Theo truyền thông Hàn Quốc, Samsung Electronics và một số tổ chức phi hành nghề (NPE) đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua hoặc sử dụng các bằng sáng chế mạng di động thế hệ thứ năm (5G) của LG Electronics sau khi LG tuyên bố đóng cửa mảng kinh doanh điện thoại di động đang thua lỗ của mình vào đầu tháng 4.
"Rất nhiều NPE đã tiếp cận LG Electronics để có thể mua lại bằng sáng chế di động 5G của hãng", một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với The Korea Times và yêu cầu giấu tên. Không giống như phần cứng, các bằng sáng chế di động 5G của LG được coi là rất có tính cạnh tranh.
"Nhiều kịch bản khác nhau đang được thảo luận khi LG có bằng sáng chế có giá trị trong cả mạng 5G tiêu chuẩn và LTE. Samsung Electronics được cho là quan tâm đến việc sử dụng các bằng sáng chế này thông qua một thỏa thuận cấp phép chứ không phải mua lại", báo cáo cho biết.
Đáp lại các nghi vấn, một quan chức của Samsung Electronics cho biết: "Chúng tôi chưa xem xét bất kỳ kế hoạch nào".
NPE là một công ty hoặc người có bằng sáng chế hoặc quyền sáng chế, nhưng thay vì sản xuất hoặc khai thác một sáng chế đã được cấp bằng sáng chế, họ tạo ra lợi nhuận bằng cách cấp phép cho nó. Nguồn tin của The Korea Times khẳng định các công nghệ được cấp bằng sáng chế của LG trong lĩnh vực LTE và 5G có trị giá từ 1 nghìn tỷ won (khoảng 901 triệu USD) đến 1,5 nghìn tỷ won. Tập đoàn này hiện có khoảng 24.000 bằng sáng chế thiết yếu cho tiêu chuẩn LTE và 5G.
Theo dữ liệu do IPlytics cung cấp, LG có số lượng bằng sáng chế về mạng 5G tiêu chuẩn lớn thứ ba trên thế giới, tính đến tháng 2/2021. Công ty đã đứng số 1 trong bảng xếp hạng các bằng sáng chế về mạng 4G tiêu chuẩn toàn cầu trong 5 năm liên tiếp từ 2012 đến 2016, theo công ty nghiên cứu sở hữu trí tuệ TechIPM có trụ sở tại Mỹ.
Các bằng sáng chế tiêu chuẩn đề cập đến các công nghệ thiết yếu phải được sử dụng để triển khai các tính năng cụ thể trong các sản phẩm liên quan và do đó, các bằng sáng chế mạng siêu nhanh của LG đã nằm trong danh sách đấu thầu cho các NPE từ Trung Quốc và Mỹ, một nguồn tin khác cho biết.
Trước đó, LG Electronics đã thảo luận về việc bán "phần cứng" điện thoại di động của mình với tập đoàn Vingroup của Việt Nam, tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vì khoảng cách giá quá lớn. Vingroup hy vọng sẽ mua các nhà máy của LG tại Brazil và Việt Nam với giá vài triệu USD, trong khi tập đoàn Hàn Quốc muốn con số lớn hơn. Hôm 5/4, gã khổng lồ công nghệ này đã thông báo rằng họ sẽ ngừng sản xuất điện thoại di động từ ngày 31/7.
Về việc có thể bán các công nghệ của mình cho các công ty khác hoặc NPE, một quan chức của LG Electronics cho biết: "Chúng tôi không thể xác nhận suy đoán. Chúng tôi đang xem xét việc sử dụng các bằng sáng chế mạng của mình trong các lĩnh vực khác như IoT hoặc xe tự lái".
Mặc dù LG Electronics có một lượng lớn bằng sáng chế, điều này không có nghĩa là chúng sẵn sàng giao dịch trên thị trường. Công ty sẽ phải điều chỉnh mức giá chênh lệch với những người mua tiềm năng của mình.
"Vì không có thị trường cụ thể để kinh doanh các công nghệ đã được cấp bằng sáng chế, giá có thể thay đổi tùy thuộc vào người muốn mua chúng và những gì họ chuẩn bị cung cấp, cùng với thời điểm chủ sở hữu muốn bán chúng", một quan chức ngành CNTT địa phương cho biết.
"Vì vậy, ngay cả khi một công ty đã bảo đảm các công nghệ được cấp bằng sáng chế có giá trị, điều này vẫn có nghĩa là công ty có thể sẽ không đạt được những gì họ muốn khi bán chúng", quan chức này nói thêm.
Theo Genk
"Rất nhiều NPE đã tiếp cận LG Electronics để có thể mua lại bằng sáng chế di động 5G của hãng", một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với The Korea Times và yêu cầu giấu tên. Không giống như phần cứng, các bằng sáng chế di động 5G của LG được coi là rất có tính cạnh tranh.
"Nhiều kịch bản khác nhau đang được thảo luận khi LG có bằng sáng chế có giá trị trong cả mạng 5G tiêu chuẩn và LTE. Samsung Electronics được cho là quan tâm đến việc sử dụng các bằng sáng chế này thông qua một thỏa thuận cấp phép chứ không phải mua lại", báo cáo cho biết.
Đáp lại các nghi vấn, một quan chức của Samsung Electronics cho biết: "Chúng tôi chưa xem xét bất kỳ kế hoạch nào".
NPE là một công ty hoặc người có bằng sáng chế hoặc quyền sáng chế, nhưng thay vì sản xuất hoặc khai thác một sáng chế đã được cấp bằng sáng chế, họ tạo ra lợi nhuận bằng cách cấp phép cho nó. Nguồn tin của The Korea Times khẳng định các công nghệ được cấp bằng sáng chế của LG trong lĩnh vực LTE và 5G có trị giá từ 1 nghìn tỷ won (khoảng 901 triệu USD) đến 1,5 nghìn tỷ won. Tập đoàn này hiện có khoảng 24.000 bằng sáng chế thiết yếu cho tiêu chuẩn LTE và 5G.
Theo dữ liệu do IPlytics cung cấp, LG có số lượng bằng sáng chế về mạng 5G tiêu chuẩn lớn thứ ba trên thế giới, tính đến tháng 2/2021. Công ty đã đứng số 1 trong bảng xếp hạng các bằng sáng chế về mạng 4G tiêu chuẩn toàn cầu trong 5 năm liên tiếp từ 2012 đến 2016, theo công ty nghiên cứu sở hữu trí tuệ TechIPM có trụ sở tại Mỹ.
Các bằng sáng chế tiêu chuẩn đề cập đến các công nghệ thiết yếu phải được sử dụng để triển khai các tính năng cụ thể trong các sản phẩm liên quan và do đó, các bằng sáng chế mạng siêu nhanh của LG đã nằm trong danh sách đấu thầu cho các NPE từ Trung Quốc và Mỹ, một nguồn tin khác cho biết.
Trước đó, LG Electronics đã thảo luận về việc bán "phần cứng" điện thoại di động của mình với tập đoàn Vingroup của Việt Nam, tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vì khoảng cách giá quá lớn. Vingroup hy vọng sẽ mua các nhà máy của LG tại Brazil và Việt Nam với giá vài triệu USD, trong khi tập đoàn Hàn Quốc muốn con số lớn hơn. Hôm 5/4, gã khổng lồ công nghệ này đã thông báo rằng họ sẽ ngừng sản xuất điện thoại di động từ ngày 31/7.
Về việc có thể bán các công nghệ của mình cho các công ty khác hoặc NPE, một quan chức của LG Electronics cho biết: "Chúng tôi không thể xác nhận suy đoán. Chúng tôi đang xem xét việc sử dụng các bằng sáng chế mạng của mình trong các lĩnh vực khác như IoT hoặc xe tự lái".
Mặc dù LG Electronics có một lượng lớn bằng sáng chế, điều này không có nghĩa là chúng sẵn sàng giao dịch trên thị trường. Công ty sẽ phải điều chỉnh mức giá chênh lệch với những người mua tiềm năng của mình.
"Vì không có thị trường cụ thể để kinh doanh các công nghệ đã được cấp bằng sáng chế, giá có thể thay đổi tùy thuộc vào người muốn mua chúng và những gì họ chuẩn bị cung cấp, cùng với thời điểm chủ sở hữu muốn bán chúng", một quan chức ngành CNTT địa phương cho biết.
"Vì vậy, ngay cả khi một công ty đã bảo đảm các công nghệ được cấp bằng sáng chế có giá trị, điều này vẫn có nghĩa là công ty có thể sẽ không đạt được những gì họ muốn khi bán chúng", quan chức này nói thêm.
Tham khảo The Korea Times
Theo Genk