Đài Loan, một trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu cho những gã khổng lồ như Apple, sẽ bắt đầu giảm nguồn cung cấp nước cho các nhà máy ở các thành phố miền Trung và miền Nam, nơi có các công viên khoa học lớn, từ hôm nay 25/2. Bởi mực nước tại một số hồ chứa ở khu vực miền Trung và miền Nam của hòn đảo này đã ở mức dưới 20%, sau những tháng có lượng mưa ít ỏi và một mùa hè không có bão đổ bộ vào năm ngoái.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất," Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua nói với các phóng viên hôm thứ Ba. "Chúng tôi hy vọng các công ty có thể giảm lượng nước sử dụng từ 7% đến 11%."
Với dự báo lượng mưa hạn chế trong những tháng tới, Tổng công ty Nước Đài Loan trong tuần này cho biết hòn đảo này đã bước vào "thời điểm khó khăn nhất".
Sản xuất chip tốn rất nhiều nước.
Và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, trong tuần này đã bắt đầu đặt hàng một lượng nhỏ nước bằng xe tải để cung cấp cho một số cơ sở của mình trên khắp hòn đảo.
"Chúng tôi đang chuẩn bị cho nhu cầu nước trong tương lai của mình, và mô tả động thái này như một bài kiểm tra áp lực", đại diện TSMC chia sẻ. Gã khổng lồ chip cho biết họ không thấy ảnh hưởng gì đến vấn đề sản xuất, sau khi đã mua 3.600 tấn nước.
Ngoài TSMC, các nhà sản xuất chất bán dẫn có trụ sở tại Đài Loan như UMC (United Microelectronics Corp) và VIS (Vanguard International Semiconductor Corporation) được cho là cũng đang mua một lượng lớn nước. VIS cho biết họ đã bắt đầu một cuộc diễn tập để vận chuyển nước đến các cơ sở của mình ở thành phố Tân Trúc, phía bắc hòn đảo.
Theo các chuyên gia công nghệ, tình trạng khan hiếm nước của Đài Loan sẽ không ảnh hưởng ngay đến giá các sản phẩm bán dẫn, nhưng nếu tình trạng khan hiếm nước tiếp diễn, giá cả chắc chắn sẽ tăng lên.
Các công ty công nghệ Đài Loan từ lâu đã phàn nàn về tình trạng thiếu nước triền miên, ngày càng trầm trọng hơn sau khi các nhà máy mở rộng sản xuất sau chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.
Fab 5 của TSMC tại Công viên Khoa học Tân Trúc, Đài Loan.
Sản xuất chip sử dụng rất nhiều nước, đặc biệt là khi sử dụng công nghệ Ứng dụng siêu cực tím (EUV). Các Fab (Nhà máy chế tạo chất bán dẫn) yêu cầu nước siêu tinh khiết để ngâm bản in và cũng yêu cầu một lượng lớn nước để làm mát chính thiết bị sản xuất chip.
Dữ liệu từ năm 2010 cho thấy rằng một hệ thống in thạch bản sử dụng công nghệ EUV 200W sẽ cần 1.600 lít nước mỗi phút, so với 75 lít/phút của một máy in công nghệ DUV thông thường. Và ngay cả khi cắt giảm một nửa lượng nước sử dụng cho EUV, nó vẫn lớn hơn 10 lần so với yêu cầu nước cho DUV. Với TSMC, các khách hàng đặt gia công quy trình 5nm đều đang sử dụng EUV, trong khi hầu hết các khách hàng gia 7nm và lớn hơn 7nm đều đang sử dụng DUV.
TSMC đã bắt đầu vận chuyển nước từ các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu và vẫn chưa có sự sụt giảm sản lượng. Không rõ liệu công ty có đang sử dụng nguồn nước dự trữ tại địa phương - dạng nguồn nước có thể bị cạn kiệt - hay liệu công ty đang lấy nước từ một nguồn ngoài đảo. Nước với số lượng lớn không quá dễ vận chuyển. Và nếu những gì họ phải vận chuyển đủ lớn, giá chip có thể bắt đầu tăng. Và điều đó rõ ràng có thể xảy ra, đặc biệt là với một hòn đảo có thời tiết bất thường như Đài Loan.
Theo Genk
"Chúng tôi đã lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất," Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua nói với các phóng viên hôm thứ Ba. "Chúng tôi hy vọng các công ty có thể giảm lượng nước sử dụng từ 7% đến 11%."
Với dự báo lượng mưa hạn chế trong những tháng tới, Tổng công ty Nước Đài Loan trong tuần này cho biết hòn đảo này đã bước vào "thời điểm khó khăn nhất".
Sản xuất chip tốn rất nhiều nước.
Và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, trong tuần này đã bắt đầu đặt hàng một lượng nhỏ nước bằng xe tải để cung cấp cho một số cơ sở của mình trên khắp hòn đảo.
"Chúng tôi đang chuẩn bị cho nhu cầu nước trong tương lai của mình, và mô tả động thái này như một bài kiểm tra áp lực", đại diện TSMC chia sẻ. Gã khổng lồ chip cho biết họ không thấy ảnh hưởng gì đến vấn đề sản xuất, sau khi đã mua 3.600 tấn nước.
Ngoài TSMC, các nhà sản xuất chất bán dẫn có trụ sở tại Đài Loan như UMC (United Microelectronics Corp) và VIS (Vanguard International Semiconductor Corporation) được cho là cũng đang mua một lượng lớn nước. VIS cho biết họ đã bắt đầu một cuộc diễn tập để vận chuyển nước đến các cơ sở của mình ở thành phố Tân Trúc, phía bắc hòn đảo.
Theo các chuyên gia công nghệ, tình trạng khan hiếm nước của Đài Loan sẽ không ảnh hưởng ngay đến giá các sản phẩm bán dẫn, nhưng nếu tình trạng khan hiếm nước tiếp diễn, giá cả chắc chắn sẽ tăng lên.
Các công ty công nghệ Đài Loan từ lâu đã phàn nàn về tình trạng thiếu nước triền miên, ngày càng trầm trọng hơn sau khi các nhà máy mở rộng sản xuất sau chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.
Fab 5 của TSMC tại Công viên Khoa học Tân Trúc, Đài Loan.
Sản xuất chip sử dụng rất nhiều nước, đặc biệt là khi sử dụng công nghệ Ứng dụng siêu cực tím (EUV). Các Fab (Nhà máy chế tạo chất bán dẫn) yêu cầu nước siêu tinh khiết để ngâm bản in và cũng yêu cầu một lượng lớn nước để làm mát chính thiết bị sản xuất chip.
Dữ liệu từ năm 2010 cho thấy rằng một hệ thống in thạch bản sử dụng công nghệ EUV 200W sẽ cần 1.600 lít nước mỗi phút, so với 75 lít/phút của một máy in công nghệ DUV thông thường. Và ngay cả khi cắt giảm một nửa lượng nước sử dụng cho EUV, nó vẫn lớn hơn 10 lần so với yêu cầu nước cho DUV. Với TSMC, các khách hàng đặt gia công quy trình 5nm đều đang sử dụng EUV, trong khi hầu hết các khách hàng gia 7nm và lớn hơn 7nm đều đang sử dụng DUV.
TSMC đã bắt đầu vận chuyển nước từ các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu và vẫn chưa có sự sụt giảm sản lượng. Không rõ liệu công ty có đang sử dụng nguồn nước dự trữ tại địa phương - dạng nguồn nước có thể bị cạn kiệt - hay liệu công ty đang lấy nước từ một nguồn ngoài đảo. Nước với số lượng lớn không quá dễ vận chuyển. Và nếu những gì họ phải vận chuyển đủ lớn, giá chip có thể bắt đầu tăng. Và điều đó rõ ràng có thể xảy ra, đặc biệt là với một hòn đảo có thời tiết bất thường như Đài Loan.
Tham khảo Reuters
Theo Genk