Năm vừa qua là một năm không mấy tốt đẹp đối với ngành công nghiệp ô tô, nhưng đó sẽ chưa phải là năm khó khăn nhất. Ngay bây giờ, một thành phần quan trọng khác của quá trình sản xuất xe hơi có thể đang gặp căng thẳng về nguồn cung, chuẩn bị khiến các công ty thêm một lần nữa đau đầu tìm giải pháp.
Theo Bloomberg đưa tin, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu đã và đang bị ảnh hưởng, và các nhà sản xuất ô tô phải sẵn sàng đối mặt với các khó khăn tiềm năng. Khi các công ty ở hầu hết mọi thị trường phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, có lẽ không ngành nào bị ảnh hưởng nặng nề hơn ô tô. Nhiều nhà máy đã phải ngừng hoạt động bởi một cuộc khủng hoảng chất bán dẫn khiến doanh thu bị mất hàng chục tỷ USD, trong khi các vật liệu từ đệm ghế ngồi đến kim loại và nhựa dẻo cũng ngày càng khó kiếm.
Một công nhân dỡ lốp ô tô tại một cơ sở ở Sumter, Nam Carolina.
Quan trọng hơn, vấn đề khan hiếm cao su hiện nay không có một nguyên nhân cơ bản nào cả. Có quá nhiều yếu tố góp phần tạo nên sự thiếu hụt, bao gồm vấn đề với các hãng tàu, các quốc gia dự trữ nguồn cung và dịch bệnh ảnh hưởng đến các nhà máy cung cấp cao su cho thế giới.
Cao su thiên nhiên được sản xuất từ nhựa cây trồng ở vùng khí hậu ấm, ẩm của các nước như Thái Lan và Việt Nam. Trong khi cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ được ưa chuộng cho một số ứng dụng, phiên bản tự nhiên có các đặc tính quan trọng đối với các sản phẩm như găng tay và băng dán bao bì - cả hai loại sản phẩm đều đã chứng kiến nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Và nó cũng là thành phần quan trọng trong lốp xe và các bộ phận chống rung dưới mui xe, khiến cao su gắn liền với ngành công nghiệp ô tô hơn bất kỳ bộ phận nào khác.
Trong số các nguyên nhân, còn có việc Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu, đã tận dụng mức giá thấp và sự phục hồi của nền kinh tế để mua và tích trữ đáng kể mặt hàng này trong thời gian qua.
Và vấn đề với cao su có thể đặc biệt khó khăn vì loại cây này cần bảy năm để trưởng thành, khiến nguồn cung khó có thể nhanh chóng phục hồi trở lại. Chưa kể, ngành cao su bị chi phối bởi các nông hộ nhỏ, khiến các nhà sản xuất khó có thể điều chỉnh nhanh chóng khi nhu cầu thay đổi, giá cả biến động hoặc các vấn đề về chuỗi cung ứng xuất hiện.
Những con chip nhỏ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho mọi thứ trong ô tô hiện đại, từ cảm biến đỗ xe đến túi khí và hệ thống giải trí.
Rất may, có vẻ như tình hình vẫn chưa ở mức độ nghiêm trọng như các vấn đề hiện tại với những con chip khi đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất xe. Theo báo cáo, các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ chưa cảm thấy bị siết chặt nguồn cung, nhưng họ đang theo phải dõi sát sao tình hình. Dữ liệu riêng của Bloomberg cho thấy giá cao su đã tiếp tục tăng trong năm ngoái, và đạt mức cao nhất trong 4 năm vào tháng 2 vừa qua.
Đây có thể lại là một bước lùi nữa đối với một ngành công nghiệp đang phải vật lộn với quá nhiều vấn đề. Ngoài việc ngừng hoạt động liên quan đến dịch COVID-19, các nhà sản xuất ô tô đã phải đối mặt với tình trạng thiếu chip toàn cầu.
Vào tháng 3, Ford thông báo rằng họ đang chế tạo xe bán tải F-150 mà không có các bộ phận thiết yếu cụ thể và sẽ phải giữ sản phẩm cho đến khi đủ các bộ phận cần thiết mới đưa chúng đến tay khách hàng. General Motors đã ngừng sản xuất các mẫu xe bán tải hạng trung Chevy Colorado và GMC Canyon vào cuối tháng 3, đồng thời buộc phải tạm thời bỏ qua công nghệ tiết kiệm nhiên liệu trên các xe tải động cơ V8 lớn hơn của mình. Trong khi đó, giá xe bán tải Toyota Tundra và Tacoma cũng đã tăng lên để đối phó lại với sự thiếu hụt linh kiện.
Và mọi thứ càng trở nên kỳ lạ, khi mà Intel đã phải chuyển đổi một số nguồn lực của mình để sản xuất chip ô tô, nhằm giải quyết vấn đề nguồn cung của ngành này.
Theo Genk
Theo Bloomberg đưa tin, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu đã và đang bị ảnh hưởng, và các nhà sản xuất ô tô phải sẵn sàng đối mặt với các khó khăn tiềm năng. Khi các công ty ở hầu hết mọi thị trường phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, có lẽ không ngành nào bị ảnh hưởng nặng nề hơn ô tô. Nhiều nhà máy đã phải ngừng hoạt động bởi một cuộc khủng hoảng chất bán dẫn khiến doanh thu bị mất hàng chục tỷ USD, trong khi các vật liệu từ đệm ghế ngồi đến kim loại và nhựa dẻo cũng ngày càng khó kiếm.
Một công nhân dỡ lốp ô tô tại một cơ sở ở Sumter, Nam Carolina.
Quan trọng hơn, vấn đề khan hiếm cao su hiện nay không có một nguyên nhân cơ bản nào cả. Có quá nhiều yếu tố góp phần tạo nên sự thiếu hụt, bao gồm vấn đề với các hãng tàu, các quốc gia dự trữ nguồn cung và dịch bệnh ảnh hưởng đến các nhà máy cung cấp cao su cho thế giới.
Cao su thiên nhiên được sản xuất từ nhựa cây trồng ở vùng khí hậu ấm, ẩm của các nước như Thái Lan và Việt Nam. Trong khi cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ được ưa chuộng cho một số ứng dụng, phiên bản tự nhiên có các đặc tính quan trọng đối với các sản phẩm như găng tay và băng dán bao bì - cả hai loại sản phẩm đều đã chứng kiến nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Và nó cũng là thành phần quan trọng trong lốp xe và các bộ phận chống rung dưới mui xe, khiến cao su gắn liền với ngành công nghiệp ô tô hơn bất kỳ bộ phận nào khác.
Trong số các nguyên nhân, còn có việc Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ cao su tự nhiên hàng đầu, đã tận dụng mức giá thấp và sự phục hồi của nền kinh tế để mua và tích trữ đáng kể mặt hàng này trong thời gian qua.
Và vấn đề với cao su có thể đặc biệt khó khăn vì loại cây này cần bảy năm để trưởng thành, khiến nguồn cung khó có thể nhanh chóng phục hồi trở lại. Chưa kể, ngành cao su bị chi phối bởi các nông hộ nhỏ, khiến các nhà sản xuất khó có thể điều chỉnh nhanh chóng khi nhu cầu thay đổi, giá cả biến động hoặc các vấn đề về chuỗi cung ứng xuất hiện.
Những con chip nhỏ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho mọi thứ trong ô tô hiện đại, từ cảm biến đỗ xe đến túi khí và hệ thống giải trí.
Rất may, có vẻ như tình hình vẫn chưa ở mức độ nghiêm trọng như các vấn đề hiện tại với những con chip khi đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất xe. Theo báo cáo, các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ chưa cảm thấy bị siết chặt nguồn cung, nhưng họ đang theo phải dõi sát sao tình hình. Dữ liệu riêng của Bloomberg cho thấy giá cao su đã tiếp tục tăng trong năm ngoái, và đạt mức cao nhất trong 4 năm vào tháng 2 vừa qua.
Đây có thể lại là một bước lùi nữa đối với một ngành công nghiệp đang phải vật lộn với quá nhiều vấn đề. Ngoài việc ngừng hoạt động liên quan đến dịch COVID-19, các nhà sản xuất ô tô đã phải đối mặt với tình trạng thiếu chip toàn cầu.
Vào tháng 3, Ford thông báo rằng họ đang chế tạo xe bán tải F-150 mà không có các bộ phận thiết yếu cụ thể và sẽ phải giữ sản phẩm cho đến khi đủ các bộ phận cần thiết mới đưa chúng đến tay khách hàng. General Motors đã ngừng sản xuất các mẫu xe bán tải hạng trung Chevy Colorado và GMC Canyon vào cuối tháng 3, đồng thời buộc phải tạm thời bỏ qua công nghệ tiết kiệm nhiên liệu trên các xe tải động cơ V8 lớn hơn của mình. Trong khi đó, giá xe bán tải Toyota Tundra và Tacoma cũng đã tăng lên để đối phó lại với sự thiếu hụt linh kiện.
Và mọi thứ càng trở nên kỳ lạ, khi mà Intel đã phải chuyển đổi một số nguồn lực của mình để sản xuất chip ô tô, nhằm giải quyết vấn đề nguồn cung của ngành này.
Tham khảo Cnet
Theo Genk