Nguyên mẫu Starship mới nhất của SpaceX đã hạ cánh thành công lần đầu tiên hôm qua 3/3, sau khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm ở Texas. Tuy nhiên, nó đã phát nổ vài phút sau đó trên chính bệ hạ cánh của mình.
Tên lửa, phiên bản thử nghiệm ban đầu có tên SN10, đã trình diễn một vài vũ điệu phức tạp giữa không trung trước khi chạm nhẹ xuống mặt đất ở phương thẳng đứng, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến dịch của Elon Musk nhằm xây dựng một hệ thống tên lửa có thể tái sử dụng hoàn toàn.
Sau khi hủy một nỗ lực triển khai ban đầu trước đó trong ngày, nguyên mẫu này đã được phóng lên và di chuyển lên độ cao khoảng 10km phía trên bãi phóng Boca Chica của SpaceX ở Texas. Không giống như hai cuộc thử nghiệm trước với SN8 và SN9, đã phóng thành công nhưng phát nổ khi cố gắng hạ cánh, SN10 đã hạ cánh lệch trên một tấm bê tông không xa bệ phóng của nó, và có vẻ như vẫn tồn tại trong sau thao tác hạ cánh đầy táo bạo một vài giây trước khi bị một quả cầu lửa hủy hoại.
SN10 thực hiện động tác "gập bụng".
Mục tiêu chính của cuộc thử nghiệm phóng này là để chứng minh các chuyển động được điều khiển bằng máy tính của bốn cánh khí động học của tên lửa sẽ định hướng việc hạ cánh của nó trước khi đáp đất, theo John Insprucker, kỹ sư SpaceX và cũng là người dẫn chương trình trực tiếp cho buổi phát sóng của công ty.
Khi lên tới độ cao nhất định, lần lượt ba động cơ Raptor của tên lửa sẽ dần dần đóng lại để chuẩn bị cho một cú rơi tự do để trở về Trái đất. Tuy nhiên, sau đó nó sẽ tái định hướng bản thân theo chiều ngang với "bụng" của nó phải đối mặt với mặt đất.
Tiếp đó, quan trọng nhất chính là động tác "gập bụng". Lúc này, ba động cơ của tên lửa được kích hoạt lại để tên lửa tự định hướng lại theo vị trí thẳng đứng để hạ cánh.
Trong buổi thử nghiệm hôm qua, SN10 đã từ từ hạ xuống bệ hạ cánh, chạm xuống khá nhẹ nhàng nhưng hơi nghiêng sang một bên. Kỹ sư Insprucker đã tuyên bố đây là một thành công và gọi đó là một "cú chạm mềm".
"Xin nhắc lại, điểm mấu chốt của chuyến bay thử nghiệm ngày hôm nay là thu thập dữ liệu về việc điều khiển phương tiện trong khi quay trở lại, và chúng tôi đã thành công khi làm được điều đó," ông nói.
Nguồn cấp dữ liệu trực tiếp của SpaceX đã kết thúc trước khi SN10 phát nổ. Tuy nhiên, một nguồn cấp dữ liệu khác, được cung cấp bởi trang web NASA Spaceflight, đã giữ máy quay ghi lại cảnh tên lửa bị quả cầu lửa nuốt chửng rồi hất nó lên không trung trước khi rơi trở lại mặt đất.
Musk đã chia sẻ về sự kiện này trên Twitter, để ăn mừng rằng SN10 đã hạ cánh thành công. Tuy nhiên, ông cũng nói đùa 2 phút sau đó rằng tên lửa đã có một cuộc "phóng điện danh dự".
Elon Musk gọi vụ nổ là cú "phóng điện danh dự.
Starship là hệ thống tên lửa thám hiểm sao Hỏa thế hệ tiếp theo, có thể tái sử dụng hoàn toàn của SpaceX. Nó được thiết kế để vận chuyển các phi hành gia và 100 tấn hàng hóa trong các sứ mệnh tương lai lên quỹ đạo Trái đất, Mặt trăng và cuối cùng là Sao Hỏa. Ba nguyên mẫu cuối cùng mà SpaceX đã phóng thử nghiệm có thiết kế nửa trên là phiên bản ban đầu của hệ thống Starship, còn nửa dưới là bộ tăng áp siêu nặng có thể tái sử dụng được cung cấp bởi một loạt động cơ tên lửa Raptor mới của hãng.
Theo Genk
Tên lửa, phiên bản thử nghiệm ban đầu có tên SN10, đã trình diễn một vài vũ điệu phức tạp giữa không trung trước khi chạm nhẹ xuống mặt đất ở phương thẳng đứng, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến dịch của Elon Musk nhằm xây dựng một hệ thống tên lửa có thể tái sử dụng hoàn toàn.
Sau khi hủy một nỗ lực triển khai ban đầu trước đó trong ngày, nguyên mẫu này đã được phóng lên và di chuyển lên độ cao khoảng 10km phía trên bãi phóng Boca Chica của SpaceX ở Texas. Không giống như hai cuộc thử nghiệm trước với SN8 và SN9, đã phóng thành công nhưng phát nổ khi cố gắng hạ cánh, SN10 đã hạ cánh lệch trên một tấm bê tông không xa bệ phóng của nó, và có vẻ như vẫn tồn tại trong sau thao tác hạ cánh đầy táo bạo một vài giây trước khi bị một quả cầu lửa hủy hoại.
SN10 thực hiện động tác "gập bụng".
Mục tiêu chính của cuộc thử nghiệm phóng này là để chứng minh các chuyển động được điều khiển bằng máy tính của bốn cánh khí động học của tên lửa sẽ định hướng việc hạ cánh của nó trước khi đáp đất, theo John Insprucker, kỹ sư SpaceX và cũng là người dẫn chương trình trực tiếp cho buổi phát sóng của công ty.
Khi lên tới độ cao nhất định, lần lượt ba động cơ Raptor của tên lửa sẽ dần dần đóng lại để chuẩn bị cho một cú rơi tự do để trở về Trái đất. Tuy nhiên, sau đó nó sẽ tái định hướng bản thân theo chiều ngang với "bụng" của nó phải đối mặt với mặt đất.
Tiếp đó, quan trọng nhất chính là động tác "gập bụng". Lúc này, ba động cơ của tên lửa được kích hoạt lại để tên lửa tự định hướng lại theo vị trí thẳng đứng để hạ cánh.
Trong buổi thử nghiệm hôm qua, SN10 đã từ từ hạ xuống bệ hạ cánh, chạm xuống khá nhẹ nhàng nhưng hơi nghiêng sang một bên. Kỹ sư Insprucker đã tuyên bố đây là một thành công và gọi đó là một "cú chạm mềm".
"Xin nhắc lại, điểm mấu chốt của chuyến bay thử nghiệm ngày hôm nay là thu thập dữ liệu về việc điều khiển phương tiện trong khi quay trở lại, và chúng tôi đã thành công khi làm được điều đó," ông nói.
Nguồn cấp dữ liệu trực tiếp của SpaceX đã kết thúc trước khi SN10 phát nổ. Tuy nhiên, một nguồn cấp dữ liệu khác, được cung cấp bởi trang web NASA Spaceflight, đã giữ máy quay ghi lại cảnh tên lửa bị quả cầu lửa nuốt chửng rồi hất nó lên không trung trước khi rơi trở lại mặt đất.
Musk đã chia sẻ về sự kiện này trên Twitter, để ăn mừng rằng SN10 đã hạ cánh thành công. Tuy nhiên, ông cũng nói đùa 2 phút sau đó rằng tên lửa đã có một cuộc "phóng điện danh dự".
Elon Musk gọi vụ nổ là cú "phóng điện danh dự.
Starship là hệ thống tên lửa thám hiểm sao Hỏa thế hệ tiếp theo, có thể tái sử dụng hoàn toàn của SpaceX. Nó được thiết kế để vận chuyển các phi hành gia và 100 tấn hàng hóa trong các sứ mệnh tương lai lên quỹ đạo Trái đất, Mặt trăng và cuối cùng là Sao Hỏa. Ba nguyên mẫu cuối cùng mà SpaceX đã phóng thử nghiệm có thiết kế nửa trên là phiên bản ban đầu của hệ thống Starship, còn nửa dưới là bộ tăng áp siêu nặng có thể tái sử dụng được cung cấp bởi một loạt động cơ tên lửa Raptor mới của hãng.
Tham khảo TheVerge
Theo Genk