- Tham gia
- 28/02/2015
- Bài viết
- 16,829
- Được Like
- 12,720
WP Statistics - Plugin hỗ trợ đếm lượt xem cho Wordpress
Nếu bạn cần một chức năng đếm lượt xem bài viết tốt mà vẫn có chức năng hiển thị lượt xem đầy đủ thì ở bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn plugin WP Statistics và cách làm hiển thị lượt xem ra bên ngoài bài viết.
Giới thiệu WP Statistics
Đây là một plugin hỗ trợ đếm lượt xem của bài viết (áp dụng cho tất cả các post type).
Các chức năng chính:
Ngay sau khi cài đặt, lượt xem sẽ được tính lại từ đầu nếu cài đặt plugin WP Statistics lần đầu tiên. Bạn sẽ thấy một khu vực rất rộng lớn bao gồm quản trị và tùy chỉnh thông số của plugin tại menu Statistics trong Dashboard.
Mặc định chỉ cần kích hoạt plugin lên là nó có thể tự đếm lượt xem rồi, có thể để nguyên hoặc muốn thì vào Statistics -> Settings để thiết lập.
Trong phần thiết lập có rất nhiều tùy chọn nên sẽ chỉ giải thích ý nghĩa của từng tab tùy chọn để hình dung thôi nhé.
Hoặc nếu muốn xem chi tiết hơn có thể click vào số lượt xem trên từng post hoặc hãy vào Statistics -> Overview để xem thống kê toàn diện về website hơn.
Hiển thị lượt xem ra ngoài website
Hiển thị thống kê toàn bộ website bằng widget
WP Statistics cung cấp một widget tên là Statistics nên có thể sử dụng trong Appearance -> Widget. Trong widget này nó có rất nhiều tùy chọn mà bạn muốn hiển thị thống kê gì thì cứ click vào.
Nếu có cài tiếng Việt cho WordPress thì widget sẽ hiển thị thế này:
Hiển thị lượt xem trong nội dung bài viết
Mặc định plugin WP Statistics sẽ không hỗ trợ thiết lập tự hiển thị số lượt xem của nó khi vào xem nội dung một bài viết do các vấn đề liên quan xảy ra khi sử dụng cache. Tuy nhiên nếu cần thiết, có thể làm được việc này bằng shortcode hoặc một hàm PHP mà plugin có hỗ trợ.
Nếu muốn lấy lượt xem của bài viết hiện tại thì có thể viết một shortcode này vào nội dung:
Mặc định nó sẽ lấy tổng số lượt xem. Nếu muốn lấy số lượt xem của bài theo ngày, tuần hoặc tháng thì có thể thêm tham số time vào, ví dụ:
Các tham số time bao gồm:
Còn nếu muốn sử dụng hàm PHP để lấy số lượt xem của một bài post hiện tại thì chèn vào file single.php như sau:
Trong đó, total là tham số thời gian giống như ở trên.
Danh sách các shortcode của WP Statistics
Ngoài việc hiển thị số lượt xem của post đã hướng dẫn ở trên thì plugin này còn có rất nhiều shortcode khác nhau để sử dụng một cách linh hoạt nhất.
Cách viết shortcode của WP Statistics phải là:
Trong đó,
Ví dụ:
Công dụng của các hàm PHP hầu như giống hoàn toàn shortcode, nhưng cái khác nhau là có hàm có tham số, có hàm không có tham số nào. Dưới đây là bảng danh sách các hàm của WP Statistics, nếu có tham số thì mình cũng có ghi vào.
Tất cả các hàm đều chỉ get dữ liệu nên nếu muốn hiển thị ra thì phải kèm theo từ khóa “echo” để nó hiển thị nhé.
Xóa bớt dữ liệu của WP Statistics trong database
Nếu sử dụng plugin này trong thời gian dài thì dĩ nhiên các dữ liệu về lượt truy cập của plugin này trong database là khá lớn. Do vậy thi thoảng có thể tự xóa các dữ liệu không cần thiết bằng cách vào Statistics -> Optimization -> Purging để xóa dữ liệu. Có thể xóa toàn bộ dữ liệu trong khoảng thời gian nhất định hoặc một loại dữ liệu nào đó không sử dụng đến.
Vấn đề với plugin cache và hiệu suất host
Plugin này sẽ lưu lượt truy cập dựa vào một truy vấn mới vào database. Vì vậy nếu sử dụng các plugin cache và áp dụng phương thức HTML Cache (ghi nội dung cache thành một file .html như các plugin cache phổ biến) thì chắc chắn nếu người truy cập vào website và xem nội dung cache sẽ không được tính là một lượt xem trang, bởi vì đó chỉ là một trang tĩnh chứ không hề chứa bất kỳ truy vấn nào.
Do vậy, sử dụng plugin này cũng đồng nghĩa nó sẽ hoạt động không tốt nếu website có dùng HTML Cache. Còn nếu dùng máy chủ riêng với các loại cache khác như Opcode Cache, Object Cache hay Database Cache thì vẫn sử dụng tốt được do nó còn gửi truy vấn được ở mỗi lượt truy cập.
Cũng do đặc tính nó thường xuyên phải ghi dữ liệu mới vào database nên chắc chắn nó sẽ tốn khá nhiều tài nguyên trên host. Nên hãy chắc chắn là host có PHP Memory Limit từ 64MB trở lên. Còn nếu có lượt truy cập lớn, nhiều trang thì PHP Memory Limit cũng từ 128MB trở lên thì sẽ thoải mái hơn.
Chúc các bạn thành công.
Nếu bạn cần một chức năng đếm lượt xem bài viết tốt mà vẫn có chức năng hiển thị lượt xem đầy đủ thì ở bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn plugin WP Statistics và cách làm hiển thị lượt xem ra bên ngoài bài viết.
Giới thiệu WP Statistics
Đây là một plugin hỗ trợ đếm lượt xem của bài viết (áp dụng cho tất cả các post type).
Các chức năng chính:
- Thống kê có bao nhiêu lượt truy cập trong ngày.
- Xem số lượng người dùng đang online trên website.
- Xem thông tin chi tiết người dùng đang truy cập website.
- Thống kê các lượt truy cập từ các máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Baidu, Bing,….
- Theo dõi từng trang riêng để biết trang nào đang được xem nhiều.
- Hỗ trợ tùy chọn không lưu địa chỉ IP.
- Theo dõi lượt truy cập qua từng quốc gia.
- Gửi thống kê đầy đủ qua email.
- Thống kê quốc gia truy cập dựa theo bản đồ.
- Tùy chọn không đếm lượt xem từ các người dùng theo nhóm chỉ định.
- Thiết lập quyền xem và quản lý dựa theo nhóm người dùng trong WordPress.
- Loại bỏ đếm lượt xem dựa theo subnet của địa chỉ IP.
- Loại bỏ đếm lượt xem qua các bot tìm kiếm.
- Thống kê theo dõi các lượt xem bị loại bỏ.
- Loại bỏ đếm lượt xem trong trang Dashboard của quản trị viên.
- Tự động xóa các dữ liệu cũ.
- Tự động cập nhật cơ sở dữ liệu của GeoIP.
- Trang tổng quan thống kê lượt xem chi tiết như quốc gia, địa chỉ IP, trang giới thiệu, số lượt xem, số người online,….
- Xuất thống kê ra tập tin Excel, XML, CSV hoặc TSV.
- Hỗ trợ shortcode và các hàm PHP để hiển thị thông tin lượt xem của post, page hoặc toàn website.
- Hỗ trợ widget hiển thị thống kê lượt xem của website.
- Có ngôn ngữ Việt hóa nếu bạn cài ngôn ngữ tiếng Việt cho WordPress.
- Có bảng theo dõi chi tiết trong Admin.
Ngay sau khi cài đặt, lượt xem sẽ được tính lại từ đầu nếu cài đặt plugin WP Statistics lần đầu tiên. Bạn sẽ thấy một khu vực rất rộng lớn bao gồm quản trị và tùy chỉnh thông số của plugin tại menu Statistics trong Dashboard.
- About: Giới thiệu plugin.
- Removal: Sử dụng nếu bạn muốn xóa bỏ plugin, nó sẽ giúp bạn xóa các dữ liệu liên quan của plugin trong database.
- Maintenance: Thiết lập chức năng tự xóa dữ liệu cũ.
- browscap: Thiết lập lại cơ sở dữ liệu về trình duyệt của browscap để phát hiện trình duyệt.
- GeoIP: Tùy chỉnh lại tính năng thống kê theo quốc gia bằng GeoIP.
- Access/Exclusions: Thiết lập lại quyền xem thống kê và các tùy chọn loại bỏ đếm lượt xem.
- Dashboard/Overview: Tùy chỉnh các thiết lập xem thống kê lượt truy cập tại trang quản trị.
- Notifications: Thiết lập tùy chọn gửi thống kê qua email.
- General: Các thiết lập tổng quan về plugin, bạn có thể bật/tắt các chức năng chính của plugin tại đây.
Hiển thị lượt xem ra ngoài website
Hiển thị thống kê toàn bộ website bằng widget
WP Statistics cung cấp một widget tên là Statistics nên có thể sử dụng trong Appearance -> Widget. Trong widget này nó có rất nhiều tùy chọn mà bạn muốn hiển thị thống kê gì thì cứ click vào.
Mặc định plugin WP Statistics sẽ không hỗ trợ thiết lập tự hiển thị số lượt xem của nó khi vào xem nội dung một bài viết do các vấn đề liên quan xảy ra khi sử dụng cache. Tuy nhiên nếu cần thiết, có thể làm được việc này bằng shortcode hoặc một hàm PHP mà plugin có hỗ trợ.
Nếu muốn lấy lượt xem của bài viết hiện tại thì có thể viết một shortcode này vào nội dung:
Mã:
[wpstatistics stat=pagevisits]
Mặc định nó sẽ lấy tổng số lượt xem. Nếu muốn lấy số lượt xem của bài theo ngày, tuần hoặc tháng thì có thể thêm tham số time vào, ví dụ:
Mã:
[wpstatistics stat=pagevisits time=week]
Các tham số time bao gồm:
- today
- yesterday
- week
- month
- year
- total
- -x (ví dụ nếu muốn lấy thống kê của 10 ngày trước thì nhập là -10)
Mã:
<?php do_shortcode('[wpstatistics stat=pagevisits]');?>
Còn nếu muốn sử dụng hàm PHP để lấy số lượt xem của một bài post hiện tại thì chèn vào file single.php như sau:
Mã:
<?php echo "Lượt xem ". wp_statistics_pages( 'total' , get_permalink($post->ID), $post->ID); ?>
Trong đó, total là tham số thời gian giống như ở trên.
Danh sách các shortcode của WP Statistics
Ngoài việc hiển thị số lượt xem của post đã hướng dẫn ở trên thì plugin này còn có rất nhiều shortcode khác nhau để sử dụng một cách linh hoạt nhất.
Cách viết shortcode của WP Statistics phải là:
Mã:
[wpstatistics stat=xxx time=xxx provider=xxx]
Trong đó,
- stat – Loại dữ liệu cần hiển thị (xem bên dưới)
- time – thời gian truy xuất dữ liệu (như ở trên)
- provider – Nếu muốn xem thống kê lượt truy cập của bot tìm kiếm thì dùng tham số này (bing/duckduckgo/google/yahoo/yandex).
- [wpstatistics stat=usersonline]
- [wpstatistics stat=visitors time=today]
- [wpstatistics stat=visits time=today]
- [wpstatistics stat=visitors time=yesterday]
- [wpstatistics stat=visits time=yesterday]
- [wpstatistics stat=visitors time=total]
- [wpstatistics stat=visits time=total]
Công dụng của các hàm PHP hầu như giống hoàn toàn shortcode, nhưng cái khác nhau là có hàm có tham số, có hàm không có tham số nào. Dưới đây là bảng danh sách các hàm của WP Statistics, nếu có tham số thì mình cũng có ghi vào.
Xóa bớt dữ liệu của WP Statistics trong database
Nếu sử dụng plugin này trong thời gian dài thì dĩ nhiên các dữ liệu về lượt truy cập của plugin này trong database là khá lớn. Do vậy thi thoảng có thể tự xóa các dữ liệu không cần thiết bằng cách vào Statistics -> Optimization -> Purging để xóa dữ liệu. Có thể xóa toàn bộ dữ liệu trong khoảng thời gian nhất định hoặc một loại dữ liệu nào đó không sử dụng đến.
Plugin này sẽ lưu lượt truy cập dựa vào một truy vấn mới vào database. Vì vậy nếu sử dụng các plugin cache và áp dụng phương thức HTML Cache (ghi nội dung cache thành một file .html như các plugin cache phổ biến) thì chắc chắn nếu người truy cập vào website và xem nội dung cache sẽ không được tính là một lượt xem trang, bởi vì đó chỉ là một trang tĩnh chứ không hề chứa bất kỳ truy vấn nào.
Do vậy, sử dụng plugin này cũng đồng nghĩa nó sẽ hoạt động không tốt nếu website có dùng HTML Cache. Còn nếu dùng máy chủ riêng với các loại cache khác như Opcode Cache, Object Cache hay Database Cache thì vẫn sử dụng tốt được do nó còn gửi truy vấn được ở mỗi lượt truy cập.
Cũng do đặc tính nó thường xuyên phải ghi dữ liệu mới vào database nên chắc chắn nó sẽ tốn khá nhiều tài nguyên trên host. Nên hãy chắc chắn là host có PHP Memory Limit từ 64MB trở lên. Còn nếu có lượt truy cập lớn, nhiều trang thì PHP Memory Limit cũng từ 128MB trở lên thì sẽ thoải mái hơn.
Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Thachpham
Đính kèm
Bài viết liên quan
Bài viết mới