Tại Trung Quốc gần đây có một chương trình truyền hình thực tế dành cho lập trình viên lần đầu tiên lên sóng, mang tên "Lập trình viên thiên tài". Và trong số các thí sinh tham gia chương trình, hầu hết đều đến từ các trường đại học danh tiếng, một số là các nhân sự nổi bật trong ngành. Họ được chia thành 4 đội để giải quyết một số vấn đề liên quan tới tấn công và phòng thủ mạng, hay nhận dạng AI trong thời gian giới hạn 48 giờ.
Và một nhân vật đang nổi lên như một hiện tượng có tên Hà Lập Nhân. Anh đóng vai trò then chốt trong đội nhờ kỹ năng tấn công cũng như phòng thủ xuất sắc. Trong khi đối thủ chỉ mới giành được 2.000 điểm, anh đã dẫn dắt các đồng đội vượt lên với điểm số 16.000 điểm khi thời gian mới trôi qua 1/3, giành chiến thắng với giải thưởng 150.000 USD.
Tuy nhiên, điều khiến cho nhân vật này nổi lên thành một hiện tượng, lại chính là sơ yếu lý lịch bản thân. Bởi Hà Lập Nhân từng bỏ ngang khi đang học ở một trường trung học dạy nghề, sau đó lại tự học viết mã trong một quán Cafe Internet để từ đó thành danh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hà Lập Nhân.
Mười năm trước, mọi chuyện bắt đầu từ một quán Cafe Internet nhỏ ở gần cổng một trường trung học dạy nghề tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Trước đó, Hà Lập Nhân đã trượt bài kiểm tra thi đầu vào một trường cấp 3, bởi một tình huống hơi "oái oăm". Trong phòng thi năm đó, anh cảm thấy buồn chán và lăn ra ngủ. Khi tỉnh dậy, anh chỉ thấy nước bọt của mình đã thấm ướt tờ giấy thi, điều trực tiếp dẫn đến việc thi trượt. Để thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình, anh chọn học tại một trường trung học dạy nghề ở Hợp Phì.
Nhưng chàng thanh niên năm đó không quan tâm đến các khóa học ở trường và quán cà phê Internet ở gần cổng trường đã trở thành "nhà" của anh. Lúc đầu, Hà Lập Nhân nghiện game. Nhưng sau khi chơi một vài trò, anh không thể tìm thấy một đối thủ nào xứng tầm. Vì vậy, chàng thanh niên này bắt đầu nghĩ đến việc chơi một thứ gì đó vui hơn game.
Hà Lập Nhân cho biết khi còn nhỏ đã được chơi với máy tính trong các quán game. Khi đó, anh đã biết bẻ khóa mật khẩu của máy tính bằng cách quan sát cử chỉ nhập mật khẩu của nhân viên. Đây là một kỹ thuật hack rất thô sơ, nhưng nó cũng đã khai sáng cho chàng thanh niên này. Sau đó, khi một con virus xuất hiện trên máy tính ở nhà, anh thậm chí không muốn diệt nó bằng phần mềm mà dành thời gian tìm tòi để truy tìm nguồn gốc của virus.
Hà Lập Nhân cùng các đồng đội trong chương trình "Lập trình viên thiên tài"
Trong quá trình tìm hiểu sau đó, Hà Lập Nhân dần tiếp cận được với tên tuổi của các hacker nổi tiếng, thậm chí thích thú với những truyền thuyết trên mạng về cuộc chiến của các tay hacker. Đó cũng là lý do sau khi chán chơi game, Hà Lập Nhân bắt đầu học các kỹ thuật tấn công và phòng thủ mạng trong quán Cafe Internet. Anh sau đó đã tham gia nhiều diễn đàn hacker khác nhau, đọc một số cuốn sách về kỹ thuật hack và dần hòa nhập vào thế giới của các chuyên gia công nghệ.
"Vào thời điểm đó, hầu như ngày nào tôi cũng qua đêm ở các quán game, chỉ tốn 5 nhân dân tệ (khoảng 0,7 USD)", Hà Lập Nhân cho biết. Vào thời điểm đó, chi phí sinh hoạt của anh là 300 nhân dân tệ một tháng. Để tiết kiệm, anh thường phải ăn bánh bao hấp cho đỡ đói và uống nước máy nếu khát.
"Vào thời điểm đó, tôi bị coi là một kẻ kỳ quặc, và những chiếc chăn mà tôi đắp khi ngủ qua đêm ở đó đều bị bọn họ ném đi", anh nhớ lại.
Hà Lập Nhân giờ đã thành ông chủ của một công ty bảo mật và là thần tượng của nhiều người trẻ ở Trung Quốc.
Văn phòng đồ sộ của công ty Sugar Free Information ngày nay.
Sau vô số đêm ngồi trong quán Internet, cái tên Hà Lập Nhân dần được công nhận trong giới hacker. Cũng vào thời điểm đó, hiệu trưởng trường trung học dạy nghề nơi Hà Lập Nhân đang theo học đã phát hiện anh thường bỏ học và anh buộc phải thôi học. May mắn thay, anh sau đó nhận được giấy hẹn từ một công ty ở Thượng Hải để bắt đầu công việc làm nhân viên bảo mật thông tin.
Năm 2017, một công ty công nghệ mang tên "Sugar Free Information" được thành lập tại Khu công nghệ cao Thành Đô, với 9 nhân sự và Hà Lập Nhân là một trong số đó. Đồng Vĩnh Ngao, tiến sĩ sinh học tại Đại học Tứ Xuyên, cũng là một trong số họ. Giống như Hà Lập Nhân, anh cũng tự học kỹ năng lập trình trong các quán Cafe Internet.
Nhóm người này quyết định trở thành các hacker "mũ trắng". Khác với hacker "mũ đen" là những người sử dụng các kỹ thuật hack để phát triển virus và tấn công các lỗ hổng an ninh mạng, hacker "mũ trắng" có nhiệm vụ duy trì trật tự an ninh của hệ thống mạng Internet.
Đồng Vĩnh Ngao (trái) và Hà Lập Nhân (phải), cả hai đều học lập trình trong quán Internet.
Việc kinh doanh của công ty này chủ yếu liên quan đến sự hợp tác giữa công an và các xí nghiệp. Trang web chính thức của mình, công ty cho biết đã hợp tác với đủ ban ngành công an các cấp, với con số lên tới hàng trăm đơn vị. Khi lực lượng cảnh sát chiến đấu với bọn tội phạm ở "tiền tuyến", Hà Lập Nhân và đồng nghiệp của mình sẽ âm thầm hỗ trợ kỹ thuật ở hậu trường và sử dụng công nghệ để đối phó với chúng. Đặc biệt là các loại tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông, đánh bạc trực tuyến...
Trong vòng 4 năm, đội ngũ của công ty đã phát triển từ 9 lên hơn 150 người, chuyển vào một văn phòng khang trang và sáng sủa hơn. Tuy nhiên, khi chia sẻ về quá khứ của mình, Hà Lập Nhân cho biết anh tự cảm thấy mình "không phải là một tấm gương tốt".
Trả lời cho câu hỏi: "Tại sao phải học lập trình ở quán cà phê Internet?", anh trả lời: "Họ có thể chơi game trong quán Cafe Internet? Tại sao tôi không thể học viết code ở đây? Tôi nghĩ đó là điều bình thường".
"Nhưng tôi nghĩ, mình không phải là một tấm gương tốt cho các bạn trẻ noi theo!", anh nói thêm.
Theo Genk
Và một nhân vật đang nổi lên như một hiện tượng có tên Hà Lập Nhân. Anh đóng vai trò then chốt trong đội nhờ kỹ năng tấn công cũng như phòng thủ xuất sắc. Trong khi đối thủ chỉ mới giành được 2.000 điểm, anh đã dẫn dắt các đồng đội vượt lên với điểm số 16.000 điểm khi thời gian mới trôi qua 1/3, giành chiến thắng với giải thưởng 150.000 USD.
Tuy nhiên, điều khiến cho nhân vật này nổi lên thành một hiện tượng, lại chính là sơ yếu lý lịch bản thân. Bởi Hà Lập Nhân từng bỏ ngang khi đang học ở một trường trung học dạy nghề, sau đó lại tự học viết mã trong một quán Cafe Internet để từ đó thành danh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hà Lập Nhân.
Mười năm trước, mọi chuyện bắt đầu từ một quán Cafe Internet nhỏ ở gần cổng một trường trung học dạy nghề tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Trước đó, Hà Lập Nhân đã trượt bài kiểm tra thi đầu vào một trường cấp 3, bởi một tình huống hơi "oái oăm". Trong phòng thi năm đó, anh cảm thấy buồn chán và lăn ra ngủ. Khi tỉnh dậy, anh chỉ thấy nước bọt của mình đã thấm ướt tờ giấy thi, điều trực tiếp dẫn đến việc thi trượt. Để thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình, anh chọn học tại một trường trung học dạy nghề ở Hợp Phì.
Nhưng chàng thanh niên năm đó không quan tâm đến các khóa học ở trường và quán cà phê Internet ở gần cổng trường đã trở thành "nhà" của anh. Lúc đầu, Hà Lập Nhân nghiện game. Nhưng sau khi chơi một vài trò, anh không thể tìm thấy một đối thủ nào xứng tầm. Vì vậy, chàng thanh niên này bắt đầu nghĩ đến việc chơi một thứ gì đó vui hơn game.
Hà Lập Nhân cho biết khi còn nhỏ đã được chơi với máy tính trong các quán game. Khi đó, anh đã biết bẻ khóa mật khẩu của máy tính bằng cách quan sát cử chỉ nhập mật khẩu của nhân viên. Đây là một kỹ thuật hack rất thô sơ, nhưng nó cũng đã khai sáng cho chàng thanh niên này. Sau đó, khi một con virus xuất hiện trên máy tính ở nhà, anh thậm chí không muốn diệt nó bằng phần mềm mà dành thời gian tìm tòi để truy tìm nguồn gốc của virus.
Hà Lập Nhân cùng các đồng đội trong chương trình "Lập trình viên thiên tài"
Trong quá trình tìm hiểu sau đó, Hà Lập Nhân dần tiếp cận được với tên tuổi của các hacker nổi tiếng, thậm chí thích thú với những truyền thuyết trên mạng về cuộc chiến của các tay hacker. Đó cũng là lý do sau khi chán chơi game, Hà Lập Nhân bắt đầu học các kỹ thuật tấn công và phòng thủ mạng trong quán Cafe Internet. Anh sau đó đã tham gia nhiều diễn đàn hacker khác nhau, đọc một số cuốn sách về kỹ thuật hack và dần hòa nhập vào thế giới của các chuyên gia công nghệ.
"Vào thời điểm đó, hầu như ngày nào tôi cũng qua đêm ở các quán game, chỉ tốn 5 nhân dân tệ (khoảng 0,7 USD)", Hà Lập Nhân cho biết. Vào thời điểm đó, chi phí sinh hoạt của anh là 300 nhân dân tệ một tháng. Để tiết kiệm, anh thường phải ăn bánh bao hấp cho đỡ đói và uống nước máy nếu khát.
"Vào thời điểm đó, tôi bị coi là một kẻ kỳ quặc, và những chiếc chăn mà tôi đắp khi ngủ qua đêm ở đó đều bị bọn họ ném đi", anh nhớ lại.
Hà Lập Nhân giờ đã thành ông chủ của một công ty bảo mật và là thần tượng của nhiều người trẻ ở Trung Quốc.
Văn phòng đồ sộ của công ty Sugar Free Information ngày nay.
Sau vô số đêm ngồi trong quán Internet, cái tên Hà Lập Nhân dần được công nhận trong giới hacker. Cũng vào thời điểm đó, hiệu trưởng trường trung học dạy nghề nơi Hà Lập Nhân đang theo học đã phát hiện anh thường bỏ học và anh buộc phải thôi học. May mắn thay, anh sau đó nhận được giấy hẹn từ một công ty ở Thượng Hải để bắt đầu công việc làm nhân viên bảo mật thông tin.
Năm 2017, một công ty công nghệ mang tên "Sugar Free Information" được thành lập tại Khu công nghệ cao Thành Đô, với 9 nhân sự và Hà Lập Nhân là một trong số đó. Đồng Vĩnh Ngao, tiến sĩ sinh học tại Đại học Tứ Xuyên, cũng là một trong số họ. Giống như Hà Lập Nhân, anh cũng tự học kỹ năng lập trình trong các quán Cafe Internet.
Nhóm người này quyết định trở thành các hacker "mũ trắng". Khác với hacker "mũ đen" là những người sử dụng các kỹ thuật hack để phát triển virus và tấn công các lỗ hổng an ninh mạng, hacker "mũ trắng" có nhiệm vụ duy trì trật tự an ninh của hệ thống mạng Internet.
Đồng Vĩnh Ngao (trái) và Hà Lập Nhân (phải), cả hai đều học lập trình trong quán Internet.
Việc kinh doanh của công ty này chủ yếu liên quan đến sự hợp tác giữa công an và các xí nghiệp. Trang web chính thức của mình, công ty cho biết đã hợp tác với đủ ban ngành công an các cấp, với con số lên tới hàng trăm đơn vị. Khi lực lượng cảnh sát chiến đấu với bọn tội phạm ở "tiền tuyến", Hà Lập Nhân và đồng nghiệp của mình sẽ âm thầm hỗ trợ kỹ thuật ở hậu trường và sử dụng công nghệ để đối phó với chúng. Đặc biệt là các loại tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông, đánh bạc trực tuyến...
Trong vòng 4 năm, đội ngũ của công ty đã phát triển từ 9 lên hơn 150 người, chuyển vào một văn phòng khang trang và sáng sủa hơn. Tuy nhiên, khi chia sẻ về quá khứ của mình, Hà Lập Nhân cho biết anh tự cảm thấy mình "không phải là một tấm gương tốt".
Trả lời cho câu hỏi: "Tại sao phải học lập trình ở quán cà phê Internet?", anh trả lời: "Họ có thể chơi game trong quán Cafe Internet? Tại sao tôi không thể học viết code ở đây? Tôi nghĩ đó là điều bình thường".
"Nhưng tôi nghĩ, mình không phải là một tấm gương tốt cho các bạn trẻ noi theo!", anh nói thêm.
Tham khảo Sina
Theo Genk