Tâm sự của thợ lái máy xúc trên kênh đào Suez: 'Cả thế giới như đang cười nhạo công việc của tôi'

Người đàn ông lái máy xúc bên bờ kênh đào Suez, nơi đã trở thành tâm điểm trên Internet vì những nỗ lực để di chuyển con tàu chở hàng Ever Given bị mắc kẹt, không thích thú lắm với các bức ảnh chế trên mạng (meme) về mình.

Mọi chuyện bắt đầu ngay sau khi con tàu container khổng lồ mắc cạn ở con kênh vào ngày 23/3, những hình ảnh từ hiện trường đã làm lay động lòng người trên toàn thế giới. Một tuyến đường quan trọng trong thương mại thế giới đã bị phong tỏa, với chi phí thiệt hại ước tính hàng triệu USD mỗi giờ.

Và một trong những hình ảnh nổi bật nhất từ chiến dịch cứu hộ là Abdullah Abdel-Gawad, 28 tuổi cùng chiếc máy xúc của mình, đã tạo ra một sự so sánh khập khiễng khi cỗ máy tí hon phải vật lộn để chống lại con tàu có kích thước như một tòa nhà chọc trời.

Nhưng, chính Abdel-Gawad, lại là một trong những người cuối cùng biết về con bão ảnh chế trên mạng Internet.

-1617869398480918811436.jpg


Abdullah Abdel-Gawad đứng bên chiếc máy xúc của mình vào ngày 29/3.


Chia sẻ về những trải nghiệm của mình trong suốt 6 ngày gần như làm việc không nghỉ để giúp giải phóng con tàu, Abdel-Gawad nói rằng từ bên trong chiếc máy xúc, anh không hề nhận thấy việc một nhiếp ảnh gia đang chụp mình. Sau đó, bức ảnh nổi tiếng được Cơ quan quản lý kênh đào Suez phát tán vào ngày 25/3.

"Tôi thực sự không chú ý đến bất kỳ điều gì trong số này", anh nói. Nhưng dần dần, anh bắt đầu thấy các bức ảnh chế về bản thân trên mạng xã hội.

Ở chính Ai Cập và nhiều quốc gia khác, mọi người bắt đầu châm biếm và so sánh về sự khác biệt giữa con tàu khổng lồ và chiếc máy xúc nhỏ bé của Abdel-Gawad như cách chính quyền nơi đây đang sử dụng những công cụ không đủ tương xứng với vấn đề mà họ cần phải giải quyết.

Một trong những ảnh chế mà Abdel-Gawad đề cập đến, đã gắn nhãn con tàu Ever Given là "đống mỡ bụng của tôi" và chiếc máy xúc là "một tách trà xanh". Nghe có vẻ thú vị, nhưng đối với Abdel-Gawad, thật khó để cười.

Đối với người đàn ông này, dường như cả thế giới đang cười nhạo công việc của anh.

"Chà, vấn đề là, họ đang giễu cợt nó", anh nói, trong khi tiếp tục diễn giải một ảnh chế khác mà mình đã thấy. "Họ nói: 'Cơ quan quản lý kênh đào Suez đã hành động nhưng lại gửi tới một thiết bị có kích thước bằng hạt gạo'."

photo-1-1617872191829777686958.jpg


Một trong các bức ảnh chế về Ever Given và chiếc máy xúc.


"Tôi có một chút khó chịu", anh nói thêm. "Nhưng tôi thực sự rất có động lực vì tôi muốn cả thế giới nói rằng: 'Anh ấy đã làm được.'"

Anh nói rằng bản thân nhận thức được cái nhìn của thế giới về công việc của mình, đến nỗi anh không muốn ai biết mình là người bên trong máy xúc cho đến khi con tàu được giải phóng hoàn toàn.

Và Abdel-Gawad không phải là công nhân duy nhất cảm thấy áp lực như vậy. Những người điều hành tàu lai dắt của thủy quân lục chiến cũng đã lưu ý đến các bức ảnh chế khi họ thực hiện các nỗ lực để kéo con tàu, theo The Washington Post đưa tin.

Eslam Negm, một thành viên trên tàu kéo Baraka 1, chia sẻ: "Không ai có thể thấy chúng tôi phải chịu áp lực lớn như thế nào."

Và đối với Abdel-Gawad, ngay cả những chiếc tàu kéo cũng không mang lại sự so sánh và ảnh hưởng giống như chiếc máy xúc của mình.

"Không ai thực sự tập trung vào những thứ đó," anh nói về các meme. "Đó chỉ là chiếc máy xúc bởi vì sự khác biệt về kích thước quá lớn, một chiếc máy xúc nhỏ bé như vậy ở phía trước của một con tàu khổng lồ như vậy."

-161786944645332410804.jpg


Máy xúc tí hon của Abdel-Gawad bên cạnh con tàu Ever Given khổng lồ.


Và một yếu tố khác làm kiệt quệ mọi sự hài hước trong tình huống đối với người thợ lái máy xúc này, chính là nỗi đáng sợ khi ở bên dưới một thiết bị kim khí khổng lồ.

Theo ước tính của Abdel-Gawad, con tàu Ever Given nằm cao hơn khoảng 6 mét so với nơi nó sẽ nổi một cách tự nhiên, và công việc của anh là cạy đá và bùn bao quanh nó. Anh nói rằng mình đã thực sự sợ hãi, bởi lo lắng nếu chiếc máy xúc làm mất tính ổn định, con tàu có thể đổ sập lên người mình.

"Nếu bạn nhìn thấy kích thước của con tàu, và nhìn thấy kích thước đó từ bên trong cái máy xúc, thì đó là điều hoàn toàn đáng sợ", anh nói. Abdel-Gawad cũng cho biết thêm rằng hai công nhân điều khiển máy xúc khác đã đến hiện trường vài ngày trước, nhưng vì quá sợ hãi nên đã không thể làm việc trực tiếp bên dưới con tàu.

photo-1-16178720416691440576237.jpg


Model của chiếc máy xúc là Komatsu 400-5, một sản phẩm từ những năm 1990. Tính từ thời điểm hiện tại, nó đã có ít nhất 20 năm hoạt động.


Thay vào đó, họ quay sang chịu trách nhiệm vận chuyển vật liệu mà anh đào móc ra và chất đống ở một bên. Bằng cách nào đó, tất cả đều mặc định nó đã trở thành công việc của riêng Abdel-Gawad.

"Họ thấy tôi đang làm việc ở đó, và họ nói: 'Được rồi, anh chàng này đang ở cạnh dòng nước. Bây giờ không cần ai can thiệp vào'", anh chia sẻ.

Phản ứng duy nhất của Abdel-Gawad là chấp nhận mọi thứ và bắt đầu công việc. Và trong suốt 6 ngày sau đó, anh chỉ được ngủ khoảng 3 tiếng mỗi đêm.

"Tôi nghĩ, mình chỉ có thể đáp lại bằng hành động. Và đó là cách mà tôi đã làm việc trong suốt cuộc đời mình", anh nói. "Tôi không đáp lại bằng lời nói. Tôi đáp lại bằng hành động."

Tham khảo BI

Theo Genk
 

Top Bottom