Với sự ra đời của Wikimedia Enterprise, dự án tình nguyện này sẽ thay đổi điều đó - và có lẽ là thay đổi chính bản thân họ nữa!
Từ lâu, Google và Wikipedia đã có một mối quan hệ đối tác ngầm: Wikipedia sản xuất thông tin để Google đưa ra khi người dùng gõ lệnh tìm kiếm, và Google tạo dựng uy tín cho Wikipedia khi gọi bách khoa toàn thư này là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Tất nhiên, cả hai vẫn có những hiềm khích, bao gồm việc Gôgle từng tìm cách thay thế Wikipedia bằng một phiên bản của riêng mình, dựa trên một lượng khổng lồ các bài viết do người dùng tạo nên, với tên gọi khá ngớ ngẩn là "Knol", viết tắt của "knowledge" (kiến thức). Knol chưa bao giờ trở nên phổ biến, mặc cho Google thuyết phục các tác giả bài viết bằng cách trả cho họ một phần trong số tiền quảng cáo thu được. Nhưng sau thất bại đó, Google lại càng "bám lấy" Wikipedia hơn bao giờ hết - không chỉ liên kết đến các bài viết trên trang này, mà còn cho hiển thị nhiều trích đoạn quan trọng trên các trang kết quả tìm kiếm nhằm nhanh chóng mang câu trả lời từ Wikipedia đến người dùng.
Google và Wikipedia đã cùng nhau phát triển trong 20 năm qua, đều trở thành những cái tên quen thuộc với mọi gia đình. Nhưng trong khi một bên bùng nổ thành công ty nghìn tỷ đô, bên con lại vẫn là một tổ chức phi lợi nhuận cỡ trung, phụ thuộc vào sự hào phóng của người dùng, các tổ chức gây quỹ, và những gã khổng lồ khác ở Thung lũng Silicon để duy trì sự sống. Và nay, Wikipedia đã quyết định đã đến lúc phải tái cân bằng mối quan hệ của mình với Google và các công ty công nghệ lớn khác như Amazon, Facebook, và Apple, những công ty sở hữu các nền tảng và trợ lý ảo đang ngày đêm "xài chùa" mồ hôi công sức từ Wikipedia.
Cụ thể, hôm qua, Wikimedia Foundation, tổ chức đứng sau dự án Wikipedia với hơn 300 ngôn ngữ cũng như các dự án wiki khác, đã công bố ra mắt một sản phẩm thương mại mơi, Wikimedia Enterprise. Dịch vụ mới này được thiết kế để bán và cung cấp một cách hiệu quả các nội dung của Wikipedia trực tiếp đến những ông lớn trực tuyến kia (và sau này sẽ là các công ty nhỏ hơn nữa)
Những cuộc trao đổi giữa công ty con mới được thành lập, Wikimedia LLC, và các công ty Big Tech, đã được thực hiện - theo tiết lộ từ những người tham gia dự án - nhưng trong vài tháng tới, chúng ta sẽ được biết phản ứng của hàng ngàn tình nguyện viên trên Wikipedia. Thoả thuận với các công ty có thể đạt được sớm nhất vào tháng 6 tới đây.
"Đây là lần đầu tiên tổ chức nhận ra rằng những người dùng thương mại chính là người dùng của dịch vụ của chúng tôi" - Lane Becker, giám đốc cấp cao tại tổ chức, người đứng đầu dự án Enterprise cùng một nhóm phát triển nhỏ, cho biết. "Chúng tôi biết họ ở đó, nhưng chưa bao giờ thực sự xem họ như một nhóm người dùng"
Suốt nhiều năm qua, Wikipedia đã luôn cung cấp miễn phí một bản snapshot của mọi thứ hiển thị trên website mỗi hai tuần một lần - một "khối dữ liệu" cho người dùng, cũng như một "vòi cứu hoả" trong trường hợp có vấn đề xảy ra với những thay đổi trên trang, đóng gói dưới một định dạng khác. Đó chính là cách mà các công ty lớn thường tận dụng để nhập nội dung Wikipedia vào nền tảng của họ mà không cần sự trợ giúp đặc biệt nào từ phía tổ chức.
Lựa chọn miễn phí nhưng phức tạp này vẫn sẽ được giữ nguyên cho mọi người dùng, bao gồm cả những người dùng thương mại. Điều đó có nghĩa là đối thủ chính của Wikimedia Enterprise - theo lời của Lisa Seitz-Gruwell, giám đốc doanh thu của tổ chức - là không ai khác ngoài bản thân Wikipedia.
Nhưng những vấn đề về mặt định dạng với phiên bản miễn phí kia cũng mang lại một cơ hội để Wikimedia Enterprise có thể tạo ra một sản phẩm đáng để bỏ tiền ra, một sản phẩm được điều chỉnh, tuỳ biến, đáp ứng những yêu cầu riêng của từng công ty. Ví dụ, Enterprise sẽ cung cấp những thay đổi theo thời gian thực và những khối dữ liệu toàn diện được đóng gói trong một định dạng tương thích. Ngoài ra, sẽ có một dịch vụ chăm sóc khách hàng vốn thường thấy trong các mô hình kinh doanh, nhưng chưa từng có tiền lệ đối với một dự án có xu hướng tình nguyện: một đường dây để các khách hàng có thể gọi đến, một lời đảm bảo sẽ cung cấp dữ liệu ở những mức tốc độ nhất định, một nhóm các chuyên gia được bố trí để giải quyết những lỗ hổng kỹ thuật...
Một thay đổi táo bạo khác đối với một dự án như Wikipedia, vốn từ lâu đã được xem là một phần của thế giới phần mềm miễn phí, Enterprise nay sẽ không lưu trữ phiên bản nội dung Wikipedia của mình trên các máy chủ của dự án, mà trên Amazon Web Services, bởi họ tin rằng AWS sẽ cho phép công ty đáp ứng được tốt hơn những nhu cầu của khách hàng. Tổ chức nêu rõ rằng, việc họ sử dụng hạ tầng AWS không phải là bởi vấn đề hợp đồng, kỹ thuật, hay tài chính.
Những bình luận nói trên đã cho thấy Wikipedia - một trong những tượng đài của chủ nghĩa lý tưởng Internet đời - đang đánh vật tìm cách làm sao để đáp ứng nhu cầu của những gã khổng lồ thương mại vốn có những tiêu chuẩn rất khác nhau, không chỉ về phần mềm miễn phí, mà còn về tính minh bạch và quan điểm kiếm tiền từ người dùng. Tuy nhiên, các lãnh đạo đứng đầu dự án Enterprise nói rằng Wikipedia sẽ thật ngu ngốc nếu như tách rời khỏi những công ty lớn kia, khi mà họ là những người mở ra những con đường lớn để mọi người có thể đến và đọc các bài viết trên Wikipedia.
Bằng cách cung cấp nhiều dữ liệu hữu ích hơn, Enterprise sẽ giúp đảm bảo rằng website các công ty luôn hiển thị phiên bản mới nhất, chính xác nhất, của các bài viết, đồng thời triệt phá những kẻ tìm cách phá hoại nội dung nhanh chóng hơn. Một mối quan hệ được ấn định thông qua những bản hợp đồng cũng sẽ được nhìn nhận nghiêm túc hơn, và qua đó buộc các bên phải "đóng góp ngược lại vào lợi ích chung" - Seitz-Gruwell nói. Họ sẽ bị buộc phải tham gia vào việc duy trì những nguồn tài nguyên mà công việc kinh doanh của họ cần đến. Tương tự, Wikipedia có thể sử dụng các bản hợp đồng để đảm bảo sự đóng góp của họ sẽ được ghi nhận theo những cách nhất định nào đó và lôi kéo thêm nhiều tình nguyện viên đến với website.
Tổ chức nói rằng họ không kỳ vọng Enterprise sẽ trở thành nguồn thu nhập chính cho nhu cầu gần 100 triệu USD của họ. Tiền quyên góp từ người dùng, kết hợp tiền từ các quỹ, vẫn sẽ gánh vác phần lớn "sức nặng" cho Wikimedia Foundation - theo lời Seitz-Gruwell, nhưng có thêm một nguồn doanh thu bổ sung bền vững từ các công ty cũng sẽ mang lại sự ổn định cho tổ chức, đặc biệt khi họ đang theo đuổi một mục tiêu khá tham vọng là sẽ tiếp cận, mang được "kiến thức miễn phí" đến nhiều nơi trên thế giới và nhiều cộng đồng hơn nữa vào năm 2030.
"Chúng tôi có một công việc quan trọng phía trước, không nghi ngờ gì nữa" - Seitz-Gruwell nói, nhấn mạnh rằng công việc này "đòi hỏi phải có sự tăng trưởng về doanh thu".
Một khi bạn thừa nhận rằng các nền tảng lớn mới là những kẻ kiểm soát dòng chảy thương mại và thông tin trực tuyến, bạn mới có thể tập trung vào việc chiếm lấy "miếng bánh" của mình. Từng là một cái tên cứng rắn đầy tự hào tại Thung lũng Silicon, Wikimedia Foundation cuối cùng đang làm chính điều mà họ né tránh. Nhưng tất nhiên, đối với một dự án như Wikipedia và các ngành công nghiệp khác có sản phẩm bị thao túng bởi các nền tảng, mặt trái của sự ổn định tạo nên bởi nguồn tiền từ Big Tech là nguy cơ mất tự chủ. Wikipedia nay sẽ cần phải tự định hướng bản thân với những yêu cầu của internet thương mại, kể cả khi họ sẽ cần những khoản tiền đáng kể để hỗ trợ cho một cộng đồng tốt hơn, mạnh hơn, đa dạng hơn.
Wikipedia là một nguồn tài nguyên khác thường, một nỗ lực được xây đắp trong hơn hai thập kỷ nhằm miêu tả thế giới, cả quá khứ trường kỳ và những thay đổi bất ngờ của nó. Trong quá trình phát triển, Wikipedia vẫn tiếp tục cam kết với ý niệm phi thương mại cốt lõi của mình. Mặt khác, các công ty Big Tech đã thể hiện mình là những tên tư bản tham lam, lấy đi càng nhiều càng tốt và rồi mới xin phép sau. Họ sẽ nhanh chóng sao chép một đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm quyền kiểm soát một dịch vụ mà họ xem là có giá trị. Quyết định của Wikipedia nhằm ràng buộc họ bằng một thoả thuận và bắt đầu một mối quan hệ rõ ràng, trái ngược với một mối quen hệ ngầm, tiềm ẩn rủi ro rằng những giá trị của thế giới thương mại - cũng như phần thưởng hậu hĩnh của nó - có thể che mờ mọi thứ.
Nếu Wikipedia từ chối dòng tiền ổn định này, nhất mực tuân theo nguyên tắc của mình, họ có lẽ sẽ bị xem là một kẻ viễn vông và cứng đầu, giống như những người chủ đất từ chối một khoản tiền lớn từ một nhà phát triển địa ốc đang dự định xây dựng một toà nhà chọc trời mới. Thường thì toà nhà đó không sớm thì muộn cũng được dựng nên, trong khi ngôi nhà bé tí kia mãi nằm trong cái bóng của nó, một tàn dư của quá khứ. Và người chủ đất vĩnh viễn bỏ lỡ một khoản tiền lớn để làm những chuyện to tát hơn.
Sau nhiều thập kỷ, Wikipedia đã chọn hợp tác với những thế lực phát triển thương mại. Họ hi vọng sẽ bắt đầu được những mối quan hệ có thể giúp họ trong công cuộc quy hoạch internet, với công viên, nhà giá rẻ, và quan trọng nhất là hạn chế tình trạng phát triển chụp giật. Hi vọng họ sẽ tìm được những đối tác xứng đáng với niềm tin đó.
Theo Genk
Từ lâu, Google và Wikipedia đã có một mối quan hệ đối tác ngầm: Wikipedia sản xuất thông tin để Google đưa ra khi người dùng gõ lệnh tìm kiếm, và Google tạo dựng uy tín cho Wikipedia khi gọi bách khoa toàn thư này là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Tất nhiên, cả hai vẫn có những hiềm khích, bao gồm việc Gôgle từng tìm cách thay thế Wikipedia bằng một phiên bản của riêng mình, dựa trên một lượng khổng lồ các bài viết do người dùng tạo nên, với tên gọi khá ngớ ngẩn là "Knol", viết tắt của "knowledge" (kiến thức). Knol chưa bao giờ trở nên phổ biến, mặc cho Google thuyết phục các tác giả bài viết bằng cách trả cho họ một phần trong số tiền quảng cáo thu được. Nhưng sau thất bại đó, Google lại càng "bám lấy" Wikipedia hơn bao giờ hết - không chỉ liên kết đến các bài viết trên trang này, mà còn cho hiển thị nhiều trích đoạn quan trọng trên các trang kết quả tìm kiếm nhằm nhanh chóng mang câu trả lời từ Wikipedia đến người dùng.
Google và Wikipedia đã cùng nhau phát triển trong 20 năm qua, đều trở thành những cái tên quen thuộc với mọi gia đình. Nhưng trong khi một bên bùng nổ thành công ty nghìn tỷ đô, bên con lại vẫn là một tổ chức phi lợi nhuận cỡ trung, phụ thuộc vào sự hào phóng của người dùng, các tổ chức gây quỹ, và những gã khổng lồ khác ở Thung lũng Silicon để duy trì sự sống. Và nay, Wikipedia đã quyết định đã đến lúc phải tái cân bằng mối quan hệ của mình với Google và các công ty công nghệ lớn khác như Amazon, Facebook, và Apple, những công ty sở hữu các nền tảng và trợ lý ảo đang ngày đêm "xài chùa" mồ hôi công sức từ Wikipedia.
Cụ thể, hôm qua, Wikimedia Foundation, tổ chức đứng sau dự án Wikipedia với hơn 300 ngôn ngữ cũng như các dự án wiki khác, đã công bố ra mắt một sản phẩm thương mại mơi, Wikimedia Enterprise. Dịch vụ mới này được thiết kế để bán và cung cấp một cách hiệu quả các nội dung của Wikipedia trực tiếp đến những ông lớn trực tuyến kia (và sau này sẽ là các công ty nhỏ hơn nữa)
Những cuộc trao đổi giữa công ty con mới được thành lập, Wikimedia LLC, và các công ty Big Tech, đã được thực hiện - theo tiết lộ từ những người tham gia dự án - nhưng trong vài tháng tới, chúng ta sẽ được biết phản ứng của hàng ngàn tình nguyện viên trên Wikipedia. Thoả thuận với các công ty có thể đạt được sớm nhất vào tháng 6 tới đây.
"Đây là lần đầu tiên tổ chức nhận ra rằng những người dùng thương mại chính là người dùng của dịch vụ của chúng tôi" - Lane Becker, giám đốc cấp cao tại tổ chức, người đứng đầu dự án Enterprise cùng một nhóm phát triển nhỏ, cho biết. "Chúng tôi biết họ ở đó, nhưng chưa bao giờ thực sự xem họ như một nhóm người dùng"
Suốt nhiều năm qua, Wikipedia đã luôn cung cấp miễn phí một bản snapshot của mọi thứ hiển thị trên website mỗi hai tuần một lần - một "khối dữ liệu" cho người dùng, cũng như một "vòi cứu hoả" trong trường hợp có vấn đề xảy ra với những thay đổi trên trang, đóng gói dưới một định dạng khác. Đó chính là cách mà các công ty lớn thường tận dụng để nhập nội dung Wikipedia vào nền tảng của họ mà không cần sự trợ giúp đặc biệt nào từ phía tổ chức.
Lựa chọn miễn phí nhưng phức tạp này vẫn sẽ được giữ nguyên cho mọi người dùng, bao gồm cả những người dùng thương mại. Điều đó có nghĩa là đối thủ chính của Wikimedia Enterprise - theo lời của Lisa Seitz-Gruwell, giám đốc doanh thu của tổ chức - là không ai khác ngoài bản thân Wikipedia.
Nhưng những vấn đề về mặt định dạng với phiên bản miễn phí kia cũng mang lại một cơ hội để Wikimedia Enterprise có thể tạo ra một sản phẩm đáng để bỏ tiền ra, một sản phẩm được điều chỉnh, tuỳ biến, đáp ứng những yêu cầu riêng của từng công ty. Ví dụ, Enterprise sẽ cung cấp những thay đổi theo thời gian thực và những khối dữ liệu toàn diện được đóng gói trong một định dạng tương thích. Ngoài ra, sẽ có một dịch vụ chăm sóc khách hàng vốn thường thấy trong các mô hình kinh doanh, nhưng chưa từng có tiền lệ đối với một dự án có xu hướng tình nguyện: một đường dây để các khách hàng có thể gọi đến, một lời đảm bảo sẽ cung cấp dữ liệu ở những mức tốc độ nhất định, một nhóm các chuyên gia được bố trí để giải quyết những lỗ hổng kỹ thuật...
Một thay đổi táo bạo khác đối với một dự án như Wikipedia, vốn từ lâu đã được xem là một phần của thế giới phần mềm miễn phí, Enterprise nay sẽ không lưu trữ phiên bản nội dung Wikipedia của mình trên các máy chủ của dự án, mà trên Amazon Web Services, bởi họ tin rằng AWS sẽ cho phép công ty đáp ứng được tốt hơn những nhu cầu của khách hàng. Tổ chức nêu rõ rằng, việc họ sử dụng hạ tầng AWS không phải là bởi vấn đề hợp đồng, kỹ thuật, hay tài chính.
Những bình luận nói trên đã cho thấy Wikipedia - một trong những tượng đài của chủ nghĩa lý tưởng Internet đời - đang đánh vật tìm cách làm sao để đáp ứng nhu cầu của những gã khổng lồ thương mại vốn có những tiêu chuẩn rất khác nhau, không chỉ về phần mềm miễn phí, mà còn về tính minh bạch và quan điểm kiếm tiền từ người dùng. Tuy nhiên, các lãnh đạo đứng đầu dự án Enterprise nói rằng Wikipedia sẽ thật ngu ngốc nếu như tách rời khỏi những công ty lớn kia, khi mà họ là những người mở ra những con đường lớn để mọi người có thể đến và đọc các bài viết trên Wikipedia.
Bằng cách cung cấp nhiều dữ liệu hữu ích hơn, Enterprise sẽ giúp đảm bảo rằng website các công ty luôn hiển thị phiên bản mới nhất, chính xác nhất, của các bài viết, đồng thời triệt phá những kẻ tìm cách phá hoại nội dung nhanh chóng hơn. Một mối quan hệ được ấn định thông qua những bản hợp đồng cũng sẽ được nhìn nhận nghiêm túc hơn, và qua đó buộc các bên phải "đóng góp ngược lại vào lợi ích chung" - Seitz-Gruwell nói. Họ sẽ bị buộc phải tham gia vào việc duy trì những nguồn tài nguyên mà công việc kinh doanh của họ cần đến. Tương tự, Wikipedia có thể sử dụng các bản hợp đồng để đảm bảo sự đóng góp của họ sẽ được ghi nhận theo những cách nhất định nào đó và lôi kéo thêm nhiều tình nguyện viên đến với website.
Tổ chức nói rằng họ không kỳ vọng Enterprise sẽ trở thành nguồn thu nhập chính cho nhu cầu gần 100 triệu USD của họ. Tiền quyên góp từ người dùng, kết hợp tiền từ các quỹ, vẫn sẽ gánh vác phần lớn "sức nặng" cho Wikimedia Foundation - theo lời Seitz-Gruwell, nhưng có thêm một nguồn doanh thu bổ sung bền vững từ các công ty cũng sẽ mang lại sự ổn định cho tổ chức, đặc biệt khi họ đang theo đuổi một mục tiêu khá tham vọng là sẽ tiếp cận, mang được "kiến thức miễn phí" đến nhiều nơi trên thế giới và nhiều cộng đồng hơn nữa vào năm 2030.
"Chúng tôi có một công việc quan trọng phía trước, không nghi ngờ gì nữa" - Seitz-Gruwell nói, nhấn mạnh rằng công việc này "đòi hỏi phải có sự tăng trưởng về doanh thu".
Một khi bạn thừa nhận rằng các nền tảng lớn mới là những kẻ kiểm soát dòng chảy thương mại và thông tin trực tuyến, bạn mới có thể tập trung vào việc chiếm lấy "miếng bánh" của mình. Từng là một cái tên cứng rắn đầy tự hào tại Thung lũng Silicon, Wikimedia Foundation cuối cùng đang làm chính điều mà họ né tránh. Nhưng tất nhiên, đối với một dự án như Wikipedia và các ngành công nghiệp khác có sản phẩm bị thao túng bởi các nền tảng, mặt trái của sự ổn định tạo nên bởi nguồn tiền từ Big Tech là nguy cơ mất tự chủ. Wikipedia nay sẽ cần phải tự định hướng bản thân với những yêu cầu của internet thương mại, kể cả khi họ sẽ cần những khoản tiền đáng kể để hỗ trợ cho một cộng đồng tốt hơn, mạnh hơn, đa dạng hơn.
Wikipedia là một nguồn tài nguyên khác thường, một nỗ lực được xây đắp trong hơn hai thập kỷ nhằm miêu tả thế giới, cả quá khứ trường kỳ và những thay đổi bất ngờ của nó. Trong quá trình phát triển, Wikipedia vẫn tiếp tục cam kết với ý niệm phi thương mại cốt lõi của mình. Mặt khác, các công ty Big Tech đã thể hiện mình là những tên tư bản tham lam, lấy đi càng nhiều càng tốt và rồi mới xin phép sau. Họ sẽ nhanh chóng sao chép một đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm quyền kiểm soát một dịch vụ mà họ xem là có giá trị. Quyết định của Wikipedia nhằm ràng buộc họ bằng một thoả thuận và bắt đầu một mối quan hệ rõ ràng, trái ngược với một mối quen hệ ngầm, tiềm ẩn rủi ro rằng những giá trị của thế giới thương mại - cũng như phần thưởng hậu hĩnh của nó - có thể che mờ mọi thứ.
Nếu Wikipedia từ chối dòng tiền ổn định này, nhất mực tuân theo nguyên tắc của mình, họ có lẽ sẽ bị xem là một kẻ viễn vông và cứng đầu, giống như những người chủ đất từ chối một khoản tiền lớn từ một nhà phát triển địa ốc đang dự định xây dựng một toà nhà chọc trời mới. Thường thì toà nhà đó không sớm thì muộn cũng được dựng nên, trong khi ngôi nhà bé tí kia mãi nằm trong cái bóng của nó, một tàn dư của quá khứ. Và người chủ đất vĩnh viễn bỏ lỡ một khoản tiền lớn để làm những chuyện to tát hơn.
Sau nhiều thập kỷ, Wikipedia đã chọn hợp tác với những thế lực phát triển thương mại. Họ hi vọng sẽ bắt đầu được những mối quan hệ có thể giúp họ trong công cuộc quy hoạch internet, với công viên, nhà giá rẻ, và quan trọng nhất là hạn chế tình trạng phát triển chụp giật. Hi vọng họ sẽ tìm được những đối tác xứng đáng với niềm tin đó.
Tham khảo: Wired
Theo Genk