Qu Qiang, một nhà kinh tế học Trung Quốc kiêm trợ lý giám đốc tại Viện Tiền tệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên kênh truyền hình CGTN (China Global Television Network) đã chia sẻ các quan điểm cá nhân về bitcoin. CGTN thuộc sở hữu của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).
Khi được hỏi về tình huống xấu nhất hay liệu có một cú sốc mang tính hệ thống nào xảy ra đối với hệ thống tài chính hiện tại nếu đồng tiền kỹ thuật số bitcoin được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc hoặc phần còn lại của thế giới không, ông đã trả lời rằng:
"Tôi có thể cho bạn biết chính xác những gì sẽ xảy ra… Tất cả chúng ta sẽ chết. Đây không phải là một trò đùa".
Chuyên gia này gọi đây là "kịch bản tồi tệ nhất hoặc kịch bản phải xảy ra" nếu Bitcoin trở thành "loại tiền tệ tối thượng" và "được cả xã hội loài người chấp nhận".
"Bitcoin có tổng số lượng giới hạn rất, rất giới hạn, có nghĩa là đây là một loại tiền tệ giảm phát", Qu chia sẻ, và lưu ý rằng Bitcoin sẽ không mở rộng số lượng khi sự phát triển của con người ngày càng tăng. Do đó, ông khẳng định rằng với việc áp dụng Bitcoin, xã hội của loài người sẽ rơi vào "vòng xoáy chết chóc của giảm phát".
"Toàn bộ xã hội sẽ thu hẹp lại và tự bùng nổ. Đó là những gì đã xảy ra vào cuối triều đại nhà Minh khi họ thiếu bạc", ông giải thích thêm.
Nhà kinh tế học Qu Qiang trong buổi phỏng vấn trên CGTN.
Tuy nhiên, sau khi video về cuộc phỏng vấn của chuyên gia này được chia sẻ trên Twitter, nó đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi trái ngược.
Nhiều nhà đầu tư bitcoin đã cười chê và chỉ trích quan điểm này, thậm chí một số người gọi toàn bộ sự việc là "FUD tối thượng" hay một quan điểm "tuyên truyền nhảm nhí". FUD là viết tắt 3 chữ cái đầu của các cụm từ Fear – Uncertainty – Doubt (Sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ), được xem là chiến thuật tung tin giả gây hưởng đến nhận thức bằng cách tạo ra thông tin sai lệch.
Một số người đưa ra ý kiến phản bác quan điểm này bằng các dẫn chứng cho rằng: "Vương triều nhà Minh sụp đổ vì nhiều lý do nhưng vòng xoáy giảm phát vì thiếu bạc không phải là một trong số đó". Theo các quan điểm này thì vào thời điểm đó, nhà Minh đã phát hành ra quá nhiều tiền giấy và gây ra tình trạng siêu lạm phát, chứ các giới hạn về bạc không phải là nguyên căn. Đến năm 1425, tiền giấy chỉ còn giá trị bằng 1/70 so với giá trị ban đầu của nó và việc sử dụng tiền giấy này đã bị đình chỉ ngay sau đó.
Một số người thì nói đùa rằng: "Tôi không biết Bitcoin đã kết thúc triều đại nhà Minh", hay châm chọc: "Hãy tưởng tượng rằng bitcoin đã được tạo ra từ thế kỷ 15, thật đáng sợ."
Qu Qiang tốt nghiệp và nhận bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nơi ông hiện là giáo sư và cố vấn tiến sĩ. Ông cũng đang là giám sát bên ngoài của Ngân hàng Bắc Kinh và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Trong số nhiều chức vụ mà ông đang nắm giữ có Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Tài chính Trung Quốc, một trung tâm nghiên cứu chủ chốt về khoa học xã hội và nhân văn của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Theo Genk
Khi được hỏi về tình huống xấu nhất hay liệu có một cú sốc mang tính hệ thống nào xảy ra đối với hệ thống tài chính hiện tại nếu đồng tiền kỹ thuật số bitcoin được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc hoặc phần còn lại của thế giới không, ông đã trả lời rằng:
"Tôi có thể cho bạn biết chính xác những gì sẽ xảy ra… Tất cả chúng ta sẽ chết. Đây không phải là một trò đùa".
Chuyên gia này gọi đây là "kịch bản tồi tệ nhất hoặc kịch bản phải xảy ra" nếu Bitcoin trở thành "loại tiền tệ tối thượng" và "được cả xã hội loài người chấp nhận".
"Bitcoin có tổng số lượng giới hạn rất, rất giới hạn, có nghĩa là đây là một loại tiền tệ giảm phát", Qu chia sẻ, và lưu ý rằng Bitcoin sẽ không mở rộng số lượng khi sự phát triển của con người ngày càng tăng. Do đó, ông khẳng định rằng với việc áp dụng Bitcoin, xã hội của loài người sẽ rơi vào "vòng xoáy chết chóc của giảm phát".
"Toàn bộ xã hội sẽ thu hẹp lại và tự bùng nổ. Đó là những gì đã xảy ra vào cuối triều đại nhà Minh khi họ thiếu bạc", ông giải thích thêm.
Nhà kinh tế học Qu Qiang trong buổi phỏng vấn trên CGTN.
Tuy nhiên, sau khi video về cuộc phỏng vấn của chuyên gia này được chia sẻ trên Twitter, nó đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi trái ngược.
Nhiều nhà đầu tư bitcoin đã cười chê và chỉ trích quan điểm này, thậm chí một số người gọi toàn bộ sự việc là "FUD tối thượng" hay một quan điểm "tuyên truyền nhảm nhí". FUD là viết tắt 3 chữ cái đầu của các cụm từ Fear – Uncertainty – Doubt (Sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ), được xem là chiến thuật tung tin giả gây hưởng đến nhận thức bằng cách tạo ra thông tin sai lệch.
Một số người đưa ra ý kiến phản bác quan điểm này bằng các dẫn chứng cho rằng: "Vương triều nhà Minh sụp đổ vì nhiều lý do nhưng vòng xoáy giảm phát vì thiếu bạc không phải là một trong số đó". Theo các quan điểm này thì vào thời điểm đó, nhà Minh đã phát hành ra quá nhiều tiền giấy và gây ra tình trạng siêu lạm phát, chứ các giới hạn về bạc không phải là nguyên căn. Đến năm 1425, tiền giấy chỉ còn giá trị bằng 1/70 so với giá trị ban đầu của nó và việc sử dụng tiền giấy này đã bị đình chỉ ngay sau đó.
Một số người thì nói đùa rằng: "Tôi không biết Bitcoin đã kết thúc triều đại nhà Minh", hay châm chọc: "Hãy tưởng tượng rằng bitcoin đã được tạo ra từ thế kỷ 15, thật đáng sợ."
Qu Qiang tốt nghiệp và nhận bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nơi ông hiện là giáo sư và cố vấn tiến sĩ. Ông cũng đang là giám sát bên ngoài của Ngân hàng Bắc Kinh và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Trong số nhiều chức vụ mà ông đang nắm giữ có Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Tài chính Trung Quốc, một trung tâm nghiên cứu chủ chốt về khoa học xã hội và nhân văn của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Theo Genk