Người tiêu dùng trên toàn thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng về giá cả và tình trạng thiếu hụt các sản phẩm từ TV, điện thoại di động đến ô tô và thậm chí cả máy chơi game, trong bối cảnh sự thiếu hụt về chất bán dẫn ngày càng tăng.
Trên thực tế, tình trạng thiếu chip, "bộ não" trong mọi thiết bị điện tử trên thế giới, đang ngày càng trở nên tồi tệ kể từ năm ngoái. Ban đầu, vấn đề chỉ là sự trì hoãn tạm thời về nguồn cung do các nhà máy đóng cửa khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động sản xuất đã trở lại bình thường, nhưng sự gia tăng về nhu cầu mới do các thói quen bị thay đổi trong bối cảnh đại dịch đã thúc đẩy tình trạng này tới "điểm khủng hoảng".
Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất ô tô tập trung đầu tư vào xe điện công nghệ cao, hay sự bùng nổ doanh số bán TV và máy tính gia đình, cũng như việc ra mắt máy chơi game mới cùng hàng loạt điện thoại di động hỗ trợ 5G... cùng đều có tác dụng thúc đẩy nhu cầu không nhỏ.
Ngay cả Apple hùng mạnh, một công ty trị giá 2 tỷ USD và là người mua chất bán dẫn lớn nhất thế giới với chi tiêu 58 tỷ USD mỗi năm, cũng đã buộc phải trì hoãn việc ra mắt iPhone 12 vào năm ngoái do tình trạng khan hiếm.
"Chip là tất cả", Neil Campling, nhà phân tích công nghệ và truyền thông tại Mirabaud cho biết. "Có một cơn bão hoàn hảo về các yếu tố cung và cầu đang diễn ra ở đây. Nhưng về cơ bản, các nhu cầu mới không được theo kịp, mọi người đều khủng hoảng và tình hình ngày càng trầm trọng hơn".
Hãng sản xuất xe hơi Ford gần đây đã hủy bỏ ca làm việc tại hai nhà máy ô tô và cho biết lợi nhuận có thể sụt giảm lên tới 2,5 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chip, trong khi Nissan đang ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Mexico và Mỹ. Một ông lớn khác trong ngành là General Motors cũng cho biết họ có thể phải đối mặt với mức sụt giảm lợi nhuận 2 tỷ USD.
Tháng trước, Sony, cùng với các nhà sản xuất máy chơi game khác đã phải vật lộn với tình trạng thiếu hàng từ năm ngoái, cho biết họ có thể không đạt được mục tiêu doanh số cho dòng console PS5 mới trong năm nay vì vấn đề nguồn cung chất bán dẫn. Xbox của Microsoft cho biết họ dự báo các vấn đề về nguồn cung sẽ tiếp tục xảy ra, ít nhất là cho đến nửa cuối năm nay.
Tuy nhiên, ví dụ điển hình nhất về cuộc khủng hoảng chất bán dẫn lại đến từ Samsung, công ty mua chip lớn thứ hai thế giới cho các sản phẩm của mình chỉ sau Apple. Đầu tuần này, công ty cho biết họ có thể phải hoãn lại việc ra mắt smartphone cao cấp do tình trạng khan hiếm, mặc dù bản thân nó cũng là nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới.
"Thật không thể tin được khi Samsung bán được 56 tỷ USD chất bán dẫn cho những người khác nhưng lại chi tiêu tới 36 tỷ USD để mua chip, cho thấy họ có thể phải trì hoãn việc ra mắt một trong những sản phẩm của chính mình", Campling nói.
CEO Koh Dong-jin của Samsung, cũng là người đứng đầu bộ phận kinh doanh di động của hãng, đã nhấn mạnh một vấn đề quan trọng khi nói rằng có một sự "mất cân bằng nghiêm trọng" trong thứ tự xem ai là người nhận được nguồn cung chip hạn chế.
Các nhà sản xuất ô tô, những người đã cắt giảm đơn đặt hàng chip do doanh số bán xe bán tải giảm vào năm ngoái, bỗng nhận thấy mình đang ở cuối hàng khi họ cố gắng sắp xếp lại công việc kinh doanh khi thị trường phục hồi. Toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu mua chip trị giá khoảng 37 tỷ USD, trong đó những công ty lớn nhất như Toyota và Volkswagen chỉ chi hơn 4 tỷ USD, khiến họ trở thành những khách hàng nhỏ tương đối đối với các nhà cung cấp chất bán dẫn.
"Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lĩnh vực ô tô vì là những vị khách đến bữa tiệc cuối cùng. Nếu Apple đang chi 56 tỷ USD mỗi năm và con số tiếp tục tăng trưởng thì bạn sẽ chọn ai để giữ nguồn cung cấp đầu tiên?", Campling nói.
Sự thiếu hụt chip có vẻ vẫn sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa. Có thể mất tới hai năm để các nhà máy sản xuất chất bán dẫn phức tạp đi vào hoạt động, trong khi các nhà sản xuất đang trong quá trình tăng giá đáng kể lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm.
"Không có dấu hiệu nào cho thấy nguồn cung bắt kịp hoặc nhu cầu sẽ giảm, trong khi giá đang tăng trên toàn chuỗi", Campling nói. "Điều này sẽ ảnh hưởng tới từng người tiêu dùng trên phố. Hãy chờ xem ô tô sẽ đắt hơn, điện thoại sẽ đắt hơn. iPhone năm nay chắc chắn không rẻ hơn năm ngoái ".
Theo Genk
Trên thực tế, tình trạng thiếu chip, "bộ não" trong mọi thiết bị điện tử trên thế giới, đang ngày càng trở nên tồi tệ kể từ năm ngoái. Ban đầu, vấn đề chỉ là sự trì hoãn tạm thời về nguồn cung do các nhà máy đóng cửa khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động sản xuất đã trở lại bình thường, nhưng sự gia tăng về nhu cầu mới do các thói quen bị thay đổi trong bối cảnh đại dịch đã thúc đẩy tình trạng này tới "điểm khủng hoảng".
Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất ô tô tập trung đầu tư vào xe điện công nghệ cao, hay sự bùng nổ doanh số bán TV và máy tính gia đình, cũng như việc ra mắt máy chơi game mới cùng hàng loạt điện thoại di động hỗ trợ 5G... cùng đều có tác dụng thúc đẩy nhu cầu không nhỏ.
Ngay cả Apple hùng mạnh, một công ty trị giá 2 tỷ USD và là người mua chất bán dẫn lớn nhất thế giới với chi tiêu 58 tỷ USD mỗi năm, cũng đã buộc phải trì hoãn việc ra mắt iPhone 12 vào năm ngoái do tình trạng khan hiếm.
"Chip là tất cả", Neil Campling, nhà phân tích công nghệ và truyền thông tại Mirabaud cho biết. "Có một cơn bão hoàn hảo về các yếu tố cung và cầu đang diễn ra ở đây. Nhưng về cơ bản, các nhu cầu mới không được theo kịp, mọi người đều khủng hoảng và tình hình ngày càng trầm trọng hơn".
Hãng sản xuất xe hơi Ford gần đây đã hủy bỏ ca làm việc tại hai nhà máy ô tô và cho biết lợi nhuận có thể sụt giảm lên tới 2,5 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chip, trong khi Nissan đang ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Mexico và Mỹ. Một ông lớn khác trong ngành là General Motors cũng cho biết họ có thể phải đối mặt với mức sụt giảm lợi nhuận 2 tỷ USD.
Tháng trước, Sony, cùng với các nhà sản xuất máy chơi game khác đã phải vật lộn với tình trạng thiếu hàng từ năm ngoái, cho biết họ có thể không đạt được mục tiêu doanh số cho dòng console PS5 mới trong năm nay vì vấn đề nguồn cung chất bán dẫn. Xbox của Microsoft cho biết họ dự báo các vấn đề về nguồn cung sẽ tiếp tục xảy ra, ít nhất là cho đến nửa cuối năm nay.
Tuy nhiên, ví dụ điển hình nhất về cuộc khủng hoảng chất bán dẫn lại đến từ Samsung, công ty mua chip lớn thứ hai thế giới cho các sản phẩm của mình chỉ sau Apple. Đầu tuần này, công ty cho biết họ có thể phải hoãn lại việc ra mắt smartphone cao cấp do tình trạng khan hiếm, mặc dù bản thân nó cũng là nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới.
"Thật không thể tin được khi Samsung bán được 56 tỷ USD chất bán dẫn cho những người khác nhưng lại chi tiêu tới 36 tỷ USD để mua chip, cho thấy họ có thể phải trì hoãn việc ra mắt một trong những sản phẩm của chính mình", Campling nói.
CEO Koh Dong-jin của Samsung, cũng là người đứng đầu bộ phận kinh doanh di động của hãng, đã nhấn mạnh một vấn đề quan trọng khi nói rằng có một sự "mất cân bằng nghiêm trọng" trong thứ tự xem ai là người nhận được nguồn cung chip hạn chế.
Các nhà sản xuất ô tô, những người đã cắt giảm đơn đặt hàng chip do doanh số bán xe bán tải giảm vào năm ngoái, bỗng nhận thấy mình đang ở cuối hàng khi họ cố gắng sắp xếp lại công việc kinh doanh khi thị trường phục hồi. Toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu mua chip trị giá khoảng 37 tỷ USD, trong đó những công ty lớn nhất như Toyota và Volkswagen chỉ chi hơn 4 tỷ USD, khiến họ trở thành những khách hàng nhỏ tương đối đối với các nhà cung cấp chất bán dẫn.
"Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lĩnh vực ô tô vì là những vị khách đến bữa tiệc cuối cùng. Nếu Apple đang chi 56 tỷ USD mỗi năm và con số tiếp tục tăng trưởng thì bạn sẽ chọn ai để giữ nguồn cung cấp đầu tiên?", Campling nói.
Sự thiếu hụt chip có vẻ vẫn sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa. Có thể mất tới hai năm để các nhà máy sản xuất chất bán dẫn phức tạp đi vào hoạt động, trong khi các nhà sản xuất đang trong quá trình tăng giá đáng kể lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm.
"Không có dấu hiệu nào cho thấy nguồn cung bắt kịp hoặc nhu cầu sẽ giảm, trong khi giá đang tăng trên toàn chuỗi", Campling nói. "Điều này sẽ ảnh hưởng tới từng người tiêu dùng trên phố. Hãy chờ xem ô tô sẽ đắt hơn, điện thoại sẽ đắt hơn. iPhone năm nay chắc chắn không rẻ hơn năm ngoái ".
Tham khảo TheGuardian
Theo Genk