Theo thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap, người thừa kế tập đoàn Samsung, Lee Jae-yong đã gửi một tin nhắn trên mạng nội bộ của công ty với nội dung xin lỗi vì đã việc bản thân lại vào tù một lần nữa và kêu gọi mọi người "duy trì công việc" khi anh vắng mặt.
"Tôi thực sự cảm thấy có lỗi vì đã mang đến cho các bạn tất cả gánh nặng lớn này", ông Lee viết. "Tôi sẽ làm việc theo cách tự kỷ luật và tự suy xét một cách khiêm tốn."
Lee Jae-yong đã bị tòa án cấp cao Seoul kết án 2 năm tù giam vào ngày 18/1 vừa qua, trong phiên xét xử lại vụ án hối lộ liên quan đến cựu Tổng thống Park Geun-hye. Bản án khiến Phó chủ tịch của Samsung lại bị bắt sau ba năm kể từ khi ông được phép tự do.
Tuy nhiên, đây không phải là lời xin lỗi đầu tiên của ông Lee sau phán quyết hôm 18/1. Trước đó vào ngày 21/1, ông đã đưa ra thông điệp: "Samsung nên tiến về phía trước bất kể tình huống nào xảy đến với tôi. Chúng ta cần phải giữ lời hứa với mọi người". Ông cũng kêu gọi nhân viên Samsung đoàn kết và nỗ lực xây dựng một "Samsung mới".
Với thời gian ngồi tù lần này, ông Lee sẽ được trả tự do vào tháng 7/2022, trừ khi được ân xá hoặc giảm án. Cả ông Lee và cơ quan công tố hôm 25/1 cho biết họ sẽ không kháng cáo phán quyết của tòa án đưa ra tuần trước. Trong khi đó, ủy ban tuân thủ nội bộ của Samsung đã tổ chức một cuộc họp báo với đại diện từ bảy chi nhánh chính của tập đoàn để thảo luận về các biện pháp tuân thủ.
Bức ảnh này được chụp vào ngày 25/1/2021, cho thấy lá cờ của tập đoàn Samsung vẫn tung bay tại tòa nhà văn phòng ở Seoul. Ảnh: Yonhap
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên "thái tử" Samsung phải vào tù. Vào năm 2017, ông Lee đã bị kết án 5 năm tù vì tội hối lộ cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, mục đích nhằm có được sự hậu thuẫn của chính phủ bà Park trong việc sáp nhập 2 công ty con. Nhưng thụ án được 1 năm thì Lee đã được ân xá vào tháng 2/2018.
Sau những vụ bê bối này, Samsung đã thành lập một ủy ban tuân thủ nội bộ để đảm bảo sẽ không còn tình trạng tham nhũng, vi phạm pháp luật hay các quy định. Tuy nhiên, trong phiên xét xử lại vừa qua, tòa án lưu ý rằng việc thành lập ủy ban "không đủ hiệu quả để đảm bảo sự khoan hồng" trong việc tuyên án ông Lee.
Theo Genk
"Tôi thực sự cảm thấy có lỗi vì đã mang đến cho các bạn tất cả gánh nặng lớn này", ông Lee viết. "Tôi sẽ làm việc theo cách tự kỷ luật và tự suy xét một cách khiêm tốn."
Lee Jae-yong đã bị tòa án cấp cao Seoul kết án 2 năm tù giam vào ngày 18/1 vừa qua, trong phiên xét xử lại vụ án hối lộ liên quan đến cựu Tổng thống Park Geun-hye. Bản án khiến Phó chủ tịch của Samsung lại bị bắt sau ba năm kể từ khi ông được phép tự do.
Tuy nhiên, đây không phải là lời xin lỗi đầu tiên của ông Lee sau phán quyết hôm 18/1. Trước đó vào ngày 21/1, ông đã đưa ra thông điệp: "Samsung nên tiến về phía trước bất kể tình huống nào xảy đến với tôi. Chúng ta cần phải giữ lời hứa với mọi người". Ông cũng kêu gọi nhân viên Samsung đoàn kết và nỗ lực xây dựng một "Samsung mới".
Với thời gian ngồi tù lần này, ông Lee sẽ được trả tự do vào tháng 7/2022, trừ khi được ân xá hoặc giảm án. Cả ông Lee và cơ quan công tố hôm 25/1 cho biết họ sẽ không kháng cáo phán quyết của tòa án đưa ra tuần trước. Trong khi đó, ủy ban tuân thủ nội bộ của Samsung đã tổ chức một cuộc họp báo với đại diện từ bảy chi nhánh chính của tập đoàn để thảo luận về các biện pháp tuân thủ.
Bức ảnh này được chụp vào ngày 25/1/2021, cho thấy lá cờ của tập đoàn Samsung vẫn tung bay tại tòa nhà văn phòng ở Seoul. Ảnh: Yonhap
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên "thái tử" Samsung phải vào tù. Vào năm 2017, ông Lee đã bị kết án 5 năm tù vì tội hối lộ cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, mục đích nhằm có được sự hậu thuẫn của chính phủ bà Park trong việc sáp nhập 2 công ty con. Nhưng thụ án được 1 năm thì Lee đã được ân xá vào tháng 2/2018.
Sau những vụ bê bối này, Samsung đã thành lập một ủy ban tuân thủ nội bộ để đảm bảo sẽ không còn tình trạng tham nhũng, vi phạm pháp luật hay các quy định. Tuy nhiên, trong phiên xét xử lại vừa qua, tòa án lưu ý rằng việc thành lập ủy ban "không đủ hiệu quả để đảm bảo sự khoan hồng" trong việc tuyên án ông Lee.
Tham khảo Yonhap
Theo Genk