla nữa đây?"
Trước đây, mỗi khi chuyển làn hoặc tìm chỗ trong bãi đậu xe, Giang Hạo sẽ bị thúc giục nếu di chuyển quá chậm. Nhưng gần đây, chỉ cần anh lái chiếc Tesla ra ngoài, mọi người dường như đã kiên nhẫn hơn. "Hình như là họ sợ chiếc xe của tôi có chuyện", anh nói.
Thậm chí, có một đêm, khi Giang Hạo đang chuẩn bị lái xe rời khỏi nhà hàng, tất cả những lái xe khác đã vây quanh anh bàn tán: "Đây có phải là chiếc xe không thể ngăn cản đúng không?", "Chiếc xe này có thể đâm vào thứ gì đó bất cứ lúc nào"...
Một chủ xe Tesla đã dán nhãn đầy tự ti vào phía sau xe mình, nội dung của nó hàm ý là "ba lần tới cửa mà không thể vào, do chiếc xe này không thể dừng lại".
Ngày càng nhiều chủ sở hữu Tesla nhận thấy rằng họ đang được xếp vào nhóm đặc biệt. Chỉ vì đã mua xe Tesla, nhiều chủ xe đã bị phân biệt đối xử, chế giễu, thậm chí là sách nhiễu và đồng thời họ cũng phải chịu áp lực từ dư luận.
Mãnh Mãnh, sống ở Nam Kinh, nhận thấy rằng khi cô đi rửa xe, liền có người tới hỏi: "Bạn có hối hận khi mua chiếc xe này không?". Còn khi đang chạy xe trên đường, một số người thậm chí còn lái vượt lên để xem ai đang điều khiển chiếc Tesla. Trong lần tức giận vì bức xúc, cô thực sự muốn mua một miếng dán có nội dung: "Hỏng phanh, xin đừng làm phiền" để dán vào đuôi xe. Nhưng không ngờ khi tìm kiếm trên trang mạng Taobao, cô phát hiện hóa ra thực sự có bạn những miếng dán có nội dung dành riêng cho xe Tesla.
Không chỉ "Hỏng phanh", nhiều thương nhân cũng bán các miếng dán khác như "Tránh xa, xe Tesla đây". Còn dành cho xe hơi khác thì có nội dung: "Đề phòng va chạm từ phía sau, xin xe Tesla hãy vượt qua".
Miếng dán thông báo "xe hỏng phanh", dành cho người sở hữu xe Tesla được rao bán rầm rộ.
Và không chỉ dư luận, nhiều cơ quan chính phủ và khu dân cư thậm chí đã cấm không cho xe Tesla vào. Tại một cộng đồng dân cư ở quận Thành Quanh, tỉnh Cam Túc, một tấm biển ghi "Tesla bị cấm vào" được dán ngay trên trụ cổng vào.
"Tôi cảm thấy mình đã trở thành người ở dưới đáy xã hội, bị đám đông coi thường", Mãnh Mãnh thở dài.
Theo quan điểm của A Minh, Tesla nên nhanh chóng công khai sự thật về các vụ kiện và tranh chấp với người dùng Trung Quốc. Nếu đó là nguyên nhân từ chiếc xe, công ty nên đưa ra lời giải thích thỏa đáng. Còn nếu không, cũng nên lên tiếng để những chủ sở hữu xe Tesla như mình không còn bị mang tiếng xấu.
Những người muốn mua Tesla đang sợ hãi
Khi dư luận tiếp tục dậy sóng, Tesla gần như bị gắn liền với hình ảnh một chiếc xe không phanh. Một số người dự định mua xe hơi đã quay lưng lại với thương hiệu này.
Một người thuộc thế hệ 90 trở về sau nói rằng anh ta sẽ đi đường vòng khi nhìn thấy một chiếc Tesla, bởi cảm thấy rằng nó không an toàn. Một người khác sở hữu một chiếc ô tô chạy xăng thì đã mắng Tesla là rác rưởi: "Chỉ cần đọc tin tức là biết nó không đáng tin cậy". Có người dù đã đặt cọc mua xe Tesla vào tháng 4 nhưng sau khi thấy nhiều báo cáo khác nhau về lỗi phanh của hãng xe này đã hủy đơn đặt hàng và chuyển sang mua thương hiệu khác.
Tại các cửa hàng trưng bày Tesla ở Trung Quốc, cảnh xếp hàng chờ lái thử từng diễn ra hồi đầu năm nay đã không còn nữa. Trong một cửa hàng lớn ở khu vực trung tâm, trong 2 tiếng chỉ có hai hoặc ba khách hàng đến xem. Một nhân viên bán hàng thẳng thắn cho biết: "Những khách hàng tôi gặp gần đây về cơ bản đều hỏi về sự cố hỏng phanh".
Một cửa hàng bán xe Tesla đã đóng cửa.
Liên quan đến sự cố mất phanh, nhiều nhân viên bán hàng của cửa hàng Tesla cho rằng đó là do các chiến dịch truyền thông vô đạo đức.
Todd cho biết anh cũng tham gia nhiều cộng đồng người dùng mua xe Tesla ở Bắc Kinh và Chiết Giang. Anh cho biết: "Có khoảng 2.000 chủ xe thực sự trong các nhóm này, nhưng tôi chưa từng thấy một vụ tai nạn do mất phanh nào trong nhóm." Vì lý do này, Todd tin rằng khả năng xe Tesla bị hỏng phanh là rất thấp.
Cũng có nhiều chủ xe khác lên tiếng "bênh vực" Tesla bất chấp dư luận phản đối. Họ khen ngợi chiếc xe này rất dễ lái và hậu mãi tốt.
Có thể nói, cái nhìn về Tesla ở Trung Quốc hiện đang phân cực. Những người tin tưởng Elon Musk và ủng hộ Tesla vẫn chọn ủng hộ Tesla, trong khi những người có ý kiến về Tesla cho rằng chất lượng hoàn thiện của chiếc xe điện này là cẩu thả, và nó "nên rời khỏi Trung Quốc".
Theo các chuyên gia trong ngành, làn sóng dư luận này về lâu dài sẽ không ảnh hưởng nhiều tới Tesla. Những người thích Tesla vẫn sẽ thích Tesla. Nhưng tất nhiên, với những nhóm người chưa từng tiếp xúc với Tesla thì trước quá nhiều thông tin tiêu cực, những người này có thể sẽ không sẵn sàng muốn lái thử.
Và các thông tin tiêu cực cũng khiến cho giá xe Tesla cũ bị hạ thấp một cách nhanh chóng. Một nhân viên bán xe cũ cho biết: "Tesla là hãng xe năng lượng mới mất giá nhanh nhất. Gần đây, trước những thông tin tiêu cực, xe cũ thực sự không dễ bán, giá giảm tương đối lớn".
Người này ví dụ một chiếc Tesla Model 3 có giá gốc là 250.000 nhân dân tệ, nhưng xe đã qua sử dụng chưa đầy một năm ở tình trạng tốt giờ cũng chỉ có thể bán với giá khoảng 200.000 nhân dân tệ, mất giá tới 20%.
Tương lai nào cho Tesla?
Tesla đã từng ở vị thế đỉnh cao. Năm 2020, dưới sự u ám của dịch bệnh, Tesla đã giao được gần nửa triệu xe, giá cổ phiếu tăng gấp 7 lần và giá trị thị trường của hãng vươn lên đứng đầu trong số các công ty ô tô toàn cầu. Đầu năm nay, doanh số Tesla ở thị trường lớn nhất của mình, Trung Quốc, vẫn tăng trưởng mạnh, tới mức trang web bán hàng thường xuyên bị sập do quá tải lượng người truy cập.
Nhưng chỉ vài tháng sau, từ sự cố bảo vệ quyền lợi tại Triển lãm ô tô Thượng Hải, vầng hào quang của Tesla không còn, các tin đồn lan truyền và dư luận quay lưng.
Sự cố tại Triển lãm xe hơi Thượng Hải đã tạo nên làn sóng tẩy chay Tesla ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, tác động của chúng tới doanh số bán hàng hiện tại vẫn chưa quá rõ ràng. Doanh số bán xe Tesla trong tháng 5 vừa qua đã tăng mạnh so với tháng 4, nhưng theo các chuyên gia trong ngành, đây là con số thể hiện đơn đặt hàng từ trước, chứ không phản ánh tình hình thực tế. Một loạt sự cố an toàn cũng sẽ có ảnh hưởng đến Tesla, nhưng chúng khó có thể tiêu diệt hoàn toàn hãng xe này.
"Xét cho cùng, Tesla vẫn có những lợi thế nhất định về nhận thức thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống cọc sạc, dịch vụ sau bán hàng, bao gồm cả tính năng lái xe tự động", người này cho biết.
Nhưng liệu Tesla có thể tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu hay không hiện đang là một dấu hỏi. Một số ô tô sản xuất nội địa do Trung Quốc tự phát triển đã trở nên rất cạnh tranh và bắt đầu bắt kịp doanh số với hãng xe Mỹ.
Trong những năm đầu, nhóm mua hàng chính của Tesla là những người quan tâm đến công nghệ tiên tiến, nên công ty có thể dựa vào công nghệ và sản phẩm tiên tiến để bù đắp cho những khiếm khuyết trong bán hàng và kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của các loại xe điện, ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn đến vấn đề an toàn.
Giáo sư Ferdi Dudenhoeffer, một chuyên gia ô tô nổi tiếng của Đức, cũng chỉ ra rằng mục tiêu bán hàng của Tesla tại thị trường Trung Quốc đã không đạt được kỳ vọng. Do đó, Elon Musk đang nỗ lực xuất khẩu ô tô sang thị trường châu Âu. Ông nhận định xe điện Tesla là những sản phẩm tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, nhưng nó dường như có một vấn đề lớn về chất lượng và độ an toàn. Nhưng người tiêu dùng châu Âu quan tâm nhiều hơn đến độ tin cậy và ổn định.
Trước đây, "nguyên tắc" mà Tesla luôn giữ vững là miễn họ nhanh chân bán được nhiều xe hơn thì những tin đồn và chỉ trích sẽ không bắt kịp mình. Nhưng dư luận đã buộc Tesla phải thực hiện một số thay đổi, chẳng hạn như thành lập một trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc để bản địa hóa việc lưu trữ dữ liệu. Các báo cáo khác từ nhiều nguồn giấu tên cũng nói rằng Tesla hiện đang tìm cách mở rộng mối quan hệ với chính phủ và các hiệp hội ngành ở Trung Quốc.
Còn về độ an toàn và độ tin cậy, liệu Tesla có chấp nhận nhìn thẳng vào vấn đề để cải thiện và hoàn thiện nó hay không, vẫn cần thêm thời gian để trả lời.
Tham khảo iFeng
Theo Genk