Trung Quốc đã mang được mẫu đất Mặt trăng về Trái đất

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã xác nhận sau nhiều tuần du hành không gian, các viên nang từ tàu thăm dò Hằng Nga 5 đã trở về Trái đất vào sáng nay thứ Năm 17/12 theo giờ Bắc Kinh. Nó đã hạ cánh xuống một khu vực ở Nội Mông, sau khi lao qua bầu khí quyền của Trái đất, hoàn thành sứ mệnh mang về một thùng chứa đất đá từ Mặt trăng.

Cuộc hạ cánh đánh dấu sự kết thúc của sứ mệnh lên mặt trăng của Trung Quốc, được gọi là Hằng Nga 5. Tàu thăm dò được phóng lên vào ngày 23/11, đưa một đoàn gồm 4 tàu vũ trụ robot khác nhau lên quỹ đạo Mặt trăng. Vào ngày 1/12, hai trong số các tàu vũ trụ đó - một tàu đổ bộ và một phương tiện bay - đã chạm xuống bề mặt Mặt trăng để đào các mẫu đá trên bề mặt. Sau khi đã thu thập đủ vật liệu, phương tiện bay lên sau đó sẽ rời khỏi Mặt trăng, mang các mẫu vật đến phần còn lại của tàu vũ trụ vẫn còn trong quỹ đạo Mặt trăng. Sau đó là phần còn lại của hành trình trở lại Trái đất. Tất nhiên, không phải cả con tàu thăm dò mà chỉ có viên nang chứa mẫu vật trở về.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã ca ngợi thành công của sứ mệnh Hằng Nga 5, cho biết nó đang đóng góp vào các nghiên cứu của nhân loại về cách Mặt trăng được hình thành và cách Hệ Mặt trời phát triển.

-1608174871564317975708.jpg


Hình ảnh về hành trình trở về Trái đất của sứ mệnh Hằng Nga 5.

-16081748773732122216498.jpg


Viên nang chứa mẫu vật đã hạ cánh xuống Trái đất.


Cuộc đổ bộ khiến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có thể mang các mẫu vật từ Mặt trăng về Trái đất, sau Mỹ và Liên Xô cũ. Trên thực tế, lần cuối cùng bất kỳ quốc gia nào mang về các mẫu vật từ Mặt Trăng là vào năm 1976, với sứ mệnh robot Luna 24 của Liên Xô.

Sau khi hạ cánh, các quan chức Trung Quốc đã xác định được vị trí của viên nang và cho biết sẽ sớm mở nó trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc hy vọng có thể thu thập tới 4 kg đá không gian từ một phần chưa được khám phá của Mặt trăng được gọi là Oceanus Procellarum, hay "Đại dương của các cơn bão". Khu vực này của bề mặt Mặt Trăng mịn hơn nhiều so với các khu vực khác, khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng những tảng đá ở đó đã được làm nhẵn gần đây do hiện tượng núi lửa phun trào vào cuối thời kỳ hoạt động của Mặt Trăng. Nghiên cứu vật liệu này trong môi trường phòng thí nghiệm có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của Mặt trăng cũng như toàn bộ lịch sử phức tạp của hệ thống Trái đất-Mặt trăng.

Tham khảo The Verge

Theo Genk
 

Hướng dẫn sử dụng

XenForo 1 XenForo 2
Translate by PVS

Dịch vụ XenForo của VNXF

Mr. Tuấn

Mobile/Zalo: 0988 488 096

Telegram: bluekpro

Email: [email protected]

Nhà Tài Trợ

Mút Xốp Không Gian
pallet Thịnh Phát
Top Bottom