Boris Schlossberg, giám đốc điều hành FX Strategy của BK Asset Management, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào tuần trước rằng tham vọng muốn nắm giữ sự kiểm soát tuyệt đối của Trung Quốc đối với tiền tệ kỹ thuật số, thông qua đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (DCEP - Digital Currency Electronic Payment) của ngân hàng trung ương nước này, sẽ thúc đẩy nhu cầu về tiền điện tử nhiều hơn nữa.
Schlossberg có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính, theo chia sẻ trên trang web của công ty quản lý tài sản, nơi còn tuyên bố rằng Schlossberg "được biết đến rộng rãi như một chuyên gia ngoại hối hàng đầu".
Và nhà phân tích này cho rằng động lực chính để chính phủ Trung Quốc tung ra DECP là tham vọng nắm giữ "quyền lực tuyệt đối" đối với sự giàu có và thu nhập của người dân.
"DECP có thể lập trình và theo dõi được, giúp chính phủ Trung Quốc kiểm soát rất lớn nền kinh tế", ông mô tả. "Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc không chỉ biết mọi lựa chọn của người tiêu dùng trong nền kinh tế, mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chi tiêu bằng cách làm cho tiền tệ trở thành xu hướng vào một ngày nhất định".
Tuy nhiên, Schlossberg giải thích thêm điều này sẽ không thể "bóp chết" thị trường tiền điện tử.
"Chính mục tiêu chính sách này sẽ thúc đẩy nhu cầu về tiền điện tử trong tương lai", ông khẳng định. "Với nhiều doanh nhân và người tiêu dùng Trung Quốc, những người nhận thức rõ ràng về ý định của chính phủ trong việc sử dụng quyền lực tuyệt đối đối với tài sản cá nhân, họ sẽ có xu hướng chuyển đổi ít nhất một phần của cải thành tài sản tiền điện tử, tiếp tục bất chấp sự biến động vốn có của tiền điện tử."
Một gói tiền kỹ thuật số trong phong bao lì xì của Trung Quốc được nhìn thấy trên điện thoại di động.
Trong khi đó, CG Lai, CEO chi nhánh Trung Quốc của BNP Paribas - một ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính Pháp - thì lại tin rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc đang giới thiệu đồng nhân dân tệ kỹ thuật số "bởi vì họ muốn làm cho hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước hiệu quả hơn".
"Nhưng mặt khác, tiền kỹ thuật số có thể gây ra những bất ổn đối với tổ chức tài chính", Lai nói thêm.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất thế giới, hiện giao dịch với 134 quốc gia trên thế giới. Và việc đưa vào sử dụng DECP cũng đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc muốn quảng bá tiền kỹ thuật số là hợp pháp, nếu nó có thể được sử dụng trong các khoản thanh toán xuyên biên giới.
Gần đây, Trung Quốc đã nhắc lại các thông báo mang tính đàn áp thị trường tiền điện tử được đưa ra vào năm 2017, và một số quan điểm cho rằng đó là cách chính phủ Trung Quốc giúp làm giảm bớt sự cạnh tranh đối với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Trung Quốc đã thử nghiệm DECP ở nhiều thành phố khác nhau, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh, thông qua việc tặng "phong bao đỏ" cho một số người tiêu dùng.
Một số báo cáo gần đây cũng cho biết thẻ thanh toán cho DECP sắp ra mắt của Trung Quốc sẽ có tính năng sinh trắc học và quét dấu vân tay. Các quan chức Trung Quốc đang hy vọng khởi động DCEP trong Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào năm 2022.
Theo Genk
Schlossberg có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính, theo chia sẻ trên trang web của công ty quản lý tài sản, nơi còn tuyên bố rằng Schlossberg "được biết đến rộng rãi như một chuyên gia ngoại hối hàng đầu".
Và nhà phân tích này cho rằng động lực chính để chính phủ Trung Quốc tung ra DECP là tham vọng nắm giữ "quyền lực tuyệt đối" đối với sự giàu có và thu nhập của người dân.
"DECP có thể lập trình và theo dõi được, giúp chính phủ Trung Quốc kiểm soát rất lớn nền kinh tế", ông mô tả. "Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc không chỉ biết mọi lựa chọn của người tiêu dùng trong nền kinh tế, mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chi tiêu bằng cách làm cho tiền tệ trở thành xu hướng vào một ngày nhất định".
Tuy nhiên, Schlossberg giải thích thêm điều này sẽ không thể "bóp chết" thị trường tiền điện tử.
"Chính mục tiêu chính sách này sẽ thúc đẩy nhu cầu về tiền điện tử trong tương lai", ông khẳng định. "Với nhiều doanh nhân và người tiêu dùng Trung Quốc, những người nhận thức rõ ràng về ý định của chính phủ trong việc sử dụng quyền lực tuyệt đối đối với tài sản cá nhân, họ sẽ có xu hướng chuyển đổi ít nhất một phần của cải thành tài sản tiền điện tử, tiếp tục bất chấp sự biến động vốn có của tiền điện tử."
Một gói tiền kỹ thuật số trong phong bao lì xì của Trung Quốc được nhìn thấy trên điện thoại di động.
Trong khi đó, CG Lai, CEO chi nhánh Trung Quốc của BNP Paribas - một ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính Pháp - thì lại tin rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc đang giới thiệu đồng nhân dân tệ kỹ thuật số "bởi vì họ muốn làm cho hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước hiệu quả hơn".
"Nhưng mặt khác, tiền kỹ thuật số có thể gây ra những bất ổn đối với tổ chức tài chính", Lai nói thêm.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất thế giới, hiện giao dịch với 134 quốc gia trên thế giới. Và việc đưa vào sử dụng DECP cũng đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc muốn quảng bá tiền kỹ thuật số là hợp pháp, nếu nó có thể được sử dụng trong các khoản thanh toán xuyên biên giới.
Gần đây, Trung Quốc đã nhắc lại các thông báo mang tính đàn áp thị trường tiền điện tử được đưa ra vào năm 2017, và một số quan điểm cho rằng đó là cách chính phủ Trung Quốc giúp làm giảm bớt sự cạnh tranh đối với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Trung Quốc đã thử nghiệm DECP ở nhiều thành phố khác nhau, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh, thông qua việc tặng "phong bao đỏ" cho một số người tiêu dùng.
Một số báo cáo gần đây cũng cho biết thẻ thanh toán cho DECP sắp ra mắt của Trung Quốc sẽ có tính năng sinh trắc học và quét dấu vân tay. Các quan chức Trung Quốc đang hy vọng khởi động DCEP trong Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào năm 2022.
Tham khảo CNBC
Theo Genk